Phân tích “Chí khí anh hùng” ngắn gọn – tác giả Nguyễn Du
Bài thơ “Chí khí anh hùng” là một tác phẩm hay trong chương trình giáo dục THPT, thường được thầy cô lựa chọn để làm đề thi. Dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích “Chí khí anh hùng” ngắn gọn. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích “Chí khí anh hùng” ngắn gọn
Để phân tích một tác phẩm thì việc lập dàn ý đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là dàn ý phân tích “Chí khí anh hùng” ngắn gọn để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như chúng ta có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Mở bài “Chí khí anh hùng”
– Sơ lược về tác giả Nguyễn Du (cuộc đời của ông, những chủ đề được ông khai thác,…)
– Tóm tắt sơ lược về bài thơ “Chí khí anh hùng” (thời gian ra đời, nội dung của tác phẩm,…)
Thân bài phân tích “Chí khí anh hùng” ngắn gọn
– Lúc chia ly:
+ Đã ở chung với Từ Hải được nửa năm.
+ Hai người đã xây dựng được tình cảm rất nồng thắm.
→ Lúc tình yêu vừa mới chớm nở thì Từ Hải lại khăn áo ra đi lập công danh.
– Nhân vật Từ Hải.
– Được gọi là nam tử hán “trượng phu” chứng tỏ là con người rất nghĩa khí.
– “Thoắt”: Quyết đoán, không cần suy nghĩ.
– Dễ “động lòng bốn phương”, coi bốn bể là nhà.
→ Một đức tính của người hùng, quyết đoán nghe theo bản thân đi lập nghiệp.
→ Khẳng định tâm ý, tinh thần của người anh hùng, không vì gia đình mà ở lại, quyết tâm ngao du, tìm kiếm sự mới lạ cho bản thân.
– Từ Hải có một tầm nhìn rất bao quát, trông vời trời một cách ngông cuồng.
– Một mình xuất phát, đem theo bên mình chỉ với một con ngựa và thanh gươm.
– Từ Hải “lên đường” một cách không nuối tiếc “thẳng rong”.
⇒ Từ Hải là một hình ảnh, hình mẫu điển hình cho những người anh hùng thời bấy giờ.
– Đối với Kiều:
+ Rất ân cần chu đáo, xưng hô chuẩn mực.
+ Biết tâm ý của Từ Hải nên một mực muốn đi cùng.
→ Dành tình cảm và những sự quan tâm đặc biệt cho Từ Hải.
* Từ Hải đáp lại:
– Coi Kiều là “tâm phúc” của bản thân, lo lắng cho nàng. Thương xót cho phận con gái của nàng yếu đuối.
→ Muốn Kiều không nên tập trung tình cảm bình thường, giản dị mà hãy làm người vợ của anh hùng, kiên nhẫn chờ chồng.
– Hứa sẽ mang lại công danh, sự thành công về cho nàng.
* Những lời can ngăn:
– Thực tế “bốn bể” thì “không nhà”.
– Việc Kiều đi theo sẽ gây cản trở cho ông.
– Mong Kiều hãy chờ đợi mình một thời gian, cụ thể là một năm.
→ Ngoài là một người anh hùng, Từ Hải còn là người chồng rất tâm lý.
– Ngoài ra cụm từ “chim bằng” đại diện cho những người anh hùng can đam, anh dũng.
→ Từ Hải đã được công nhận là một người anh hùng chính nghĩa, tầm vóc vươn tầm vũ trụ, đầy trượng nghĩa.
Kết bài phân tích “Chí khí anh hùng” ngắn gọn
– Tổng kết lại những đặc sắc nghệ thuật nhà thơ đã sử dụng.
– Nêu suy nghĩ, nhận xét của bản thân về bài thơ.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Chí khí anh hùng”
Hiện nay có rất nhiều có rất nhiều cách ra đề khác nhau trong các cuộc thi mà chúng ta đều có thể gặp qua. Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Chí khí anh hùng” để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích “Chí khí anh hùng” 4 câu đầu
Vào thời bấy giờ, mỗi thanh niên đều mang tâm lí mong muốn trở thành một đấng nam nhi, ra đi để tìm công danh cho bản thân. Đối với Từ Hải, Nguyễn Du đã sử dụng từ “trượng phu” chỉ riêng với nhân vật này. Ông công nhận Từ Hải là một người anh hùng có niềm kiêu hãnh lớn, lí tưởng cao xa.
Từ Hải “thoắt” một cách nhanh chóng, không chần chừ vì bất cứ điều gì. Cách cư xử đầy dứt khoát, quyết đoán này chỉ có những người anh hùng mới làm được. Đối với mọi người khác, lúc tình cảm đang dâng trào này thì họ đã từ bỏ nhưng đối với Từ Hải nhưng ở đây lại là lúc để cho ông đi tìm kiếm thành công cho bản thân.
Qua đó chúng ta thấy được sự quyết tâm của Từ Hải không màng hạnh phúc bản thân. Chí làm trai luôn nằm trong lòng của mỗi thanh niên thời bấy giờ. Ai cũng mong bản thân có thể lập ra được những chiến công hiển hách.
