Giá trị nội dung nghệ thuật & cảm nhận bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó ngữ văn lớp 8 kể cuộc sống gian khổ nhưng vô cùng lạc quan ở Pác Bó. Em hãy nêu các giá trị nội dung nghệ thuật & cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó đặc sắc này nhé.

Nội dung bài viết

Nội dung & nghệ thuật bài Tức cảnh Pác Bó

Giá trị nội dung

Trong 3 câu thơ đầu nói về cuộc sống của Bác Hồ ở Pác Bó. Nơi Bác ở và làm việc là hang Pác Bó cuộc sống tại đây rất gian khổ “sáng ra bờ suối tối vào hang”, nhưng tinh thần bác vẫn luôn vui vẻ, lạc quan.

Ba câu thơ đầu trong bài thơ tứ tuyệt có cách ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi, giúp giọng thơ trở nên hài hòa, tự nhiên.

Trong câu thơ thứ 3 “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” đang nói về công việc của Bác, thời gian này Bác đang phải tìm đường lối, hướng đi cho cách mạng dân tộc vốn đang rất nguy cấp. Với lối nói giản dị nhưng đã thể hiện được công việc của Bác và sự vất vả của công việc đang trải qua.

Câu thơ thứ 3 trong bài thơ chính là trung tâm của bài thơ tứ tuyệt, ở đó người chiến sỹ hoạt động cách mạng trở nên vĩ đại, lớn lao.

Câu thơ cuối trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó thể hiện sự lạc quan, vui vẻ, dù gian khổ nhưng tràn đầy sức sống cách mạng. Từ “sang” trong bài pha một chút vui vẻ trong giọng thơ đã nói lên sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn, sự tự hào của những người đang làm cách mạng.

Giá trị nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó

– Tác giả sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.

– Ngôn từ sử dụng giản dị, trật tự từ ngữ tự nhiên.

Như vậy, dafulbrightteachers.org vừa hướng dẫn một số gợi ý tham khảo giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Tức Cảnh Pắc Bó, chúc các em học sinh học tốt.

Xem thêm >>> Nội dung & nghệ thuật bài Tức cảnh Pác Bó

 

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Hãy đọc bài thơ Tức cảnh Pác Bó của chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ Văn 8 và nêu một số cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó này. Bạn chưa biết làm ? hãy xem hướng dẫn từ một bài văn mẫu ngay dưới đây.

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Sau quãng thời gian dài đằng đẵng Bác bôn ba nước ngoài tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc tháng 2 – 1941 Bác trở về quê hương, sinh sống làm việc tại hang Pác Bó. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn Bác vẫn vui vẻ, lạc quan xem mọi gian khổ đều trở thành sang trọng. Đó cũng là hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

Những câu thơ đầu tiên của bài thơ cho thấy hoàn cảnh sống rất khó khăn:

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Câu thơ có cách ngắt nhịp 4/3 rõ ràng, dễ hiểu, mô tả khái quá nếp sống của Bác. Ban ngày Bác làm việc tối mới trở về hang để nghỉ ngơi. Bác là con người yêu thiên nhiên nên rất thích thú khi làm việc bên bờ suối, làm bạn với thiên nhiên, tối về hang nghỉ ngơi sau khi làm việc. Cuộc sống con người như giao hòa cùng thiên nhiên.

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Câu thơ tiếp theo nói về đời sống vật chất trong hoàn cảnh đó, cuộc sống núi rừng đạm bạc với thức ăn sẵn có từ thiên nhiên nhưng toát lên khí thế của người chiến sĩ cách mạng sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách để làm việc lớn.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Trong điều kiện đó Bác làm việc rất khó khăn, không có bàn, người chiến sĩ cách mạng dùng dạ làm bàn, lại là bàn đá chông chếnh. “Chông chênh” cho thấy điều kiện làm việc khó khăn cần người chiến sĩ cách mạng phải cố gắng nỗ lực. Ba tiếng cuối cùng sử dụng toàn thanh trắc thể hiện sự vất vả, khó khăn nhưng toát lên tinh thần vượt khó. Bác đã thể hiện làm cách mạng cần thiết phải vượt qua khó khăn, gian khổ để đi đến thành công.

Cuối bài thơ là câu nói thể hiện sự lạc quan, vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Câu cuối chốt lại bài thơ làm cho người đọc cảm thấy thú vị. Việc ăn, việc ở khộng phải là sang, chỉ có việc làm dịch sử Đảng là sáng nhất giúp đấu tranh giải phóng dân tộc, mang lại tự do, hạnh phục cho nhân dân. Câu thơ toát lên khẩu khí của người chiến sĩ cách mạng coi thường vật chất, quyết định theo cách mạng để làm nghiệp lớn.

Tức cảnh Pác Bó là bài thơ Đường viết theo lối hóm hỉnh, qua đó ta thấy thú lâm tuyền của Bác cùng với tinh thần lạc quan, cố gắng vượt qua khó khăn vì sự nghiệp cách mạng thắng lợi.

Chúng tôi vừa nêu nội dung nghệ thuật và cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của tác giả Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu rõ bài thơ này.

Lớp 8 -