Phân tích bài thơ “Thương vợ” ngắn gọn và hay nhất

Mời bạn đọc tham khảo một trong những bài phân tích bài thơ “Thương vợ” ngắn gọn hay và đặc sắc nhất dưới đây. Với các bài phân tích mẫu này, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn ngữ văn ở trường. Bài thơ đã mang tới cho đọc giả nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích bài thơ “Thương vợ” ngắn gọn

Mời bạn đọc tham khảo dàn ý phân tích bài thơ “Thương vợ” ngắn gọn dưới đây, hi vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng phân tích và cảm nhận rõ hơn nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải. Dàn ý sẽ giúp các bạn sắp xếp những ý chính, quan trọng và cần thiết để giúp các bạn có được điểm cao trong quá trình viết văn nhé.

Mở bài phân tích bài thơ “Thương vợ”

– Giới thiệu tác giả Tú Xương, tác phẩm “Thương vợ”.

– Nêu luận điểm khái quát về nội dung của đoạn trích.

Thân bài phân tích bài thơ “Thương vợ”

1. Hoàn cảnh làm ăn vất vả của bà Tú:

“Quanh năm buôn bán… một chồng”

+ Người đàn bà tảo tần, “quanh năm” vừa lặn lội vừa bán buôn.

+ Không gian: “Mom sông” – phần đất thừa nhô ra, không vững chắc. Cuộc sống mưu sinh đầy vất vả, lắm chông gai của bà Tú dưới ngòi bút của ông Tú được hiện lên rõ nét.

– Mục đích: Nuôi con, nuôi chồng.

+ “đủ”: Vừa đủ, không thiếu cũng chẳng thừa với “5 con – 1 chồng”.

– Thực cảnh mưu sinh: Cả không gian và thời gian đều toát lên vẻ nguy hiểm, chịu cảnh chen lấn xô đẩy, chen ngang.

2. Phẩm chất tốt đẹp của bà Tú:

– Đảm đang, chu đáo với chồng con.

– Chồng con âu cũng là cái duyên, cái nợ “một duyên hai nợ, âu đành phận”.

+ Nhận thức rõ được bổn phận và trách nhiệm của bản thân bà với gia đình, với chồng con.

– Đức hi sinh cao cả, một lòng lắng lo, chăm sóc, vun vén cho gia đình, cho con: “Năm nắng mười mưa, dám quản công”

3. Tình yêu “Thương vợ” tha thiết của tác giả cùng nỗi bận tâm của ông Tú:

“Cha mẹ…bạc”: Lên án, phê phán hiện thực xã hội phong kiến bất công, chèn ép dân lành, đặc biệt là người phụ nữ.

“Có chồng hờ…không”: Tác giả nhận ra sai lầm của mình, cái thói “hững hờ” không quan tâm đến vợ, đến con cái. Ông trách bản thân mình bội bạc.

Kết bài phân tích bài thơ “Thương vợ” ngắn gọn

– Tóm tắt lại nội dung tác phẩm “Thương vợ”.

– Rút ra bài học cho bản thân và xã hội:

+ Phê phán, lên án xã hội phong kiến bất công, lũng đoạn, ỷ mạnh hiếp yếu, tàn ác với phụ nữ.

Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài thơ “Thương vợ” ngắn gọn

Sau đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài thơ “Thương vợ” ngắn gọn hữu ích nhất cho công cuộc học tập của độc giả. Dưới sự chọn lọc cẩn thận, hi vọng chúng sẽ có ích cho trong quá trình viết văn của bạn.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích bài thơ “Thương vợ” theo bố cục 4 phần: Đề, thực, luận, kết

Xã hội phong kiến luôn là chủ đề mà từ trước đến nay, nhà thơ nhà văn nào cũng muốn khai thác để hiện thực hóa rõ nét hơn nỗi thống khổ, vất vả của người dân dưới sự áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Đến với bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương ta như được tận mắt chứng kiến sự bất công ấy. Nhưng trên hết vẫn là vẻ đẹp và đức hi sinh cao cả thầm lặng của bà Tú.

Với cách bố trí 8 câu thành 4 phần đề, thực, luận, kết, những câu thơ của Tú Xương càng dễ dàng đi vào lòng người đọc hơn. Đến với 2 câu đề, tác giả tái hiện lại môi trường sống và làm việc cực nhọc, lam lũ của bà Tú:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

“Quanh năm” là một khoảng thời gian không hề ngắn, mà ta cũng chẳng thể xác định được chính xác nó dài bao lâu. Bà tần tảo, cần cù chăm chỉ làm từ ngày này qua tháng khác với mục đích không mấy xa lạ “nuôi đủ” 5 người con và một ông chồng. Nếu là đàn ông thuở xưa, chắc chắn sẽ xem rằng đó là lẽ đương nhiên của một người vợ. Vợ là phải chăm lo săn sóc gia đình, còn đàn ông thì ngồi chơi xơi nước. Nhưng với ông Tú thì không hề vậy. Ông can đảm ngợi ca, bao nhiêu thứ xấu đều nhận hết trách nhiệm về mình. Đó là một tư tưởng mới mẻ và táo bạo thời bấy giờ.

Nơi chị nhà bươn trải cũng chẳng phải gọn gàng, sạch sẽ, vững chắc gì. Nó chỉ vẻn vẹn ở “mom sông”. “Mom sông” là một phần đất thừa nhô ra ở trên sông, không có gì là đảm bảo nó không lún, không sập. Cũng vì thế, mà tác giả càng yêu vợ, càng thêm ngợi ca người phụ nữ của mình hơn:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Con cò là hình ảnh mà ta không mấy xa lạ trong các tác phẩm của nhà thơ nhà văn nói chung. Tú Xương ông cũng không ngoại lệ. Đó sự tần tảo, chăm chỉ nhưng mỏng manh, yếu ớt. Bà Tú là đại diện cho số phận của người phụ nữ Việt nam nói chung và những người vợ nói riêng trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Nhỏ bé, cam chịu.

