Phân tích cảnh đợi tàu của “Hai đứa trẻ” tác giả Thạch Lam hay và ý nghĩa
Mời bạn đọc tham khảo một trong những bài phân tích cảnh đợi tàu của “Hai đứa trẻ” hay và đặc sắc nhất dưới đây. Với các bài phân tích mẫu này, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn ngữ văn ở trường. Đoạn văn đã mang tới cho đọc giả nhiều ấn tượng khó phai mờ.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích cảnh đợi tàu của “Hai đứa trẻ”
Mời bạn đọc tham khảo dàn ý phân tích cảnh đợi tàu của “Hai đứa trẻ” dưới đây, hi vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng phân tích và cảm nhận rõ hơn nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải. Dàn ý sẽ giúp các bạn sắp xếp những ý chính, quan trọng và cần thiết để giúp các bạn có được điểm cao trong quá trình viết văn nhé.
Mở bài “Hai đứa trẻ” cảnh đợi tàu
– Giới thiệu tác giả Thạch Lam, tác phẩm “Hai đứa trẻ”.
– Nêu luận điểm khái quát về nội dung của đoạn trích.
Thân bài phân tích cảnh đợi tàu của “Hai đứa trẻ”
Lí do hai đứa trẻ lại đợi tàu:
– Do chúng được dặn là tàu dừng thì phải bán hàng.
– Do chúng thấy nhàm chán cái không khí ngột ngạt này, chúng xem chuyến tàu cuối cùng như một niềm vui nhỏ cuối buổi.
Tâm trạng của hai chị em Liên trước khi tàu qua:
– Cậu bé An buồn ngủ lắm rồi “lông mi sắp sửa rơi xuống”, nhưng em vẫn hồn nhiên nài chị “bao giờ tàu đến chị gọi em nhé”.
– Háo hức, rộn ràng mong chờ cảnh tàu xuất hiện.
– Luống cuống, nhanh tay nhanh chân lay người em dạy, cô sợ An sẽ lỡ bỏ mất chuyến tàu này.
Sự vui mừng khi thấy tàu đến của hai chị em Liên:
– Tu tu, tiếng còi tàu hú báo hiệu đoàn tàu tiếp theo đã đến, chị khẽ dắt tay An đứng lên để kịp ngắm đoàn tàu qua trong thoáng chốc.
– Tại đây, 2 chị em ngước mắt nhìn một thế giới hoàn toàn khác xa so với cuộc sống của hai chị em: “toa hạng trên sang …lấp lánh”.
– Có lẽ vì là trẻ con, nên An mới có tâm trạng nôn nức, háo hức muốn đón tàu qua đến vậy. Cậu bé bỡ ngỡ, nhận ra sự khác lạ so với mọi lần đứng đợi: “tàu hôm nay đông chị nhỉ?”.
– Chính vì tuổi lớn hơn cậu bé An, mà cô bé Liên có những suy nghĩ dường như trưởng thành của người lớn. Cô suy tư, liên tưởng đến một cuộc sống sung túc, sang chảnh, một Hà Nội đẹp vô cùng. Trong phút chốc, cô cảm thấy cuộc sống hiện tại thật chán.
– Tâm trạng vui mừng được thể hiện qua sự phấn khích, hò reo, nhưng cũng lặng lẽ và suy tư đến lạ thường.
Sự tiếc nuối của chị em Liên khi tàu đã rời:
– Ánh mắt nhìn theo đến khi tàu chỉ còn ánh đèn lập lòe ở toa cuối.
– Niềm vui nhỏ hằng ngày cũng dần tan biến, cuộc sống lại trở về quỹ đạo vốn có của nó.
– Màn đêm dần bao trùm phủ kín phố phường, làng xóm. Cũng là lúc phủ kín luôn giấc mơ của hai chị em Liên về cuộc sống thoát nghèo.
– Họ nuối tiếc, suy tư thổn thức về cuộc sống thường ngày nơi phố huyện nghèo.
