Thuyết minh về món ăn dân tộc quê hương: Món PHỞ

Đề bài thuyết minh về món ăn dân tộc, ở đây chúng tôi chọn món Phở Hà Nội là món ăn truyền thống của đất nước ta. Dàn ý các em tự thực hiện, chúng tôi chỉ giới thiệu bài văn mẫu tham khảo sử dụng khi làm bài tập tại lớp. Xin mời xem qua.

Nội dung bài viết

Dàn ý thuyết minh về món ăn

I. Mở bài

Giới thiệu về chủ đề thuyết minh.

– Dải đất hình chữ S có có sự đa dạng về ẩm thực và nhiều món ăn ngon và độc đáo.

– Phở là món ăn dân tộc đậm đà của văn hóa dân tộc Việt Nam.

I. Thân bài

Nguồn gốc: 

– Phở ra đời vào đầu thế kỷ 20.

– Nguồn gốc còn tranh cãi, có người cho rằng phở từ Nam Định cũng có người cho rằng Hà Nội mới là nơi giúp món phở nhiều người biết đến.

Chế biến:

– Nước dùng hay nước lèo. Nước dùng được ninh từ xương ống bò và gia vị. Xương rửa sạch, cạo sạch thịt cho vào nồi đun cùng với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu đổ đi, nước luộc lần sau là nước lèo.

Gừng và củ hành đã nướng. Lửa đun khi nước sôi lên, giảm bớt lửa, vớt bọt. Vớt bọt liên tục đến khi nước trong. Cho thêm ít gia vị vào trong nồi.

Các loại phở:

– Phở ở Hà Nội

– Phở bò Nam Định

– Phở Sài Gòn

– Phở ở hải ngoại

– Phở ăn liền

Phở trong văn hóa:

Phở Việt Nam gồm có các loại như phở bò, phở gà… Phở đựng trong tô, sẵn đũa, muỗng và những gia vị: tương, chanh, nước mắm, ớt…

Phở trong văn học, nghệ thuật:

Phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…

Phở trong cuộc sống hiện đại:

Phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng, không cần phải ra quán xá.

III. Kết bài

– Phở là món ăn truyền thống, tinh hoa ẩm thực Việt Nam.

– Món phở được bạn bè 5 châu vô cùng yêu mến và trở thành biểu tượng ẩm thực Việt.

Với dàn ý thuyết minh về món ăn dân tộc các bạn sẽ viết thành bài tập làm văn hoàn chỉnh. Lưu ý rằng dàn ý có thể khác với bài văn bên dưới. Mọi bài viết trên website đều chỉ có tính chất tham khảo khi viết văn.

Xem thêm >>> Top 9 bài văn thuyết minh về một món ăn hay nhất

 

Thuyết minh về món ăn dân tộc Phở Hà Nội

Nhắc đến đất nước hình chữ S có biết bao nhiêu món ăn đặc sản dân tộc, mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau. Đến Hà Nội du khách phải thử một lần món phở, món ăn đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Món phở ra đời vào đầu thế kỷ 20, nơi xuất hiện đầu tiên vẫn còn tranh cãi, người thì nói Nam Định nhưng cũng có người cho rằng Hà Nội là nơi biến món ăn trở nên nổi tiếng đại diện cho nền ẩm thực nước ta.

Món phở theo thời gian có nhiều biến chuyển, trước kia chỉ là phở bò chín nhưng dần dần xuất hiện phở tái, phở gà, phở cuốn, phở xào, phở rán…rất nhiều những loại phở khác nhau làm đa dạng thêm những món ăn của nền ẩm thực Việt.

Phố có đặc điểm rất riêng biệt khi chỉ ăn một mình không dùng kèm với các món ăn khác, người Hà Nội thường ăn phở chủ yếu vào buổi sáng, còn du khách đến với Hà Nội có thể ăn vào bất kì thời gian nào trong ngày đều được, các quán xá mở suốt ngày sẵn sàng phục vụ. Phở dùng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thành phần chính từ gạo. Nước dùng hay còn gọi là nước lèo chính là tinh túy của món phở, nước dùng ninh bằng các loại xương và hương liệu khác như gừng, quế, hoa hồi, đinh hương, thảo quả…mỗi người lại có bí quyết riêng để nấu nước dùng giúp thực khách ngon miệng. Mỗi bát phở sẽ ăn kèm với một số rau gia vị ví dụ hành tây, rau húng, vài miếng chanh, rau thơm,tương ớt…ăn kèm với loại rau nào cũng tùy theo vùng miền.

