Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8 – Hồ Chí Minh hay nhất
Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là một tác phẩm hay trong chương trình giáo dục THPT, thường được thầy cô lựa chọn để làm đề thi. Dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.
Nội dung bài viết
- 1 Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8
- 1.1 Đề bài: Viết bài phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8
- 1.2 Đề bài: Viết đoạn văn bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt của Bác ở núi rừng Pác Bó. Em hãy viết đoạn văn phân tích nội dung chính và ý nghĩa của bài thơ
- 1.3 Đề bài: Viết đoạn văn phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” HSG
- 2 Soạn văn phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8
Hiện nay có rất nhiều có rất nhiều cách ra đề khác nhau trong các cuộc thi mà chúng ta đều có thể gặp qua. Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác bó” lớp 8 để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Đề bài: Viết bài phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ đáng kính và còn có niềm đam mê vô tận với thơ văn. Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8, một hình ảnh lạc quan, tâm hồn vui tươi của nhân vật được truyền lại cho thế hệ sau, cho thấy một tinh thần kiên cường bất khuất mặc dù ở giữa hang động tăm tối.
Vì muốn mọi thứ phải được tuyệt mật, giữ kín với bên ngoài, Người đã chọn nơi rừng sâu để làm địa điểm bàn bạc mưu lược. Mặc dù cuộc sống rất vất vả, thức ăn thì chỉ có mỗi măng với cháo, nhưng Bác vẫn rất vui vẻ đón nhận. Đối với Bác cuộc sống như thế này mới là cuộc sống giàu sang.
Đồng hành cùng với Bác chỉ là một chiếc bàn đá, nơi mà những kế sách sẽ được bày ra để thảo luận. Khác với bao cuộc họp khác xảy ra ở những nơi sang trọng thì Người chọn giản dị nhưng mà đầy hiệu quả. Đối với Người biện pháp nào an toàn nhất cho công cuộc cách mạng thì sẽ sẵn sàng làm.
Vị lãnh tụ ấy đã dành cả cuộc đời mình chỉ vì cách mạng của dân tộc, vì toàn dân. Những lý tưởng của Bác luôn vì toàn bộ nhân dân, suy xét cho cách mạng của chúng ta. Lý tưởng của Bác có thể coi như là cao cả, đáng quý mà khó ai có thể có được. Qua bài thơ chúng ta cảm nhận được tình cảm thiêng liêng, đáng quý mà Bác dành cho dân tộc ta.
Bài thơ là lời khẳng định về tình yêu thương của Bác Hồ đối với toàn bộ dân tộc. Người sẵn sàng hy sinh cuộc sống sinh hoạt của mình vì những lý tưởng cao cả của cách mạng. Tác phẩm vẫn trường tồn theo thời gian vì những giá trị mà nó mang lại
Đề bài: Viết đoạn văn bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt của Bác ở núi rừng Pác Bó. Em hãy viết đoạn văn phân tích nội dung chính và ý nghĩa của bài thơ
Trong khu rừng Pác Bó xuất hiện một hình bóng con người vẫn ngày đêm cặm cụi bàn mưu chiến lược. Giữa nơi núi rừng Pác Bó lạnh lẽo, cuộc họp vẫn được diễn ra bên bàn đá để đưa ra chiến lược cho cách mạng Việt Nam. Thường những cuộc họp sẽ gắn liền với những nơi uy trang, sang trọng thế nhưng Bác vì sự bí mật của chiến lược đã chấp nhận cuộc sống nơi hẻo lánh. Đây là sự khác biệt rõ ràng của vị lãnh tụ với những con người khác.
Cuộc sống sinh hoạt đầy rẫy khó khăn nhưng tác giả vẫn không phàn nàn gì. Mỗi ngày chỉ với cháo và măng Bác vẫn đang rất no đủ, không phàn nàn gì cả. Những lý tưởng của Bác chỉ luôn dành cho toàn dân và cách mạng. Qua đó chúng ta thấy được một tâm hồn thật cao cả loé sáng tại nơi hang đội tối tăm ấy.
Bác đã dành cả cuộc đời mình chỉ vì cách mạng của dân tộc, vì toàn dân. Những lý tưởng ấy luôn vì toàn bộ nhân dân, suy xét cho cách mạng của chúng ta. Tác giả đã thể hiện lý tưởng có thể coi như là cao cả, đáng quý mà khó ai có thể có được. Qua bài thơ chúng ta cảm nhận được tình cảm thiêng liêng, đáng quý mà Người dành cho dân tộc ta.
Có thể nói đây là tác phẩm kinh điển nhất của tác giả trong suốt sự nghiệp sáng tác. Nó xứng danh được lưu truyền tới đời sau, là bài thơ để truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ sau này. Chỉ với 4 câu thơ nhưng đã thể hiện được một con người thật giản dị, chất phác, luôn vì dân mà hy sinh những lợi ích của bản thân.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” HSG
Tác phẩm “Tức cảnh Pác Bó” đã miêu tả sự khắc nghiệt của cuộc sống ở nơi chốn rừng sâu. Thế nhưng Bác vẫn rất vui vẻ, lạc quan với điều kiện đó cho dù thức ăn hàng ngày chỉ là cháo và măng. Cuộc sống khó khăn, gian khổ không thể nào khuất phục được Bác. Tinh thần của Bác rất kiên định, không ngại gian khổ.
