Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Lớp 9

Em hãy tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh một cách ngắn gọn và đầy đủ (khoảng 10 dòng) văn bản trên. Sau đây là đoạn tóm tắt mà các em có thể tham khảo sử dụng về văn bản trong chương trình ngữ văn lớp 9.

Hướng dẫn tóm tắt chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

Hướng dẫn tóm tắt chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

Nội dung bài viết

Đôi nét tác giả tác phẩm

Trước khi đến với bài tóm tắt mời các em theo dõi vài thông tin về tác giả, tác phẩm sẽ quan trọng khi soạn bài.

Tác giả

Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) tục gọi là Chiêu Hổ. Ông sinh ra tại làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (ngày nay thuộc xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương)

Ông sinh ra và lớn lên trong giai đoạn đất nước mâu thuẫn giữa các thế lực, nhân dân cơ cực, lầm than. Ông sáng tác nhiều văn thơ bằng chữ Hán trong đó tiêu biểu là “Vũ trung tùy bút” và “Tang thương ngũ lục” được nhiều người đánh giá cao.

Tác phẩm

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là đoạn trích nằm trong tác phẩm Vũ trung tùy bút, sáng tác trong thời gian thời kì nhà Nguyễn (thế kỉ XIX), Vũ trung tùy bút tác phẩm văn xuôi có giá trị không chỉ về văn học mà còn lịch sử.

=> Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh tác phẩm ghi chép chân thực về cuộc sống quyền quý, sa dọa của vua chúa của thời kì Lê – Trịnh, hiện thực đen tối của xã hội phong kiến Việt Nam trong giai đoạn vua Lê – chúa Trịnh.

Xem thêm >>> Tóm tắt đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

 

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Bài số 1

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh kể về chúa Trịnh Sâm tên thật là Thịnh Vương, sau khi dọn dẹp hết các bè lũ tranh giành quyền lực thì ra sức ăn chơi, thỏa mãn, thú vui của Trinh Sâm làm hao tốn tiền của. Trịnh Sâm có thú chơi đèn đuốc xây dựng đình đài và tuần du Tây Hồ.

Trịnh Sâm thường xuyên đi chơi, thưởng ngoạn ở Tây Hồ, mỗi khi đi thì các binh lính, quan lại dưới quyền đi theo hầu đông đúc vui như hội..Những tên lính phải đóng giả đàn bà bán hàng ở ven hồ thỉnh thoảng thuyền cháu ghé vào mua mua bán y hệt như không khí trong phiên chợ. Thỉnh thoảng nhạc công ở trên gác chuông lại tấu lên một bản nhạc làm cho không khí thêm phần rộn rã, vui vẻ. Chúa Trịnh Sâm còn có thú chơi sưu tầm của ngon vật lạ ở trần gian để trang hoàng cho nhà chúa bao nhiêu của ngon vật lạ đều lấy hết về hoàng cung.

Bọn quan lại đốn mạt dưới quyền chúa thừa “cơ mượn gió bẻ măng”, ban ngày đi khắp nơi dò xét điều tra các của ngon vật lạ còn ban đêm thì đột nhập vào nhà dân ăn trộm cây hoa, chậu cảnh rồi buộc họ tội “đem giấu vật cung phụng” dậm doạ nhân dân để lấy tiền, điều này khiến người dân lo sợ mình mang vạ nên phải bỏ tiền của kêu xin tha hoặc phá vườn hoa, cây cảnh,…để được yên thân.

Bài số 2

Chúa Trịnh (Trịnh Sâm) đánh bại các cuộc khởi nghĩa nông dân, nam chinh. Sau này trở nên sa đọa, vị vua có thói ăn chơi, thích xây dựng các đền đài cung điện để thỏa mãn sở thích của mình. Mỗi lần đi chơi, Chúa đều mang theo nhiều binh lính, người hầu hạ. Các công trình của Trịnh Sâm xây dựng đều tốn tiền bạc của nhân dân.

Chúa Trịnh Sâm có thú chơi thích sưu tầm của ngon vật lạ trên thế gian mang về làm của riêng.  Bọn quan lại xấu xa ban ngày thì đi điều tra của ngon vật lạ của dân chúng, ban đêm cướp cây cảnh, chậu hoa quý. Ai phản kháng bọn chúng tố giác giấu vật biếu vua. Dân chúng buộc phải bỏ tiền cho chúng hoặc đập phá cây cảnh, chậu hoa nếu không muốn rước họa vào thân.

Bài số 3

Năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774 – 1775) Trịnh Sâm yêu thích ăn chơi, thường ngự ở các cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Trịnh Sâm sai binh lính, nhân dân xây dựng nơi ăn chơi với nhiều cung diện, đình đài khắp nơi.

Ông ta đi đến đâu có binh lính đàn hầu khắp nơi, thuyền đi đến đâu các quan hô tụng đại thần tung hô, khung cảnh xung quanh rộn ràng . Thật là một cảnh tượng lố lăng, phản cảm. Để thỏa mãn các cuộc ăn chơi, hưởng lạc, chúa cho săn tìm nhiều cây cảnh, chậu hoa quý trong dân gian.  Bọn quan trong triều nhờ sự sủng ái, yêu mến của Chúa mà trở nên tác oai tác quái, chúng vừa ăn cướp vừa la làng. Ban ngày thì dò xét chậu hoa cây cảnh chim tốt khứu hay, ban đêm cho người đi cướp, vu oan cho nhân dân giấu vật “cung phụng”. Người dân chỉ biết bỏ tiền ra bịt miệng chúng hoặc phải tự tay phá hủy nhằm tránh tai họa ập đến.

Như vậy chúng tôi đã tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh với 3 bài viết cụ thể. Hi vọng sẽ giúp học sinh hiểu rõ về tác phẩm này. Chúc các em học tốt.

Lớp 9 -