Nghị luận về tính tự lập văn hay lớp 9

Một đức tính rất cần thiết của những con người trẻ trong thế giới hiện đại đó là tự lập. Bài viết nghị luận về tính tự lập chỉ có duy nhất trên website dafulbrightteachers.org thể hiện tầm quan trọng cũng như tại sao con người phải có tính tự lập trong cuôc sống.

Bài văn nghị luận về tính tự lập

Bạn ngưỡng mộ những con người thành công như SteveJob; Billgate; Phạm Nhật Vượng hay Trịnh Trọng Quyết. Nhưng liệu rằng bạn đã bao giờ đặt câu hỏi tại sao họ lại có được thành công đáng khâm phục như thế hay chưa? Tài năng, trí tuệ- đó chỉ là một phần. Thành công của họ còn được xây nên bởi chính ý chí và tính tự lập kiên cường.

Vậy tự lập là gì? Tự lập có nghĩa là dùng chính khả năng của bản thân: tự mình quyết định, tự mình hành động, chủ động trong mọi công việc, không phụ thuộc vào người khác hay bị yếu tố nào chi phối. Tự lập là lối sống được rèn luyện theo năm tháng, yếu tố bản năng hay may mắn chỉ chiếm thứ yếu.

Người có tính tự lập là người có óc tính toán và tư duy logic, sẽ xác định được rõ ràng vấn đề và đinh hướng đúng đắn cụ thể con đường phải đi. Tính tự lập sẽ rèn cho bản thân họ một ý trí kiên trì, không nản chí, không gục ngã trước khó khăn, thất bại. Trải qua nhiều giông tố, tự bản thân mỗi người sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm từ đó sẽ ý thức và chủ động hơn trong hành động và công việc. Lúc này, chính ý thức tự lập thôi thúc ý chí sáng tạo và cống hiến hết sức của con người. Tính tự lập sẽ khiến con người ta trở nên mạnh mẽ, đầy ý chí, sẽ nhận được sự tán dương, khâm phục, tin tưởng từ mọi người xung quanh. Tính tự lập là khởi nguồn của bao nhân tố tích cực khác, mỗi ngày bản thân sẽ tích lũy được thêm một chút một chút, lâu dần sẽ hoàn thiện và trở thành thứ vũ khí mạnh mẽ của mỗi người trên con đường chinh phục thành công.

Tự lập là một yếu tố rất cần thiết trong nhân cách của mỗi người. Bởi cuộc sống này vốn dĩ đâu bằng phẳng, muốn đi đến thành công buộc phải trải qua những gian nan, chông gai; nếu đối diện với khó khăn, vất vả không có sự giúp đỡ từ người khác mà bản thân không tự mình vượt qua thì chúng ta sẽ bị đẩy lùi về phía sau và mãi mãi trở thành người thất bại. Thế giới ngày càng phát triển chóng mặt, con người chạy đua cùng thời gian nếu bản thân mỗi người không tích cực, không tự lập mà chỉ ngồi đó mong chờ sự ban phát giúp đỡ thì sớm hay muộn chúng ta cũng bị tụt hậu lại phía sau, sẽ bị đá ra khỏi cái vòng quay phát triển của nhân loại.

Xem thêm >>>Dàn ý nghị luận về tính tự lập

 

Cha mẹ là người sinh ra ta nhưng không thể chăm lo cho chúng ta mãi được. Nếu chúng ta không tự mình ý thức, không biết học cách tự chăm sóc cho bản thân thì chính chúng ta đang tự tay hủy đi sự tồn tại của chính mình. Thầy cô dạy dỗ ta nhưng nếu chúng ta chỉ thụ động, ỷ nại vào thầy cô mà không tích cực tìm tỏi, chủ động học hỏi thêm từ xung quanh thì mãi mãi chúng ta cũng chỉ là những con “ếch ngồi đáy giếng”

Khi xem chương trình tivi, chúng ta ngưỡng mộ các vị chủ tịch tài ba như Trịnh Trọng Quyết, như Phạm Nhật Vượng. Họ có cả trong tay một khối tài sản đồ sộ. Họ có cơ nghiệm khiến ai nhìn vào đó cũng phải trầm trồ thán phục. Nhưng ít ai biết được rằng đằng sao những hào nhoáng ấy là cả một chuỗi những cố gắng và ý chí tự lập phi thường. Những năm tháng vất vả nơi đất khách quê người, bao rào cản (vốn không có, nhà không có, người hỗ trợ không có) nhưng bằng tất cả nỗ lực, miệt mài tìm tòi và ý chí vươn lên mạnh mẽ, từ một ông chủ nhỏ bán mì ăn liền Phạm Nhật Vượng đã trở thành một ông chủ bất động sản, một doanh nhân thành đạt và một tỉ phú đáng ngưỡng mộ như ngày nay.

Xã hội ngày càng phát triển, sức lao động con người dần được thay thế bằng máy móc hiện đại thì tính tự lập lại càng đáng được coi trọng. Ta có thể thấy hiện trạng này diễn ra phổ biến trong môi trường giáo dục. Không ít các em học sinh có tư tưởng ỷ nại vào văn mẫu, vào sự hỗ trợ từ google, vào thầy cô,..mà không chịu tích cực suy nghĩ, xây dựng bài hay tìm hiểu kiến thức. Lúc nào cũng chỉ đến lớp với tâm tưởng: thầy cô dạy đến đâu học đến đó, học không phải cho mình,..Những hiện tượng học tủ; học đối phó; kiểm tra đối phó; gian lận diễn ra không ít và đã trở thành vấn nạn phổ biến. Không biết liệu rằng những con người ấy sau này khi bước ra khỏi vòng tay chăm bẵm cuẩ gia đình, nhà trường sẽ đi đâu và về đâu? Sẽ làm được gì để cống hiến cho đất nước? Câu hỏi này có lẽ đã và đang  trở thành nỗi trăn trở của biết bao người.

Tự lập không đồng nghĩa với tự cao, ích kỉ, hẹp hòi. Ta dùng chính khả năng bản thân để làm việc nhưng không có nghĩa là ta bỏ mặc ý kiến đóng góp từ mọi người xung quanh; hay từ chối sự giúp đỡ. Trong những trường hợp cần thiết bản thân có thể chủ động mở lời nhờ cậy sự giúp đỡ, tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của mọi người để bản thân dần hoàn thiện hơn. Có những công việc cần đến sự hoạt động của nhiều người thì bản thân không nên ôm khư khư một mình mà phải biết hợp tác cùng mọi người, chia sẻ cùng mọi người để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất. Cùng như tiền nhân có câu: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng đồng đội”

Là thế hệ tương lai của đất nước bản thân chúng ta phải ý thức được tầm quan trọng của tự lập. Cá nhân mỗi chúng ta phải luôn rèn cho bản thân ý chí tự lập: tư lập trong học tập, trong công việc và trong mọi hoạt động hàng ngày. Có như thế chúng ta mới có thể trở thành những công dân có ích, những công dân tiến bộ của xã hội.

Đón đọc:

Chia sẻ bài văn nghị luận về tính tự lập đến bạn bè hoặc để lại ý kiến bình luận bên dưới.

Nghị Luận -