Cuộc sống Người đầy sự thanh tao, nhẹ nhàng nơi núi rừng. Ở nơi tối tăm ấy nhưng Bác vẫn rất chăm chỉ làm việc, tìm mọi đường lối cho Đảng và nhà nước ta để kháng chiến. Ở trong hoàn cảnh như thế nhưng người vẫn cho rằng nó cao sang, đầy quý báu. Đối với Bác, ở giữa chiến trường khốc liệt ngoài kia vẫn còn rất nhiều trẻ em và phụ nữ vẫn đang phải gồng mình chống chọi với cái đói, cái rét, những người lính thì thiếu cái ăn, cái mặc và đón nhận cái đói.
Tác phẩm “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8 là một tác phẩm điển hình của Người trong sự nghiệp thơ ca. Chỉ với bốn câu thơ mà nó đã miêu tả được những sự khó khăn của thời kỳ bấy giờ, qua đó thấy được vẻ đẹp trong con người của Bác. Chúng ta thấy được một tâm hồn thật thiện lương, giản dị không màng vật chất của Bác.
Soạn văn phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8
Tác phẩm “Tức cảnh Pác Bó” là tác phẩm nổi bật của Bác Hồ và không dễ dàng gì có thể phân tích được. Vì thế chúng tôi đã soạn văn phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8 để có thể dễ dàng hơn trong việc phân tích. Vậy mời các bạn đọc hãy theo dõi để có thêm kiến thức và áp dụng bài phân tích của mình nhé.
Câu 1: Theo em nhãn tự của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là từ nào? Nêu lên ý nghĩa của từ đối với bài thơ
Nhãn tự của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là từ “sang”. Chỉ 1 từ “sang” nhưng đã nói lên được hết ý nghĩa của bài thơ. Tuy nhiên những điều tích cực đã xuất hiện trong cuộc sống gian khổ đó. Nhờ những sự tích cực đấy mà Bác và những người đồng đội có thể cảm nhận và phấn đấu ngày qua ngày để có thể chiến đấu vì cách mạng, ánh sáng của hoà bình và sự an nguy của dân tộc.
Mặc dù phải hoạt động trong một môi trường đầy khắc nghiệt, không hề dễ chịu nhưng Bác vẫn vui vẻ và tự nhận đây mới chính là “sang”. Có lẽ đối với Người được làm ở nơi nào thoải mái trong lòng thì sẽ trở nên “sang” cả. Qua đó chúng ta thấy được một tinh thần lạc quan, tự tại, luôn hướng tới Đảng và cách mạng. Từ “sang” xứng đáng là nhãn tự của bài thơ khi nó đã nói lên hết nội dung của cả bài.
Câu 2: Chỉ ra từ tượng hình trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8
Từ tượng hình trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là chính là từ “chông chênh”. Qua hình tượng cái bàn mà chúng ta có thể nhin được sự gian khổ Bác đang gặp. Tuy nhiên không thể ngăn cản được lý tưởng cách mạng của Bác. Tâm hồn Bác không hề bị lung lay mà ngày càng tỏa sáng giữa sự tăm tối đó. Qua đó cho chúng ta thấy được một tâm hồn thật cao sang, giản dị, không màng vật chất của Bác.
Câu 3: Những chi tiết nào trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8 thể hiện cuộc sống khó khăn gian khổ
Qua địa điểm là rừng núi Pác Bó, chúng ta có thể thấy được đây là một nơi hẻo lánh, đầy rẫy nguy hiểm. Điều kiện sinh hoạt đầy khó khăn, thức ăn thì chỉ có mỗi cháo và măng. Những món ăn rất giản dị, đơn sơ và không được mọi người ăn thường. Thế nhưng Bác vẫn ăn chúng thường xuyên qua ngày. Địa điểm họp nằm trên một chiếc bàn đá chông chênh khác hẳn những cuộc họp bình thường, diễn ra ở những nơi sang trọng. Qua những chi tiết ấy chúng ta lại càng thêm quý trọng Bác.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Qua các bài phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8 phía trên, hi vọng chúng tôi mang lại một nguồn tài liệu có thể tham khảo và áp dụng vào các đề văn trên trường.
Xem thêm: Phân tích 2 câu đầu bài “Chiều tối” – Hồ Chí Minh xuất sắc nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích khổ 1 2 “Đây thôn vĩ dạ” đầy đủ nhất của Hàn Mặc Tử
Phân tích 2 câu đầu bài “Chiều tối” – Hồ Chí Minh xuất sắc nhất
Phân tích khổ 2 bài thơ “Nói với con” của Y Phương hay nhất
Phân tích 2 khổ đầu “Viếng lăng Bác” hay và đặc sắc nhất
Phân tích “Chữ người tử tù” học sinh giỏi – tác giả Nguyễn Tuân
Phân tích “Tỏ lòng” học sinh giỏi – Phạm Ngũ Lão hay và đặc sắc nhất
Phân tích tiểu đội xe không kính trong thơ của tác giả Phạm Tiến Duật