Thuyết minh về Chùa Hương

Dàn ý và bài văn thuyết minh về chùa Hương. Bài viết nằm trong chuyên mục thuyết minh của website dafulbrightteachers.org mời các bạn theo dõi bài viết bên dưới.

I. Mở bài

Giới thiệu khái quát về chùa Hương

II. Thân bài

  1. Vị trí, kiến trúc chùa Hương
  1. Nguồn gốc lịch sử chùa Hương

+ Ở Hà Tĩnh

+ Ở Hà Nội

  1. Hội chùa Hương

+ Múa lân

+ Mở cửa rừng

+ Dâng hương

  1. Tín ngưỡng chùa Hương
  1. Đặc sản chùa Hương
  1. Chùa Hương trong văn học

III. Kết bài

Tổng kết lại nét đẹp chùa Hương, ý nghĩa của danh lam thắng cảnh này.

Xem thêm >>> Dàn ý thuyết minh danh lam thắng cảnh Chùa Hương

 

Bài thuyết minh về Chùa Hương

Bài văn số 1

Cùng với chùa Thiên Mụ, chùa Bái Đính chùa Hương được xem là một quần thể du lịch thu hút được đông đảo khách thập phương. Đến với Chùa Hương, du khách sẽ có cơ hội được thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh, những tín ngưỡng văn hóa cổ truyền đặc sắc và thế giơi tâm linh trang nhã.

Chùa Hương là cách gọi chung trong dân gian nhưng xét về khía cạnh học thuật. Chùa Hương nằm trong quần thể Hương Sơn là một di tích lịch sử nằm tọa lạc tại xã Hương Sơn; huyện Mỹ Đức; Tỉnh Hà Nội. Quần thể văn hóa nổi tiếng bậc nhất này nằm trải dài ven bờ sông Đáy với nhiều động; đền; chùa khác nhau. Trong đó trung tâm đó là chùa Hương nằm tại động Hương Tích. Chùa Hương còn có tên gọi khác là chùa Trong.

Theo lịch sử ghi chép lại chùa Hương có nguồn cội từ tỉnh Hà Tĩnh được xây dựng từ cuối thế kỉ XVII, sau đó bị tàn phá trong kháng chiến chống pháp và mãi đến năm 1988 mới được phục dựng lại và trùng tu dưới đôi bàn tay của thượng tọa Thích Viên Thành. Vậy tại sao chùa Hương hiện nay lại xuất hiện ở ngoài Bắc. Điển tích ghi lại chuas Trịnh vì muốn tiết kiệm công sức tiền bạc cũng như tạo điều kiện cho các phi tần đi lễ đức phật từ bi hỉ xả đầu năm nên đã cho phép một vị hòa thượng tiến hành xây dựng một ngôi chùa trên núi Hà Sơn Bình. Và Chùa Hương ngày nay đã ra đời từ đó.

Chùa Hương bao gồm nhiều kiến trúc độc đáo, nằm rải rác trong thung lũng suối Yến, thu hút nhiều du khách ghé thăm và thưởng ngoạn. Các điểm di tích thắng cảnh có thể kể đến như: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải  Oan – Đền Cửa Võng -Động Hương Tích – Động Hinh Bồng – Động Đại Binh; Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải  Oan – Đền Cửa Võng -Động Hương Tích – Động Hinh Bồng – Động Đại Binh;Đền Trình Chùa Tuyết Sơn – Chùa Bảo Đài – Động Ngọc Long – Chùa Cá

Các công trình này đều là những công trình thiên nhiên cổ, là các hang đọng thạch nhủ bắt mắt; do tạo hóa chạm khắc rất công phu, tỉ mỉ và điêu luyện đến từng chi tiết.

Chùa Hương là miền đất hứa của du khách thập phương mỗi dịp tết đến xuân về. Đây cũng chính là thời gian diễn ra hội Chùa Hương. Hội Chùa Hương kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng đến hết cuối tháng ba âm lịch nhưng hội chính diễn ra chủ yếu vào rằm tháng giêng đến 18 tháng hai. Đến với chùa Hương thời điểm này du khách sẽ được thưởng ngoại hoa mơ nở trắng rừng đầy thơ mộng; được ngồi thuyền hít hà cái dáng vẻ thanh tịnh; trầm tĩnh và hùng vĩ của núi rừng mây mù giăng kín.

Lễ hội Chùa Hương là sự kết hợp hài hòa giữa đạo giáo; phật giáo và Nho Giáo. Khai mạc lễ trẩy hội chùa Hương là tiết mục múa Lân nghệ thuật, thay lời kính chào đầy hiều khách mà bà con Hương Sơn cũng như trụ chì; tăng ni gửi đến các Phật tử gần xa. Tiếp đó là lễ chính. Lễ chính của chùa Hương nghiêng về thiền, hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ chay; hoa quả; đèn; nến chaỵ đàn rồi tiến cúng lên bàn lễ. Trong suốt lễ hội định kỳ sẽ có các vị trụ chì thay nhau lên gõ mõ tụng kinh tại các chùa miếu đền. Tại các bàn thờ thánh lúc nào cũng nghi ngút khói hương và có người trông nom đèn dầu; nhang khói.

