Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Lớp 9
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ chương trình Ngữ Văn Lớp 9 của tác giả Thanh Hải là một bài thơ có sự độc đáo, mới lạ. Sau khi đọc xong bài thơ e có nhận xét gì về ý nghĩa của nhan đề trên ? hãy nêu một vài ý kiến của bản thân về nhan đề này nhé.
Nội dung bài viết
Trình bày ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm
Thanh Hải có tên thật là Phám Bá Ngoãn quê ở Thừa Thiên Huế, ông hoạt động văn nghệ cả hai thời kì đó là chống Pháp và cả chống Mĩ, ông được đánh giá cây bút có nhiều đóng góp vào xây dựng nền văn học miền Nam trong thời gian đầu tiên.
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết một thời gian trước khi qua đời (trước năm 1980), thể hiện tình yêu cuộc sống, đất nước và mong ước của tác giả.
2. Bố cục bài thơ
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được chia thành 4 phần:
+ Phần 1: Đầu đến hết khổ 1: Tác giả bày tỏ cảm xúc trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên
+ Phần 2: Tiếp đến hết khổ 3: Đây là cảm xúc của tác giả về một mùa xuân của đất nước
+ Phần 3: Tiếp đến hết khổ 5: Tác giả bày tỏ ước nguyện, khát vọng của mình
+ Phần 4: còn lại: Tác giả thông qua làn điệu dân ca xứ huế để ca ngợi về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, đất nước.
3. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
– Giá trị nội dung: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải chính là tiếng lòng thiết tha của tác giả về một mùa xuân của đất nước. Đó là tình yêu thiên nhiên, đất nước rất đỗi đằm thắm, chân thành và thiết tha. Qua đó, nhà thơ cũng thể hiện khát vọng của mình muốn cống hiến cho đất nước, muốn góp phần làm nên một mùa xuân lớn của dân tộc.
– Giá trị nghệ thuật: Bài thơ được viết với thể thơ năm chữ, dễ đọc, dễ nhớ gần gũi với người dân. Các âm điệu, giọng thơ rất nhẹ nhàng sâu lắng, gần với các làn điệu dân ca, làm cho bài thơ như khúc hát ngân nga đi sâu vào lòng người. Đặc biệt là việc xây dựng hình ảnh hết sức tự nhiên, giản dị và giàu ý nghĩa biểu tượng, góp phần làm nên một mùa xuân khó phai trong lòng độc giả. Không những thế, bài thơ còn gây sức hút bởi lối viết thơ dung dị, có sự kết hợp của nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa…
4. Ý nghĩa nhan đề bài thơ
Ông viết bài thơ này trong thời điểm cuối đời, khi đã cảm nhận cái chết đã cận kề, khoảnh khắc đó ông muốn cống hiến sức lực nhỏ nhoi của bản thân cho đất nước và góp phần làm nên mùa xuân cho đất trời.Chỉ đơn giản như vậy ông đã đặt bài thơ với tiêu đề“ Mùa xuân nho nhỏ”.
Nhan đề của bài thơ cũng tạo nên sáng tạo đó là phát hiện mới mẻ của ông. Bài thơ cũng thể hiện quan điểm thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Ngoài ra, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ còn nói lên mong ước cháy bỏng của tác giả Thanh Hải đó là ông muốn thật tốt sống cống hiến bằng sức sống tươi trẻ, mong muốn được cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho mùa xuân của đất trời và đất nước ngày càng tươi đẹp.
5. Ước nguyện của nhà thơ
Trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước, tác giả không thể giấu nổi cảm xúc của chính mình. Thông qua đó, nhà thơ đã bày tỏ khát vọng của chính mình hết sức giản dị mà chân thành. Đó là “muốn làm con chim hót” để góp tiếng hót vui cho đời. “Muốn làm một nhành hoa” với ước muốn góp chút sắc hương cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Đó là “muốn làm một nốt trầm” để hoàn thiện bản ca sâu lắng cho cuộc đời. Thanh Hải với những năm tháng cuối đời đã có những ước nguyện thật giản dị mà chân thành biết bao. Đối với ông, đó chỉ là một ước nguyện nho nhỏ nhưng lại rất ý nghĩa. Để rồi cái lớn lao xuất hiện đó là sự dâng hiến “một mùa xuân nho nhỏ”. Cả cuộc đời ông luôn chân thành và thiết tha với đời, với tình yêu quê hương đất nước. Đó là lòng trung thành, sự dâng hiến cả cuộc đời mà không cần hồi đáp.
» Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
» Cảm nhận khổ 4 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Lớp 9 -Cảm nhận về bài thơ Con cò & Đặc sắc nghệ thuật
Bài viết số 5 lớp 9 đề 4: suy nghĩ về hiện tượng vứt rác
Bài viết số 5 lớp 9 đề 3: suy nghĩ nhiều học sinh đoạt giải cao quốc tế
Bài viết số 5 lớp 9 đề 2: suy nghĩ về con người không chịu thua số phận
Bài viết số 5 lớp 9 đề 1: Nêu suy nghĩ của em về Bác Hồ
Tóm tắt, bố cục Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
Bố cục, tóm tắt bài Tiếng nói của văn nghệ Lớp 9