Khi đến một quán phở Hà Nội, chủ quán sẽ mang đến cho bạn menu chọn loại phở ví dụ như phở bò, phở gà. Khi khách hàng gọi 5 phút sẽ có một bát phở nóng hổi, thơm lừng đặt trước mặt, thực khách thêm vào ớt, chanh và hạt tiêu. Trộn đều lên với nhau, cầm bát lên ngang mặt và thưởng thức sự tinh túy bên trong.

Nhắc đến phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…theo thời gian phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng thưởng thức mà không cần phải ra quán xá. Chính điều này đã giúp món ăn này trở nên rất phổ biến len lỏi vào từng gia đình.

Nền ẩm thực nước ta đa đạng, phong phú, trong đó phở là biểu tượng ẩm thực Việt. Món ăn bổ dưỡng nay đã được phổ biến trên toàn thế giới, người Việt xa xứ có thể đến quán ăn có món phở thưởng thức bất kì lúc nào khi nhớ về quê nhà. Còn gì tuyệt vời khi mỗi buổi sáng được ăn một bát phở nóng hổi, thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Tham khảo một số đoạn văn trong thân bài

Đoạn văn thuyết minh về cách làm phở

Phở là một món ăn đường phố truyền thống của người dân Việt Nam. Để làm được một món phở ngon thì trước tiên phải chuẩn bị thật tốt ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Đầu tiên là chọn bánh phở. Bánh phở ngon phải là loại vừa mềm vừa dai, khi ăn mới có cảm giác ngon, không bị bục hoặc bở. Bánh phở chọn quá nhão cũng làm cho món phở mất ngon. Tiếp đến là công đoạn nấu nước dùng. Nước dùng được làm từ nhiều loại xương như gà, lợn, bò. Nhưng ngon nhất là loại xương được hầm từ xương lợn khiến nước được ngọt và thanh đạm nhất. Xương được rửa sạch và luộc từ 8 – 10 tiếng, sau đó lọc qua rây. Trong quá trình luộc người ta cũng thường xuyên vớt bọt để nước được trong và ngọt hơn. Các gia vị thêm vào nước dùng cần có như bột ngọt, hành lá, mùi tàu làm cho hương vị thêm đậm đà và thơm ngậy. Thành phẩm cho ra là một bát phở đảm bảo nước dùng phải trong và ngọt. Khi tra bánh phở không được quá nhão mà phải có độ mềm nhất định. Hương vị rậy lên mùi thơm của thịt và rau mùi. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà khi ăn có thể tra thêm hạt tiêu, muối ớt hay giấm. Để ngon hơn thường được ăn kèm với rau sống như xà lách, hoa chuối, giá đỗ,…Các loại rau ăn kèm này có thể được trần qua nước sôi để đảm bảo hợp khẩu vị mỗi người.

Đoạn văn thuyết minh về ý nghĩa món phở

Phở là một món ăn ngon đi vào đời sống của mỗi người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Nó là món ăn giàu chất dinh dưỡng, được xếp vào thực đơn bữa sáng của mỗi hộ gia đình. Phở cung cấp canxi, chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho mỗi chúng ta. Đối với mỗi người dân Việt, món phở còn đi vào đời sống sinh hoạt, làm nên giá trị kinh tế cho nhiều hộ gia đình. Dường như nó đã trở thành nếp ăn, nếp sống của một số địa phương. Chẳng phải thế mà người ta vẫn thường nghe đến những món ăn đặc sản. Trong đó Hà Nội hay Nam Định được xem là những nơi nổi tiếng với món phở. Không những thế, phở còn đi vào đời sống ẩm thực làm nên những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nó đã góp phần làm nên một ẩm thực Việt rất riêng trong mắt bạn bè quốc tế. Trong ca dao, dân ca phở cũng đi vào như một giá trị tinh thần thiết yếu của người dân.

Nhớ xem bài văn hay Thuyết minh về món ăn ngày tết đó là món thịt kho tàu và củ kiệu. Bài văn thuyết minh về cách làm bánh chưng hay.

Chúc các bạn có điểm cao trong bài tập làm văn.

Thuyết Minh -