Bài viết số 6 lớp 8 đề 1: Vai trò người lãnh đạo với vận mệnh đất nước
Một số hướng dẫn giúp các em học sinh lớp 8 thực hiện bài viết số 6 lớp 8 đề 1 đó là dựa vào chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ hãy nêu vai trò quan trọng của những người lãnh đạo Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước. Chia sẻ nhanh một bài viết tự làm giúp các em viết tập làm văn tốt tại lớp.
Bài viết số 6 lớp 8 đề 1 tham khảo
Mọi quốc gia trên thế giới đều có người đứng đầu lãnh đạo, muốn đất nước phát triển những người lãnh đạo phải tài giỏi, xuất chúng hơn người.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn trong lịch sử dân tộc đều là những người giỏi giang, tài năng và trí tuệ hơn người. Lí Công Uẩn chỉ sau thời gian ngắn sáng lập nhà Lý đã có quyết định táo bạo đó là dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, sau này được đối tên là Thăng Long. “Chiếu dời đô” không chỉ đơn giản là chiếu thư mà còn tạo ra bước ngoặc lịch sử trong vận mệnh dân tộc, thể hiện tầm nhìn sâu rộng, thấu đáo của Lí Công Uẩn. Thời thế mỗi lúc một khác, trước kia kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trợ đã giúp nhà Đinh, Tiền lê nhiều lần chống giặc ngoại xâm thành công. Khi Lý Công Uẩn sáng lập ra nhà Lý ông nhận thấy cần phải tập trung vào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống mang lại sự hòa bình, no ấm cho dân chúng, đây là nền tảng đế giữ vững nền độc lập. Tầm nhìn ra trông rộng của người lãnh đạo xuất chúng đã giúp ông có những quyết định đúng đắn hợp lý.
Với việc dời đô về Đại La, Lý Công Uẩn được người đời ca ngợi khi tìm ra được vị trí trung tâm trời đất, địa thế thuận lợi giúp nhân dân tránh khỏi cảnh ngập lụt, đời sống vì thế cùng phát triển. Ông cũng là vị vua thông hiểu phong thủy, địa lý, chính trị. Đưa ra quyết sách phù hợp với lòng dân, được nhân dân ủng hộ. Đây là cơ sở giữ vững quốc gia hưng thịnh.
Cùng là người lãnh đạo nhưng tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn lại nằm ở thời đại khác và hoàn cảnh cũng khác với Lý Thái Tổ. Đất nước lúc bấy giờ đứng trước bờ vực của chiến tranh, sự tồn vong của dân tộc đang lâm nguy. Trước tình hình nguy cấp đó đòi hỏi Trần Quốc Tuấn không chỉ cần sự tài giỏi của người cầm quân mà còn cả bản lĩnh của người lãnh đạo đó là khích lệ động viên mỗi binh sĩ, thu trăm quân về một mối, khơi dậy niềm tự hào của mỗi người lính. “Hịch tướng sĩ” đó là lời “tổng động viên”, đánh vào nhân tâm giúp cho các binh sĩ thấy rõ được hai con đường hoặc là nước mất nhà tan hoặc vinh quang của chiến thắng khi đánh bại quân xâm lược. Sự tài giỏi của Trần Quốc Tuấn chính là biết cách khích lệ tướng sĩ về lòng tự hào dân tộc, ý chí diệt giặc cứu nước đúng lúc đúng thời điểm góp phần không nhỏ vào chiến thắng quân xâm lược ngoại bang.
Cả “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” cho thấy rằng dù bất kì giai đoạn lịch sử nào thì vai trò của người lãnh đạo luôn cực kỳ quan trọng, lãnh đạo giỏi có thể giúp đất nước phát triển ngược lại sẽ khiến quốc gia suy tàn, tất cả đều có quyết sách của người đứng đầu đất nước.
Lịch sử Việt Nam đang được viết tiếp với cuộc sống hiện đại, người lãnh đạo vẫn sẽ đảm nhiệm vai trò soi đường dẫn lối giúp định hướng đất nước đi lên và bảo vệ nền độc lập dân tộc ở hiện tại và trong tương lai.
Văn Học - Tags: Văn nghị luậnCảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân
Bài viết 5 lớp 11 đề 3: Phân tích thái độ nhân vật Huấn Cao
Bài số 5 lớp 11 đề 1: Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiểu
Phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu
Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão hạc của Nam Cao