Lời bình cuối chuyện chức phán sự đền Tản Viên ý nghĩa gì

Lời bình cuối chuyện chức phán sự đền Tản Viên trong ngữ văn 10 để lại cho em những suy nghĩ gì? hãy viết một số cảm nhận về lời bình trong phần cuối chuyện này nhé.

Ý nghĩa lời bình cuối chuyện chức phán sự đền Tản Viên

1. Tóm tắt truyện

Để học sinh dễ hiểu hơn phần chuyện chức phán sự đền Tản Viên này hãy xem một số sự kiện gắn liền với nhân vật này.

Các nhân vật chính xuất hiện trong chuyện đó là Ngô Tử Văn, Thổ công, hồn ma viên Bách hộ họ Thôi và Diêm Vương.

– Tử Văn con người nổi tiếng cương trực, khẳng khái, bênh vực lẽ phải.

– Tử Văn không nghe lời can ngăn đốt đền.

– Tức giận hồn ma Bách hộ họ Thôi cư ngụ trong căn đền giả làm cư­ sĩ đòi Tử Văn trả ngôi đền. Nếu không hắn sẽ kiện đến Diêm Vương.

– Thổ công báo tin cho Tử Văn biết sự thật hồn ma Bách hộ họ Thôi và căn dặn Tử Văn phải kể hết sự thật cho Diêm Vương nghe.

– Quá trình Tử Văn đấu tranh gay gắt để giành sự công bằng, lẽ phải.

– Thổ công đền đáp công ơn đã đề cử Tử Văn làm chức phán sự đền Tản Viên.

Xem thêm >>> Phân tích ý nghĩa của đoạn kết

 

2. Ý nghĩa phần cuối truyện

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một tác phẩm nổi tiếng được lưu truyền có nhiều yếu tố kì ảo, truyền kì hấp dẫn người đọc. Nhân vật Ngô Tử Văn người đàn ông cương trực, mạnh mẽ và luôn tin vào công lý, ông sẵn sàng đấu tranh vì cái thiện và tiêu diệt cái ác. Mặc dù một thân một mình và cõi người phàm nhưng lại dũng cảm dám đương đầu với hồn ma tên tướng giặc, xuống tận Diêm Vương đòi lẽ phải, cuối cùng công minh thực thi và Tử Văn trong sạch, quay trở về trần gian. Truyện kết thúc có hậu với một số chi tiết kì ảo, hấp dẫn người đọc. Diêm Vương ra lệnh phạt hồn ma tướng giặc, ngài còn ban thưởng cho Tử Văn: đưa Tử Văn trở về, dân cúng tế phải chia cho Tử Văn một phần. Diêm Vương đã đại diện cho công lý thực thi, sự dũng cảm và đấu tranh vì lẽ phải của Tử Văn khiến ai cũng phải nể phục, hơn thế nữa ngài muốn duy trì sự tồn tại của khí phách hiên ngang, cương trực hệt như con người Tử Văn trên cõi trần.

Thổ công xin cho Tử Văn vào chức phán sự đền Tản Viên vì muốn báo đáp công ơn và gửi gắm ở Tử Văn thực thi công lý và chính nghĩa cho cuộc đời, mang lại sự công bằng cho xã hội. Tác giả để Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên muốn hình tượng của nhân vật này sẽ mãi mãi lưu truyền. Tử Văn sẽ sống mãi để bảo vệ lẽ phải, tác giả vừa ca ngợi lại vừa thể hiện ước mơ về công lí trong xã hội.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kết thúc cũng giống như những truyện truyền kì khác đó là kẻ ác sẽ bị loại trừ, tiêu diệt và người tốt sẽ nhận lấy những điều tốt lành trong cuộc sống. Truyện có ý nghĩa giáo dục rất cao đó là lời răn của kẻ sĩ về nhân cách, lối sống của con người phải là chính mình, cương trực, chân chính. Tác giả còn lên tiếng ca ngợi những con người dũng cảm, can đảm dám đứng lên tố cáo và đấu tranh với cái xấu, cái ác. Phần kết của chuyện khi Tử Văn chết đi, sau đó quay trở về dương gian và trở thành đức Thánh đã thể hiện được tinh thần của tác giả đó là ca ngợi, tôn trọng những kẻ sĩ dũng cảm, cương trực với những cái xấu, cái ác tồn tại trong xã hội.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên truyện Truyền kì mạn lục, có nhiều yếu tố kì ảo, li kì và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc về cuộc sống.

>> Thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Lớp 10 -