Tóm tắt truyện Bố của Xi-mông lớp 9

Giới thiệu vài nét về tác giả Guy-đơ Mô-pa-xăng và tác phẩm Bố của Xi-mông văn học 9 và hướng dẫn tóm tắt Bố của Xi mông ngắn gọn mà vẫn tóm lược được các ý chính quan trọng.

Nội dung bài viết

Tóm tắt truyện Bố của Xi mông

1. Tác giả, tác phẩm

Trước khi đến với tóm tắt truyện Bố của Xi-mông các em hãy xem qua một số thông tin về tác giả và tác phẩm nhé.

Tác giả Guy-đơ Mô-pa-xăng nhà văn nổi tiếng người Pháp. Hoạt động văn chương của ông từ 1871-1880, bắt đầu bằng các bài thơ. Thời gian từ năm 1880-1891, ông sáng tác 300 truyện ngắn, gồm có các tác phẩm được nhiều người biết đến như Người đã khuất, Cái thùng con, Con quỷ, Đi ngựa,… 6 tiểu thuyết: Une Vie (Một cuộc đời, 1883), Bel Ami (Ông bạn đẹp, 1885), Mon Oriol (Oriol của tôi, 1887), Pierre et Jean (1888), Fort comme la Mort (Mạnh như cái chết, 1889), Notre Coeur (Lòng ta, 1889).

Theo Wikipedia.

Ông thường dành nhiều thời gian và cho ra đời nhiều tác phẩm về phương diện xã hội Pháp thời gian cuối thế kỷ 19.

Bố của Xi-mông là đoạn trích trong tác phẩm Bố của Xi-mông, đoạn trích trong sách giáo khoa kể về cậu bé Xi-mông con của chị Blăng – sốt lớn lên đã không có bố, bị bạn bè trêu chọc, đoạn trích kể về các diễn biến tiếp theo.

Tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu & thời gian sáng tác

Truyện ngắn

Viên mỡ bò (Boule de Suif, 1880)

La Maison Tellier (1881)

Mademoiselle Fifi, (1882)

Contes de la Bécasse (1883)

Au soleil (1884)

Clair de Lune (1883)

Les sœurs Rondoli (1884)

Yvette (1884)

Cô Harriet (Miss Harriet, 1884)

Adieu (1884)

Monsieur Parent (1885)

Contes du jour et de la nuit (1885)

La Petite Roque (1886)

Toine (1886)

Le Horla (1887)

Sur l’eau (1888)

Le Rosier de madame Husson (1888)

L’héritage (1888)

La Main gauche (1889)

L’Inutile beauté

Le père Millon (1899, sau khi chết)

Le colporteur (1900)

Les dimanches d’un bourgeois de Paris (1900)

Bố của Simon (Le Papa de Simon)

La Ficelle (1883)

La Légende du Mont St Michel (1882)

Theo Wikipedia

2. Bố cục

Truyện Bố của Xi-mông lớp 9 chia thành các bố cục gồm có 4 phần như sau:

– Phần 1 (từ đầu truyện cho đến “em chỉ khóc hoài”): nỗi tuyệt vọng khi bị trêu chọc của nhân vật Xi-mông.

– Phần 2 (tiếp theo … một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông an ủi, động viên em.

– Phần 3 (tiếp theo … bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà và sau đó bác nhận làm bố của em.

– Phần 4 (còn lại) : Xi-mông vui vẻ nói mình đã có bố là ông Phi-líp.

Xem thêm >>> Tóm tắt tác phẩm Bố của Xi-mông (6 mẫu)

 

3. Tóm tắt Bố của Xi mông

Bài số 1

Xi-mông cậu bé lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn đó là “không có bố”, chính vì vậy mà khi đến trường những đứa trẻ trong trường trêu chọc, bắt nạt. Vì quá tức giận và buồn bã mà Xi-mông có ý định nhảy sông cho chết đuối, rất may đúng lúc đó xuất hiện bác công nhân Phi-lip, người bác này đã ân cần hỏi han mọi chuyện từ cậu bé và còn đưa cậu bé trở về nhà.

Với hoàn cảnh đáng thương của cậu bé, bác công nhân Phi-lip quyết định trở thành bố của Xi-mông. Kể từ đây Xi-mông luôn tự tin rằng mình đã có một người bố thật sự. Ngay cả khi đến trường bị lũ bạn trêu chọc nhưng cậu can đảm chống lại vì đã có bố Phi-lip.

Bài số 2

Bố của Xi-Mông là đoạn trích ngắn kể về cậu bé tên là Xi-mông, vì hoàn cảnh đặc biệt ngay từ khi sinh ra đã không có bố bên cạnh, bọn trẻ trong trường học thấy vậy liền trêu chọc và cậu bé chỉ biết bỏ chạy. Có lần vì tức quá cậu có ý định nhảy sông để chết. Đúng tại thời điểm đó cậu gặp được một bác tên là Phi-lip, bác công nhân hỏi thăm và hiểu ra rằng vì không có bố mà cậu bị trêu chọc và mặc cảm với bạn bè.

Bác Phi-lip dẫn xi-mông trở về nhà, trước sự năn nỉ từ Xi-mông bác Phi-líp quyết định trở thành người bố mà em luôn hằng mong ước.

Ngày hôm sau đến trường cậu không sợ những đứa bạn trêu chọc, ngay cả khi chúng nó đánh cậu vẫn phản kháng lại vì đã có người bố tên là Phi-líp.

Hy vọng các thông tin về truyện bố của Xi mông sẽ giúp học sinh hiểu bài học ngày hôm này.

Lớp 9 -