“Chí khí anh hùng” 4 câu đầu đã được Nguyễn Du tạo nên hình ảnh Từ Hải đầy mới mẻ khác hẳn trong “Kim Vân Kiều truyện” được sáng tác bởi Thanh Tâm Tài Nhân. Đối với Nguyễn Du, hình tượng Từ Hải bị coi như là một toán cướp đã được ông thay đổi thành hình ảnh của một vị anh hùng tài ba, đầy lí tưởng cao đẹp.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận “Chí khí anh hùng” ngắn nhất
Truyện bắt đầu khi Từ Hải đang có một cuộc sống chăn ấm, nệm êm với Kiều sau nửa năm Kiều được cứu. Tuy khoảng thời gian ở bên nhau mới nửa năm nhưng đối với Kiều đây chính là khoảng thời gian êm đẹp nhất trong cuộc sống của cô. Đối với cuộc sống với Trương Sinh thì tình yêu với Từ Hải đã làm tâm hồn của cô sống lại.
Mặc dù Thúc Sinh vẫn rất ưu ái cô nhưng cô vợ cả Hoạn Thư thì ghét cay ghét đắng và luôn cố gắng hành hạ cô. Tuy nhiên tưởng chừng như sẽ có một tình yêu ấm êm thì khát khao muốn có được thành công cho bản thân đã khiến anh từ bỏ hạnh phúc hiện có. Từ Hải đã quyết tâm khăn áo tạm biệt Kiều ra đi.
Từ Hải coi bốn phương là nhà của bản thân và sẵn sàng chinh phục nó. Vào thời bấy giờ, mỗi thanh niên đều mang tâm lí muốn trở thành một đấng nam nhi, ra đi để tìm công danh cho bản thân, yêu thích sự tự tại, coi bốn bể là nhà, chinh phục mọi thứ.
Tình cảm với Kiều không phải là thứ có thể giữ chân Từ Hải trở lại. Từ Hải đi rất dứt khoát, không vướng bận điều gì, một mình cùng một ngựa và gươm thôi đủ để chàng chinh phục hết bốn bể.
Mặc dù giữa không gian bao la, bát ngát nhưng một mình bản thân Từ Hải vẫn không hề cảm thấy sợ hãi. Hình tượng Từ Hải đã được đưa lên sáng ngang với vũ trụ rộng lớn, mang đầy niềm cảm hứng về một người anh hùng chí khí. “Chí khí anh hùng” 4 câu thơ đầu đã mang nhiều cảm xúc lẫn lộn, từ cảnh hạnh phúc của cuộc sống giữa Kiều và Từ Hải không kéo dài được bao lâu đã phải chứng kiến cảnh ly biệt.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lên nội dung, ý nghĩa bài thơ “Chí khí anh hùng”
Bài thơ nói về việc Kiều đã bị Tú bà lừa dắt vào lầu xanh thêm một lần nữa. Nàng đã tưởng chừng như tuyệt vọng, bế tắc thì Từ Hải như một tia sáng xuất hiện và giúp Kiều được giải thoát khỏi cảnh làm gái. Kiều và Hải rất yêu thương lẫn nhau, trao nhau những niềm tin tuyệt đối.
Thế nhưng sau một thời gian hạnh phúc, mặn nồng, người đàn ông ấy đã lựa chọn lấy con đường thành công của bản thân. Chàng quyết tâm ra đi để mang lại vẻ vang cho Kiều. Từ Hải ra đi mà không thèm ngoảnh đầu quay lại. Mong ước về một thành công mang về tặng Kiều đã lấn át tâm trí Từ Hải.
Nguyễn Du miêu tả hình ảnh Từ Hải sở hữu một tính cách dũng cảm, tâm hồn kiên định như những trượng phu thời xưa. Chàng một thân một ngựa cùng thanh gươm của mình tung hoành khắp bốn bể, quyết tâm mang công danh về trao cho người thương. Nguyễn Du đã thể hiện tài nghệ văn thơ của mình khi miêu tả hình ảnh Từ Hải. Qua đó nhà thơ thể hiện tài năng sử dụng nghệ thuật ước lệ để thể hiện ý nghĩa tác phẩm, tạo ra cảm hứng to lớn sánh tầm vũ trụ của ông.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… trong bài thơ “Chí khí anh hùng”. Qua các bài phân tích bài thơ “Chí khí anh hùng” ngắn gọn phía trên, hi vọng chúng tôi mang lại một nguồn tài liệu có thể tham khảo và áp dụng vào các đề văn trên trường.
Xem thêm: Phân tích 9 câu cuối bài “Vội vàng” – Xuân Diệu đặc sắc nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích 9 câu cuối bài “Vội vàng” – Xuân Diệu đặc sắc nhất
Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8 – Hồ Chí Minh hay nhất
Phân tích khổ 1 2 “Đây thôn vĩ dạ” đầy đủ nhất của Hàn Mặc Tử
Phân tích 2 câu đầu bài “Chiều tối” – Hồ Chí Minh xuất sắc nhất
Phân tích khổ 2 bài thơ “Nói với con” của Y Phương hay nhất
Phân tích 2 khổ đầu “Viếng lăng Bác” hay và đặc sắc nhất
Phân tích “Chữ người tử tù” học sinh giỏi – tác giả Nguyễn Tuân