Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí

Nội dung đề 2 tập làm văn số 3 lớp 9 yêu cầu các em học sinh tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí. Đây là đề tập làm văn khó yêu cầu các em phải biết cách làm nếu không sẽ bị lạc đề.

Tưởng tượng gặp gỡ, trò chuyện với người lính Đồng chí

Tưởng tượng gặp gỡ, trò chuyện với người lính Đồng chí.

Gợi ý đề: tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí.

I. Mở bài: Em hãy giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện gặp gỡ người lính cụ Hồ (tưởng tượng)

II.Thân bài

– Nêu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ với người lính (các em tự suy nghĩ câu chuyện).

–  Người lính tạo được những ấn tượng gì ?

– Nghe câu chuyện về tình đồng chí: họ đều là những chàng trai chân đất,hiền lành, xuất thân vùng quê đồng chua nước mặn. Những con người xa lạ từ khắp nơi đã dần trở nên thân thiết như anh em trong nhà,  cùng chung lý tưởng, mục đích. Khi giặc đến đều phải làm nhiệm vụ chúng đánh đuổi giặc ngoại xâm, giải phóng quê hương phải vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn,nghịch cảnh của cuộc sống. Tình đồng chí thiêng liêng hình thành và phát triển từ đây.

– Tình đồng chí có thể thấy quá nhiều phương diện như người lính chính là ruộng nương quê nhà cũng đành phải bỏ quyết tâm đi đánh giặc, nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ người thân cũng không thể cản bước những người lính cùng chung lý tưởng. Khi hành quân trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ, tính mạng luôn trong cảnh hiểm nghèo nhưng vẫn toát lên sự vui vẻ, hi vọng. Mặc cho thời tiết độc hại như giá lạnh, rừng sâu, nước độc,bệnh tật nhưng họ vẫn luôn gắn bó và san sẻ mọi khó khăn từ miếng ăn, giấc ngủ để vượt qua mọi khó khăn.

– Nếu cảm nhận khi nghe câu chuyện trên.

+ Những người lính can trường, anh dũng và hiên ngang khi vượt qua hoàn cảnh hiểm nghèo để tập trung đánh giặc cứu nước.

+ Những người lính cùng lý tưởng với nhau,dù hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn thể hiện sự lạc quan tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.

+ Chính các anh bộ đội cụ hồ đã giúp đất nước được giải phóng.

III. Kết bài

Rút ra những suy nghĩ của bản thân sau khi gặp gỡ người lính cụ Hồ và nghe câu chuyện của họ. Đồng thời nêu ra những cố gắng,động lực cho bản thân khi được sống trong hòa bình.

Xem thêm >>>Tưởng tượng gặp người lính trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu

 

Bài văn mẫu

Sau năm 1946 thực dân Pháp nổ súng xâm lược quê nhà, theo lệnh động viên tôi lên đường nhập ngũ chiến đấu với kẻ thù. Với tinh thần yêu nước, căm ghét kẻ thù, tôi tham gia tòng quân. Tôi được tham gia điều về Trung đoàn thủ đô.

Thời gian năm 1947, tôi cùng đồng đội của mình tham gia vào chiến dịch Việt Bắc. Tôi được phân công nhiệm vụ chiến đấu và báo cáo tình hình để cấp trên có hướng xử lý. ĐỂ chiến đấu hiệu quả, chúng tôi có sự sáp nhập nhiều đơn vị. Ban ngày, hành quân tấn công quân địch. Ban đêm, chúng tôi nghỉ ngơi. Trong bất kì hoàn cảnh nào chúng tô cùng đều nâng cao cảnh giác, đề phòng cao độ trước kẻ thù.

Khi sáp nhập đơn vị, chúng tôi gặp nhiều đồng đội mới. Tôi có quen với chiến sĩ quê miền duyên hải. Tôi với anh có cuộc trò chuyện thí vụ.

Anh chiến sĩ: Cậu quê ở đâu?

Tôi:  Quê em ở Hà Nội.

Tôi: Thế còn quê anh?

Anh chiến sĩ: quê anh ở miền duyên hải. Ở quê nước mặn đồng chua, quanh năm cuộc sống có khó khăn, vất vả.

Tôi: Anh gia nhập quân đội lâu chưa?

Anh chiến sĩ đáp: Anh vào trễ hơn em một tháng. Nhưng anh chưa sử dụng thành thục vũ khí.

Đúng vậy, anh gia nhập đơn vị sau tôi, vì vậy ngay cả vũ khí cũng chưa biết cách sử dụng. Đội trưởng phân công tôi hướng dẫn tận tình cho anh.

Chiến dịch diễn ra trong điều kiện khắc nghiệt và gian khổ. Vũ khí thô sơ. Lương thực, thuốc men thiếu thốn và luôn trong tình trạng cạn kiệt. Ngay cả đồ giữ ấm như chăn còn thiếu, đôi khi tôi và anh phải đắp chung chăn. Từ người xa lạ chúng tôi trở nên thân thiết như anh em một nhà.

Trong hành quân sợ nhất là cái đói, cái rét và côn trùng cắn. Chúng tôi nhìn nhau áo rách vai quần vài mảnh vá chi chít. Trước thời tiết khắc nghiệt, cái đói càng trở nên dữ dội hơn, nhưng biết làm sao, lương thực, quân nhu đang thiếu thốn chúng tôi đành phải cam chịu.

Nỗi sợ tiếp theo khi hành quân chính là căn bệnh sốt rét, trong rừng rất nhiều muỗi, chúng tôi bị bệnh rất nhiều. Anh chiến sỹ bạn tôi nằm trong số đó. Trong một lần sốt cao, mồ hôi vã ra.

Tôi: Anh có sao không?

Anh chiến sỹ: Tôi không sao nhưng lạnh quá !!

Tôi vội dành chăn của mình cho anh nhưng anh vẫn lạnh. Cái lạnh thấu xương của căn bệnh sốt rét.

Tôi sợ rằng anh không qua khỏi. May sao lúc đó có thuốc trị sốt rét của bác sỹ kịp thời cứu chữa. Một tuần sau căn bệnh của anh mới chấm dứt. Anh cảm ơn tôi rất nhiều và khi đó chúng tôi ngày càng thân thiết với nhau.

Những đêm thực hiên nhiệm vụ canh gác, chúng tôi kể chuyện với nhau. Anh bạn tôi kể khi tham gia kháng chiến. Tuổi trẻ anh chưa từng rời xa quê nhà, nên giờ đây thấy nhớ vô cùng. Nhìn vợ dại con thơ, mẹ già lớn tuổi anh rất buồn nhưng Tổ quốc kêu gọi anh phải tham gia kháng chiến. Ruộng vườn gửi bạn cày xới, anh lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc.

Tôi – hoàn cảnh cũng như anh, chúng ta đều chúng hoàn cảnh và chung lý tưởng. Nhìn về phía xa xăm, vầng trăng khuya sáng. Vầng trăng nhìn như đang treo trên đầu súng. Vâng trăng im lặng dường như đồng cảm với con người. Cả đất nước ngập tràn ánh trăng làm chúng tôi nhớ nhà, nhớ quê rất nhiều. Đứng ở đây nơi “rừng hoang sương muối”, chúng tôi bên cạnh nhau chờ giặc tới.

Hi vọng hướng dẫn tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí. Nguồn tham khảo bổ ích cho học sinh khi viết văn.

Các em xem thêm: hình ảnh người lính qua bài thơ Đồng chí

Lớp 9 -