Từ láy “lặn lội”, “eo sèo” như nhấn mạnh thêm sự vất vả mà bà phải trải qua, để có thể nuôi một lúc 6 thân người. Thật đáng thương, đáng khâm phục.

Sang đến 2 câu luận, “một duyên…quản công”, chồng con âu cũng là cái duyên, cái nợ “một duyên hai nợ, âu đành phận”. Bà nhận rõ được bổn phận và trách nhiệm của bản thân bà với gia đình, với chồng con. Bà không hề than vãn hay trách móc, ngược lại bà càng thêm cố gắng vì gia đình, vì tương lai và tiền đồ sáng lạn của các con.

Thấy được tấm lòng của bà Tú, bao nhiêu xúc cảm dồn nén bấy lâu đều vỡ òa trong 2 câu kết “Cha mẹ thói…không”.

“Cha mẹ…bạc” – câu thơ này trực tiếp lên án, phê phán hiện thực xã hội phong kiến bất công, chèn ép dân lành, đặc biệt là người phụ nữ. Họ không cho người phụ nữ có cơ hội ngóc đầu, vươn lên. Sang câu “Có chồng hờ…không”, tác giả nhận ra sai lầm của mình, cái thói “hững hờ” không quan tâm đến vợ, đến con cái. Ông trách bản thân mình bội bạc. Cùng đó là giọng điệu chua chát, đau khổ khi bản thân mình vô dụng, không lo được cho gia đình. Bà Tú càng hiểu chuyện, ông càng thấy tội lỗi. Kẻ ác thường sống thảnh thơi, kẻ hiểu chuyện, biết điều thì bị chèn ép, đọa đày. Thật đáng chê trách.

Chắc hẳn Tú Xương phải là một người từng trải, kinh nghiệm trường đời phong phú thì mới có thể viết lên những câu thơ tinh tế, chạm tới trái tim người đọc sâu sắc đến vậy.

Nói tóm lại, chưa bao giờ tác giả ngưng được tình cảm mình dành cho người vợ thân yêu của mình. Càng yêu vợ, ông càng thêm ghét bỏ chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ thời bấy giờ. Bài thơ “Thương vợ” sẽ là đứa con tinh thần bất diệt mãi trường tồn với thời gian.

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ “Thương vợ” ngắn gọn

“Thương vợ” là một trong những ấn phẩm có lẽ đem lại nhiều bài học sâu sắc nhất trong lòng người đọc của nhà thơ Tú Xương. Bởi cái cách mà ông bộc bạch về tình yêu dành cho vợ, tình thương dành cho những đứa con nó chân thực, gần gũi.

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

….Có chồng hờ hững cũng như không”

Toàn cảnh bài thơ, bao quát là môi trường làm việc không có gì là đảm bảo trên “mom sông”. Bà vất vả, lam lũ kiếm tiền chỉ với mục đích là cho con cho cái cho chồng có đủ cái ăn cái mặc. Một nhà 7 người mà chỉ có lấy một người làm công ăn lương, phụ giúp gia đình, đó là bà Tú “nuôi đủ năm con với một chồng”. Nghị lực của bà to lớn như tình thương bà dành cho các con, mong con mình sau có một cuộc sống đủ đầy, không kém bè kém bạn.

Cuộc sống mưu sinh ấy còn được tái hiện rõ nét hơn qua từng con chữ trong câu “lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Bằng cách sử dụng khéo léo 2 từ láy “lặn lội”, eo sèo” như nhấn mạnh thêm sự vất vả mà bà phải trải qua, để có thể nuôi một lúc 6 thân người. Thật đáng thương, đáng khâm phục. Công việc ấy luôn có khoảng hiểm nguy bởi “quãng vắng”, “đò đông” nhưng vẫn phải bon chen, lấn chen đầy vất vả.

Thấy được tấm lòng của bà Tú, bao nhiêu xúc cảm dồn nén bấy lâu đều vỡ òa trong 2 câu kết “Cha mẹ thói…không”. “Cha mẹ…bạc” – câu thơ này trực tiếp lên án, phê phán hiện thực xã hội phong kiến bất công, chèn ép dân lành, đặc biệt là người phụ nữ. Họ không cho người phụ nữ có cơ hội ngóc đầu, vươn lên. Sang câu “Có chồng hờ…không”, tác giả nhận ra sai lầm của mình, cái thói “hững hờ” không quan tâm đến vợ, đến con cái. Ông trách bản thân mình bội bạc.

Có thể nói, bao nhiêu tinh hoa, tài năng của Tú xương, ông dồn hết tâm tư tình cảm để có thể thổ lộ lòng mình qua từng câu chữ. Cái chất thơ trào phúng kết hợp với cách xen kẽ các biện pháp nghệ thuật, khéo léo sử dụng từ. Tất cả đã làm bật lên phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đảm đang, đức hi sinh cao cả và tình yêu dành cho gia đình tha thiết.

Trên đây là toàn bộ các bài phân tích liên quan đến chủ đề phân tích bài thơ “Thương vợ” (lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,…). Qua những đoạn văn cảm nhận, phân tích từng khía cạnh, góc độ phía trên, mình hi vọng các bạn có thể tham khảo phục vụ cho việc học tập của bản thân nhé! 

Xem thêm: Phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 2 chi tiết và đặc sắc nhất

Phân Tích, Văn Học -