Chốt: Cảnh đợi tàu của hai cô cậu bé Liên và An dù chỉ thoáng chốc thôi nhưng cũng đủ để ta cảm nhận khát khao về một cuộc sống tương lai tốt đẹp, ấm no, sáng tươi và đầm ấm hơn dành cho con người nơi huyện phố nghèo. Nhà văn Thanh Lam đã tinh tế vẽ lên bức tranh nhuốm màu hi vọng tươi sáng, vượt qua rào cản vươn mình muốn chiếm lĩnh lấy những tia sáng đổi đời.
Kết bài cảnh đợi tàu trong “Hai đứa trẻ”
– Khái quát lại ý nghĩa cảnh đợi tàu: Dù có khó khăn đến đâu thì những con người nơi đây họ không bao giờ nản, luôn tìm cho mình lối thoát, dù cho nó có phong ba, vất vả.
– Rút ra bài học kinh nghiệm.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích cảnh đợi tàu của “Hai đứa trẻ”
Sau đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích cảnh đợi tàu của “Hai đứa trẻ” hữu ích nhất cho công cuộc học tập của độc giả. Dưới sự chọn lọc cẩn thận, hi vọng chúng sẽ có ích cho trong quá trình viết văn của bạn.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích cảnh đợi tàu trong “Hai đứa trẻ” ngắn gọn
Truyện ngắn hai đứa trẻ có một hương vị thật là man mác. Nó gợi một nỗi niềm về quá vãng đồng thời cũng gióng lên một cái gì còn là còn ở trong tương lai. Thanh Lam thật tinh tế khi đánh trúng tâm lý của con người nghèo muốn thoát nghèo. Ta sẽ hiểu rõ hơn “Hai đứa trẻ” qua cảnh đợi tàu một cách ngắn gọn, xúc tích nhất.
Cuối ngày, tâm trạng của hai đứa trẻ cũng trở nên man mác như buổi chiều tà. Nghe lời mẹ dặn tàu dừng cần phải bán hàng. Bởi công việc chính của gia đình Liên là bán hàng kiếm sống qua ngày. Nên mới xuất hiện cảnh đợi tàu của lũ nhỏ trong đêm hè oi bức.
Hà Nội là nơi mà gia đình cô bé từng sinh sống và làm việc tại đó. Bầu trời Hà Nội lung linh, lấp lánh, đẹp như trong mơ, hoàn toàn khác xa so với cuộc sống tẻ nhạt, tối tăm mà hai chị em đang sống. Nhưng cùng vì những kí ức trước đó mà họ từng trải qua, nên giờ đây mới vấn vương một nỗi buồn man mác không giống những người dân nơi đây. Bởi vì nhàm chán cái không khí ngột ngạt này, chúng xem chuyến tàu cuối cùng như một niềm vui nhỏ cuối buổi. Cậu bé An buồn ngủ lắm rồi “lông mi sắp sửa rơi xuống”, nhưng em vẫn hồn nhiên nài chị “bao giờ tàu đến chị gọi em nhé”.
Hai đứa trẻ háo hức rộn ràng mong chờ chuyến tàu cuối ngày xuất hiện. Rồi khi tàu cập bến, chị Liên luống cuống, nhanh tay nhanh chân lay người em dạy, cô sợ An sẽ lỡ bỏ mất chuyến tàu này, sợ sẽ bỏ quên lại chút kí ức còn sót lại của chốn phồn hoa, đô thị.
Có thể trong mắt người ngoài, những hành động cứ lặp đi lặp lại này toàn những thứ vô bổ, tốn thời gian. Thế nhưng trái tim nhỏ bé giàu lòng trắc ẩn ấy đã được nhà văn Thanh Lam khai thác một cách triệt để, tế nhị. Tín hiệu đầu tiên làm Liên nhận ra đoàn tàu không phải là đèn ghi hay tiếng máy xe xình xịch mà là “ngọn lửa …. ma trơi”. Rồi dần dần, chuyến tàu cũng xuất hiện dưới tiếng còi tu tu xình xịch, tiếng còi tàu hú báo hiệu đoàn tàu tiếp theo đã đến, chị khẽ dắt tay An đứng lên để kịp ngắm đoàn tàu qua trong thoáng chốc.
Tại đây, 2 chị em ngước mắt nhìn một thế giới hoàn toàn khác xa so với cuộc sống của hai chị em: “toa hạng trên sang …lấp lánh”. Có lẽ vì là trẻ con, nên An mới có tâm trạng nôn nức, háo hức muốn đón tàu qua đến vậy. Cậu bé bỡ ngỡ, nhận ra sự khác lạ so với mọi lần đứng đợi: “tàu hôm nay đông chị nhỉ?”.
Chính vì tuổi lớn hơn cậu bé An, mà cô bé Liên có những suy nghĩ dường như trưởng thành của người lớn. Cô suy tư, liên tưởng đến một cuộc sống sung túc, sang chảnh, một Hà Nội đẹp vô cùng. Trong phút chốc, cô cảm thấy cuộc sống hiện tại thật chán. Tâm trạng vui mừng được thể hiện qua sự phấn khích, hò reo, nhưng cũng lặng lẽ và suy tư đến lạ thường.
Chuyến tàu nào rồi cũng sẽ đến điểm kết thúc. Ánh mắt nhìn theo đến khi tàu chỉ còn ánh đèn lập lòe ở toa cuối. Niềm vui nhỏ hằng ngày cũng dần tan biến, cuộc sống lại trở về quỹ đạo vốn có của nó. Màn đêm dần bao trùm phủ kín phố phường, làng xóm. Cũng là lúc phủ kín luôn giấc mơ của hai chị em Liên về cuộc sống thoát nghèo. Họ nuối tiếc, suy tư thổn thức về cuộc sống thường ngày nơi phố huyện nghèo.
Cảnh đợi tàu của hai cô cậu bé Liên và An dù chỉ thoáng chốc thôi nhưng cũng đủ để ta cảm nhận khát khao về một cuộc sống tương lai tốt đẹp, ấm no, sáng tươi và đầm ấm hơn dành cho con người nơi huyện phố nghèo. Nhà văn Thanh Lam đã tinh tế vẽ lên bức tranh nhuốm màu hi vọng tươi sáng, vượt qua rào cản vươn mình muốn chiếm lĩnh lấy những tia sáng đổi đời.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận cảnh đợi tàu trong “Hai đứa trẻ”
Nguyễn Tuân đã từng nhận định: “Nơi các thế giới quan của đôi trẻ ở phố quê, hình ảnh đoàn tàu và các tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và ước vọng”. Để có thể hiểu rõ hơn nhận định ấy, ta cùng đến với cảnh đợi tàu của hai đứa nhỏ trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thanh Lam.
Qua hình ảnh những con người nơi phố huyện như chị Tí, bác bỏ Siêu, vợ chồng bác bỏ xẩm dẫu chẳng buôn bán được bao nhiêu hàng về đêm nhưng hôm nào cũng đều đặn chờ tới đêm muộn mới dọn hàng. Gia đình Liên cũng vậy, họ đang chờ đợi một cái gì đó nở rộ nào nhiệt khác hẳn với cái màu trầm buồn, u ám của phố huyện tỉnh lẻ này. Đó chính là chuyến tàu từ Hà Nội đến đây, mang theo thứ ánh sáng và âm thanh náo nức, rực rỡ.
Rồi dần dần, chuyến tàu cũng xuất hiện dưới tiếng còi tu tu xình xịch, tiếng còi tàu hú báo hiệu đoàn tàu tiếp theo đã đến, chị khẽ dắt tay An đứng lên để kịp ngắm đoàn tàu qua trong thoáng chốc.
Tại đây, 2 chị em ngước mắt nhìn một thế giới hoàn toàn khác xa so với cuộc sống của hai chị em: “toa hạng trên sang …lấp lánh”. Có lẽ vì là trẻ con, nên An mới có tâm trạng nôn nức, háo hức muốn đón tàu qua đến vậy. Cậu bé bỡ ngỡ, nhận ra sự khác lạ so với mọi lần đứng đợi: “tàu hôm nay đông chị nhỉ?”.
