Ẩn dụ là gì, có mấy kiểu và lấy ví dụ minh họa?

Xin chào các em ! Trong bài học này các em lớp 6 sẽ được học phương pháp ẩn dụ, khái niệm, một số kiểu ẩn dụ và các ví dụ về phương pháp đó. Để hiểu hơn bài học này mời các em theo dõi bên dưới chi tiết hơn. Bài viết do loigiaihay biên soạn.

Nội dung bài viết

Khái niệm về ẩn dụ

Ẩn dụ là gì

Định nghĩa có rất nhiều trên mạng nhưng không phải thông tin nào cũng chuẩn xác. Theo SGK ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

Một số hình thức, ví dụ về ẩn dụ 

Trong biện pháp ẩn dụ có thể chia ra làm 4 hình thức khác nhau:

– Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.

Ví dụ:

Về thăm nhà Bác Làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.

=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.

– Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

Ví dụ:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

=> Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.

– Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.

Ví dụ:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

=> Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ

=> Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .

Ví dụ: Trời nắng giòn tan. => Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật.

Tác dụng của ẩn dụ

Trong các tác phẩm văn học, ca dao, thơ thường sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng giúp tăng sức biểu cảm cho câu văn/câu thơ. Ẩn dụ giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao giúp người đọc người nghe hấp dẫn và bị lôi cuốn.

Ví dụ : Người Cha mái tóc bạc

Nếu dùng như cách thông thường thay người cha bằng “Bác Hồ mái tóc bạc” sẽ trở thành một câu thông thường và mất đi tính biểu cảm. Bài thơ sẽ vô vị.

Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Nhiều học sinh rất hay nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ. Vì vậy chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích điểm giống và khác nhau giữa 2 hình thức này.

a. Giống nhau

– Về bản chất cả 2 biện pháp tu từ đều gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

– Dựa theo quy luật liên tưởng, gần gũi với nhau.

– Ẩn dụ và hoán dụ đều giúp tăng sức biểu cảm, diễn đạt đến với người đọc, người nghe.

b. Khác nhau

– Cơ sở liên tưởng ẩn dụ của 2 sự vật/sự việc đó ít nhất có điểm tương đồng, giống nhau. Sự vật A mặc dù không liên quan đến sự vật B nhưng miễn sao có điểm giống nhau khi đó có thể dùng A thay cho tên B.

– Cơ sở liên tưởng của hoán dụ của 2 sự vật/sự việc đó sự gần gũi. Sự vật A liên quan trực tiếp đến sự vật B.

Ẩn dụ còn có thể kết hợp với các biện pháp khác ví dụ như nhân hóa, so sánh…tất cả đều có mục đích cuối cùng là tăng sự hiệu quả khi diễn đạt cho người đọc, người nghe.

Xem thêm >>> Tài liệu về ẩn dụ và các hình thức ẩn dụ

Giải bài tập SGK

Nhằm giúp các em hiểu bài hơn, dafulbrightteachers.org còn có phần giải bài tập trong sgk các em đón xem nhé.

Câu 1:

Trong 3 cách diễn đạt trên đều mang tính biểu cảm khác nhau.

Cách 1: câu thông thường, không dùng biện pháp tu từ nào. Không có cảm xúc.

Cách 2: Dùng phép so sánh (như), phép so sánh Bác Hồ như người cha, tạo sự gần gũi, thân thương nhiều hơn so với cách 1.

Cách 3: Dùng phép ẩn dụ: người cha = Bác Hồ giúp tăng sức biểu cảm, thể hiện tình cảm của Bác với người lính trong bài thơ.

Câu 2:Tìm ẩn dụ.

a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: thái độ trân trọng, biết ơn, những người đã tạo ra thành quả cho thế hệ sau tiếp nhận.

b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: nói đến môi trường sống tác động lớn đến nhân cách. Khuyên nhủ con người nên chọn môi trường tốt để sống.

Mực: ẩn dụ về môi trường xấu.

Đèn: ẩn dụ cho điều tốt đẹp, môi trường sống trong lành.

c. Thuyền, bến đó là hình ảnh ẩn dụ.

Thuyền là con trai.

Bến là con gái.

d. Mặt trời đó là ám chỉ Hồ Chí Minh – to lớn, vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Câu 3: Tìm ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Nêu tác dụng.

a. Mùi hồi cảm nhận bằng thính giác => cảm nhận bằng thị giác.

b. Ánh nắng trừu tượng nhưng trong câu b lại có hình hài, đường nét.

=> Diễn đạt giúp hình ảnh ánh nắng lung linh, gần gũi.

.c. Tiếng rơi rất mỏng

=> Chuyển đổi cảm nhận từ thính giác sang thị giác giúp người đọc cảm nhận được tiếng rơi nhẹ nhàng, tinh tế của chiếc lá.

d. Ướt tiếng cười của bố

=> Tạo ra sự liên tưởng mới lạ trong người con về âm thành của cơn mưa rào.

Câu 4: Chính tả các em tự làm.

Như vậy dafulbrightteachers.org đã cung cấp toàn bộ kiến thức về ẩn dụ là gì cũng như tác dụng, giải bài tập đầy đủ trong sách giáo khoa. Rất hữu ích cho các bạn học sinh.

Xem thêm >>> Tài liệu về ẩn dụ và các hình thức ẩn dụ

 

Thuật Ngữ -