Chùa Hương không chỉ là một quần thể tín ngưỡng tâm linh mà còn là điểm hội tụ nhiều di sản văn hóa phi vật thể. Với khung cảnh thanh tịnh; núi non trùng điệp; du khách đến đây sẽ được hòa mình vào những điệu hát trầu văn ngọt ngào; được thưởng thức nhiều lễ hội truyền thống dân tộc đặc sắc như: Đua thuyền; rước rồng; rước kiệu; leo núi;…

Do tổng thể chùa Hương trải rộng và dài; hài hòa đan xen núi rừng nên du khách có thể lựa chọn cho mình những phương tiện phù hợp để tiện di chuyển: di chuyển bằng đò để cảm nhận cái thanh thanh man mát của dòng nước hay di chuyển bằng cáp treo phòng tầm mắt trên cao để chiêm ngưỡng và trọn hết bức tranh núi rừng sinh động.

Chùa Hương là nơi giao thoa đất trời; tụ hội linh thiêng vạn vật. Chùa Hương gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật; đền thờ thánh; các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Đa số các phật tử vượt ngàn dặm xa về đây để xin chút lộc thành cầu cho bình an; may mắn; hạnh phúc và sức khỏe cho gia đình vào năm mới. Chùa Hương còn nổi tiềng về mặt cầu tự con cái. Các cặp đôi hiếm muộn thường đến đây để xin bên trên rủi lòng xót thương ban cho một mụn con tâm tình. Nếu muốn cầu con trai ta đặt lễ lên bàn Lầu cậu; nếu muốn cầu con gái ta đặt lễ và thành tâm tại lầu cô.

Ai đi trẩy hội Chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi dùm
Mớ rau sắn, quả mơ non
Mơ chua sắn ngọt biết còn thương chăng?

Về chùa Hương xin đừng bỏ qua dư vị đâm đà của mơ rau sắn; vị chua chua rôn rốt, vàng ươm của những quả mơ non được trồng tại các sườn núi và thung lũng. Hay mỏi mệt, dừng chân ta cũng có thể tranh thủ thưởng thức bát chè mài thanh thanh man mát; và gói gém một chút bánh củ mài; môt chút chè Lam đặc sản nơi đây về làm quà.

Chính cái vẻ đẹp hiền hòa của cảnh vật và con người Chùa Hương đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều đề tài văn học xưa và nay. Với tâm hồn lãng mạn bảng lảng cùng gió sương Hương Tích,Tản Đà đã từng ví:

Chùa Hương trời điểm lại trời tô

Một bức tranh tình trải mấy Thu

Xuân lại xuân đi không dấu vết

Ai về ai nhớ vẫn thơm tho.

Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt

Đá hỏm hang đen tối tối mò.

Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối

Phàm trần chưa biết, nhắn nhe cho.

Hay nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đã từng họa tô bức tranh núi rừng nơi đây bằng những nét vẽ trân thực, sinh động; âm thanh ánh sáng quyện hòa

Réo rắt suối đưa quanh/

Ven bờ ngọn núi xanh

Nhịp cầu xa nho nhỏ

Cảnh đẹp gần như tranh

Sau núi oản -gà-xôi

Bao nhiêu là khỉ ngồi

Đến núi con voi phục

Thấy đủ cả đầu đuôi

Chùa lấp sau rừng cây(Thuyền ta đi một ngày)”

Xứng đáng với bút đề của vua Trịnh Sâm “Thiên Hạ đẹp nhất trời Nam”; chùa Hương qua hàng ngàn năm trường tồn vẫn giữ nguyên cái dáng vẻ trầm mặc; cổ kính và linh thiêng mà tạo hóa ban tặng. Chùa Hương là biểu tượng cho thuân phong mỹ tục đẹp đẽ dân tộc; là sự thanh thản; ước mơ vươn tới cái đẹp; cái hạnh phúc trong tâm hồn mỗi người du khách ghé thăm.

Bài dàn ý ngắn gọn và bài văn thuyết minh về chùa Hương tham khảo sẽ giúp các bạn có điểm cao.

Bài văn số 2

Chùa Hương một cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhắc đến chùa Hương cũng phải nói đến những lễ hội, trò chơi tổ chức hàng năm thu hút rất nhiều du khách cùng với các phật tử tham gia.

