Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu

“Vội vàng” của tác giả Xuân Diệu đã quá nổi tiếng, ông là “nhà thơ mới trong những nhà thơ mới”. Từ bài thơ Vội vàng em hãy nêu một số cảm nhận về tác phẩm trên.

Bài văn cảm nhận về bài thơ Vội vàng

Xuân Diệu nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới của nước ta, “ông hoàng thơ tình” đã để lại nhiều bài thơ hay có giá trị cho thế hệ sau, Vội vàng là một bài thơ như thế.

Xuân Diệu cây bút tài năng, ông còn là nghệ sĩ, nhà văn hóa lớn. “Vội vàng” được sáng tác vào năm 1938, in trong tập “Thơ Thơ”- đây chính là tập thơ đầu tay nổi tiếng của Xuân Diệu trước năm 1945.

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Câu thơ đơn giản nhưng có sức lay động tâm hồn bởi nó khơi dậy tình yêu tuổi trẻ, khát vọng con người. “Tôi muốn” dùng chung với các động từ “tắt nắng”, “buộc gió” như thể hiện mong muốn ngược đời của tác giả khi đi ngược lại thiên nhiên. Qua đoạn sau ta thấy được mong ước đó chỉ để “màu đừng nhạt”, “hương đừng bay”, tác giả như muốn lưu giữ sắc màu, hương vị của thiên nhiên. Bốn câu thơ đơn giản nhưng lại có nhiều tinh túy và ý nghĩa bên trong, đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn thấy thích thú.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Xem thêm >>> Soạn bài Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu

Những câu thơ tiếp theo vẽ lên thiên đường thiên nhiên tuyệt đẹp, cách dùng từ ngữ “Của yến anh”- cách nói lạ tạo nên sự mới mẻ. Sử dụng điệp ngữ “này đây” giúp người đọc hình dung sự thích thú của thi nhân khi mỗi bước đi đều được chiêm ngưỡng vẻ đẹp say đắm từ thiên nhiên. Chính nhà thơ như con ong hút mật lạc vào vườn hoa đầy hương sắc thiên nhiên. Bằng sự quan sát của tác giả ông đã phát hiện ra thế giới đẹp hơn vì có con người. Con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Nhà thơ lấy con người làm thước đo của cái đẹp. Cuộc sống trần thế đẹp nhất vào lúc xuân. Con người chúng ta chỉ tận hưởng mọi thứ khi đang còn trẻ. Tuổi trẻ thì tàn phai vì thế mà ông phải luôn sống vội vàng, gấp gáp:

Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Nhà thơ đang phải cố để tận hưởng cuộc sống gấp gáp bởi cảnh sắc tuyệt đẹp mọi thứ sẽ biến mất nhanh chóng. Ông nhận ra quy luật của thời gian. Mỗi phút giây qua đi sẽ không bao giờ trở lại, tuổi trẻ chỉ đến một lần trong đời mà thôi. Nhà thơ yêu cuộc sống nhưng không được đáp lại  vì thế mà ông buồn chán cho bản thân. Cảnh vật thiên nhiên mang đầy tâm trạng băn khoăn, lo sợ.

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Cơn gió xinh thì thào trong lác biếc

Phải chăng sợ đổ tàn phai sắp sửa?

Ông nhận biết được tuổi trẻ chỉ đến một lần Xuân Diệu đã cố gắng để tận hưởng cuộc sống và tình yêu cuộc sống vượt qua mọi băn khoăn lo sợ cháy bùng lên.

Ta muốm ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn biết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người.

Tác giả đã dùng các động từ mạnh như “ôm, riết, thâu, say”, tất cả như chỉ ra rằng cảm xúc của tác giả lúc đó đang tuôn trào mãnh liệt. Hình ảnh thơ mới mà trước đây chưa từng xuất hiện đó là : Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người. Tất cả đều cho người đọc thấy sự hối hả, gấp gáp của chính Xuân Diệu.

Bài thơ Vội vàng thể hiện sự mới mẻ, lạ lẫm mà những bài thơ khác chưa có. Những vần thơ nồng nhiệt, khát khao cháy bỏng hòa mình cùng thiên nhiên, đất trời. Sự vội vàng mà tác giả nói ở đây cống hiến chứ không phải vội vàng hưởng thụ.

Phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng

Văn Học - Tags: