Tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương Lớp 9

dafulbrightteachers.org xin hướng dẫn các em lớp 9, tìm bố cục và tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương chương trình Ngữ Văn Lớp 9. Câu chuyện nói về tình cảm chung thủy vợ chồng rất hay và ý nghĩa.

Bài tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương

1. Bố cục chuyện người con gái Nam Xương

Các em có thể chia văn bản thành 3 đoạn như sau:

Đoạn 1: (từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”). => Nói về cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách cửa 2 vợ chôngd vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian chồng đi vắng.

Đoạn 2: (Qua năm sau… trót đã qua rồi). => Nói lên nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương .

Đoạn 3: Còn lại => Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương sau cùng cũng đã được minh oan, nhưng nàng phải chịu cảnh không trở lại nhân gian.

2. Tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương nàng là cô gái nổi tiếng có dung hạnh vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen, Vũ Nương sắp sinh thì chàng lại phải đi lính.

Khi chồng đã đi vắng Vũ Nương sinh con và chăm nom mẹ chồng như mẹ đẻ, mẹ chồng nàng vì nhớ thương con ngày càng ốm nặng rồi mất, nàng lo tang ma chu đáo. Để đỡ nhớ chồng, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha Đản.

Trương Sinh trở về vô đau buồn ra trước cái chết của mẹ, bế Đản ra đến đồng đứa trẻ quấy khóc vì đứa bé bảo Trương không phải là cha Đản, cha Đản đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Trương nổi cơn ghen bèn đánh đuổi Vũ Nương đi, không ai có thể khuyên can được. Không thể thanh minh  Vũ Nương đành nhảy xuống sông tự tận, lấy cái chết để minh oan cho mình. Nàng được Linh Phi vợ vua Nam Hải cứu.

Trương Sinh sau cái chết của vợ vô cùng thương xót. Một buổi tối Đản chỉ vào cái bóng trên tường, nói “Đấy cha Đản lại đến kia kìa”. Trường Sinh ân hận vì đã trách oan cho vợ mình những sự việc cũng đã muộn màng.

Dưới động rùa Vũ Nương gặp lại Phan Lang người cùng làng, nàng gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương lập đàn giải oan. Trương bèn lập đàn giải oan cho nàng, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán võng lọng rực rỡ cả bến sông thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng từ biệt mãi mãi không thể trở về nhân gian.

Xem thêm >>>Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương (8 mẫu)

 

Soạn bài chuyện người con gái Nam Xương

Sau đây chúng tôi sẽ giúp các em lớp 9 soạn bài đầy đủ tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, chương trình Ngữ Văn lớp 9 tập 1.

1. Tìm bố cục của truyện

– Đoạn 1: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, 2 người phải xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh đáng giá của Vũ Nương (từ đầu…”cha mẹ đẻ mình”).

– Đoạn 2: Nỗi oan trái và cái chết Vũ Nương (Qua năm sau… trót đã qua rồi).

– Đoạn 3: Vũ Nương sau cùng cũng đã được minh oan và hoàn toàn trong sạch (còn lại)

2. Nhân vật Vũ Nương miêu tả thế nào ? Vũ Nương lại bộc lộ đức tính nào ?

Trong cuộc sống, Vũ Nương thương yêu chồng, dù xa cách nhưng nàng vẫn đợi chờ.

Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung yêu chồng. Nàng còn là người mẹ hiền, dâu thảo, một mình vừa nuôi con nhỏ, chăm sóc mẹ chồng.

Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương phân trần để chồng hiểu. Vũ Nương nói đến tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thủy chung. Lúc bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nàng đành mượn dòng nước sông quê để giãi tỏ tấm lòng trong trắng. Hành động tự trầm mình như là cách để bảo toàn danh dự.

Vũ Nương người phụ nữ hiền thục, chung thủy yêu hạnh phúc gia đình. Nàng có những đức tính cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

3.  Vũ Nương chịu oan khuất vì sao ? nêu cảm nhận về người phụ nữ chế độ phong kiến?

– Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết Vũ Nương do Trương Sinh tính tình hay ghen, gia trưởng, đa nghi. Trương Sinh không hiểu vợ và không cho Vũ Nương cơ hội thanh minh, giải thích.

– Nguyên nhân xã hội phong kiến bất công, thân phận người phụ nữ yếu đuối và quá bi thảm. Họ không được bảo vệ gián tiếp gây nên cái chết của Vũ Nương.

4.

Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện rất hay, kịch tính. Các chi tiết được hé mở, chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày một chặt, mang đến truyện kịch tính hấp dẫn.

Đối thoại, độc thoại của nhân vật sắp xếp làm cho câu chuyện kể trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật một cách rõ nét.

5. Các yếu tố kỳ ảo nào trong truyện ? đưa các yếu tố đó vào mục đích gì ?

Các yếu tố ở truyện là: chuyện Phan Lang nằm mộng, gặp Vũ Nương, hình ảnh Vũ Nương thể hiện ở bên Hoàng Giang…

Các yếu tố đó kể đan xen với những yếu tốt thực khiến cho thế giới lung linh, mơ hồ trở nên gần với đời thực hơn.

Mục đích đưa vào yếu tố kì ảo nói lên nét đẹp phẩm giá Vũ Nương: tuy đã chết nhưng nàng quan tâm đến chồng con, khát khao được phục hồi danh dự. Những yếu tố truyền kỳ mang đến câu chuyện có hậu, đúng như mong ước của mọi người “ở hiền gặp lành”.

Lớp 9 -