Chùa Hương có vị trí ở xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, Thành phố Hà Nội. Ngôi chùa xây dựng vào khoảng thế kỉ XVI, trải qua các cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ chùa đã bị tàn phá. Năm 1988, chùa mới được tu sửa bởi Thượng tọa Thích Viên Thành, diện mạo của Chùa Hương ngày nay dù đã được khôi phục những khó lòng được như xưa.

Cảnh sắc chùa Hương linh thiêng, như tiên cảnh. Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến, người hành hương và khách du lịch thường đi theo các tuyến đường khác nhau. Tuyến chính là từ bến Yến, đi thuyền đến bến Trò. Cũng có thể đi bộ theo con đường ven chân núi. Người đến chùa Hương có đủ già, trẻ, gái, trai, lớn, bé…

Khi đi đường từ bến Yến đến bến Trò phải ghé đền Trình trên núi Ngũ Nhạc, diện tích không lớn nhưng ngôi đền đang thờ một vị thần núi. Trên dòng suối Yến có cây cầu gỗ được gọi tên là Cầu Hội. Từ chân cầu đi vào bên trái có thể đi vò ngôi chùa Thanh sơn trong động núi.

Khi đến chùa Thiên Trù bạn phải ghé đến núi Tiên, trong núi lại có chùa Tiên. Trong chùa Tiên hiện có 5 pho tượng phật bằng đá do những người thợ đá ở Kiện Khê (Hà Nam) làm ra vào năm 1907 dựa theo truyền thuyết Bà Chúa Ba Diệu Thiện đã đắc đạo thành Quan Thế Âm Bồ Tát ở Hương Sơn. Giữa đường khi đi từ chùa Thiên Trù đến động Hương Tích là chùa Giải Oan, ở đây có giếng nước trong vắt gọi là “Thiên nhiên thanh trì”. Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích.

Nhắc đến chùa Hương bạn phải nói đến Lễ hội chùa Hương diễn ra vào ngày mồng 6 tháng Giêng. Lễ hội kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đến ngày lễ sẽ có hàng triệu phật tử và các du khách trẩy hội chùa Hương. Lễ hội này còn có ngồi thuyền và thả mình vào chốn thần tiên. Ngoài ra còn có lễ hội đua thuyền rất hấp dẫn diễn ra hàng năm.

Chùa Hương cảnh sắc đẹp tự nhiên, con người như lạc vào tiên cảnh, nơi đây thu hút nhiều phật tử và các du khách đến khám phá và thành kính cầu mong những điều tốt lành trong cuộc sống.

Bài thuyết minh danh lam thắng cảnh Làng Bưởi Tân Triều

Đến Đồng Nai đi đâu chơi? bạn nhớ đến Làng Bưởi Tân Triều nơi du lịch, dã ngoại, picnic thú vị với không gian thoáng đãng, mát mẻ cho những chuyến đi nghỉ ngơi thú vị.

Làng bưởi Tân Triều là địa chỉ không nhiều người biết, làng này thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, nếu quý khách muốn đi du lịch có thể ghé khu du lịch Bửu Long cách làng bưởi chỉ khoảng 2km. Du khách có thể ghé làng bưởi, từ Biên Hòa du khách đi bằng đường sông theo lộ 24 là đến, đến nơi bạn sẽ thấy không gian thiên nhiên với nhiều trái bưởi tươi tốt, những gia đình ở đây có lịch sử trồng bưởi rất lâu đời. Tại đây, bưởi sẽ chủ yếu xuất vào dịp tết Nguyên đán bưởi bởi nhu cầu lớn cho các gia đình làm mâm ngũ quả ngày Tết.

Bưởi Tân Triều có hương vị riêng,bưởi đường núm có múi vàng tép to, vị ngọt, dáng đẹp, nên thường được chọn để chưng trong ngày tết. Bưởi đường cam quả to, bưởi ổi quả nhỏ… ngoài ra còn rất nhiều các loại bưởi khác nhau mà du khách ghé thăm có thể chọn.

Đến đây du khách không chỉ ngắm những quả bưởi to tròn, nhìn thích mà còn có thể tổ chức picnic, chụp hình kỉ niệm, ăn những quả bưởi ngọt lịm. Bạn có thể ăn ngay tại vườn dĩ nhiên là được sự cho phép của người chủ rồi. Quả bưởi ở đây có nhiều công dụng như chế biến gỏi bưởi, nem bưởi, chè bưởi … phục vụ du khách. Vỏ bưởi dùng để tắm, xông hơi, làm đẹp da rất tốt.

Hãy một lần đến làng bưởi Tân Triều để cảm nhận không khí thoáng đãng, mát mẻ dễ chịu và chắc chắn đây sẽ là chuyến đi vô cùng thú vị để giải tỏa thư giãn sau những ngày học tập, làm việc căng thẳng.

Đừng quên tham khảo các bài văn mẫu khác về đề tài thuyết minh:

» Thuyết minh về Đà Lạt

» Thuyết minh về Vịnh Hạ Long

Thuyết Minh -