Rồi phút chốc ngắm tàu cũng qua nhanh. Cái gì đến rồi sẽ đến, đi rồi cũng sẽ đi. Phố huyện lại vắng vẻ, thanh tịnh, tĩnh lặng như ban đầu. Không còn không khí náo nhiệt của tàu chạy nữa.
Chuyến tàu nào rồi cũng sẽ đến điểm kết thúc. Ánh mắt nhìn theo đến khi tàu chỉ còn ánh đèn lập lòe ở toa cuối. Niềm vui nhỏ hằng ngày cũng dần tan biến, cuộc sống lại trở về quỹ đạo vốn có của nó. Màn đêm dần bao trùm phủ kín phố phường, làng xóm.
Nói tóm lại, qua cảnh đợi tàu của hai đứa trẻ, nhà văn Thanh Lam muốn gửi gắm tới người đọc một thông điệp rằng dù cho cuộc sống có bộn bề lo toan, có khó khăn đến mấy thì ta cũng đừng bao giờ ngừng khao khát, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hãy cứ nhen nhóm trong mình sự thay đổi, biết đâu cơ hội sẽ ngày càng đến gần hơn.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích cảnh đợi tàu trong “Hai đứa trẻ” học sinh giỏi
Câu chuyện của Thạch Lam để lại trong tâm hồn ta những giữ vị đằm thắm của quê hương và là một sự cảm thương man mác những cuộc đời thầm lặng như những chấm sáng lù mù bị nhòe đi trong bóng tối dày đặc của một vùng quê tù túng. Cảnh đợi tàu trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thanh Lam đã tái hiện lại câu chuyện ấy.
Qua hình ảnh về đoàn tàu xuất hiện cùng với nỗi chờ đợi, mong chờ mỏi của những người dân nơi phố huyện ta thấy như hiện một khung cảnh gần gũi, giản dị, ấm áp của con người nơi đây. Người ta mong tới nỗi chỉ với một tẹo những động thái báo hiệu của các đoàn tàu cũng đã khiến đời sống sinh hoạt náo nức, người dân vui mừng. Đó là hình ảnh bác bỏ Siêu nghển cổ nhìn ngóng ra phía ga “Đèn ghi đã ra kia rồi”. Tiếp đó là ánh mắt của Liên chuyên chú nhìn ra đường ray thấy một “ngọn lửa xanh…ma trơi”. Cũng là tiếng còi xe lửa phát ra âm thanh kéo dài trước khi đi vào nhà ga.
Hà Nội là nơi mà gia đình cô bé từng sinh sống và làm việc tại đó. Bầu trời Hà Nội lung linh, lấp lánh, đẹp như trong mơ, hoàn toàn khác xa so với cuộc sống tẻ nhạt, tối tăm mà hai chị em đang sống. Hai đứa trẻ háo hức rộn ràng mong chờ chuyến tàu cuối ngày xuất hiện. Rồi khi tàu cập bến, chị Liên luống cuống, nhanh tay nhanh chân lay người em dạy, cô sợ An sẽ lỡ bỏ mất chuyến tàu này, sợ sẽ bỏ quên lại chút kí ức còn sót lại của chốn phồn hoa, đô thị.
Có thể trong mắt người ngoài, những hành động cứ lặp đi lặp lại này toàn những thứ vô bổ, tốn thời gian. Thế nhưng trái tim nhỏ bé giàu lòng trắc ẩn ấy đã được nhà văn Thanh Lam khai thác một cách triệt để, tế nhị.
Không chỉ vậy, tâm trạng của hai đứa trẻ Liên và An cũng có rất nhiều những xáo động. An còn nhỏ, cậu đợi tàu cùng với tâm trạng nôn nao, háo hức. Đối với An, chuyến tàu đó chính là một món quà hấp dẫn, thú vị, khơi gợi trong tâm hồn em những tưởng tượng phong phú. Nhưng rồi chuyến tàu nào rồi cũng sẽ đến điểm kết thúc. Ánh mắt nhìn theo đến khi tàu chỉ còn ánh đèn lập lòe ở toa cuối. Niềm vui nhỏ hằng ngày cũng dần tan biến, cuộc sống lại trở về quỹ đạo vốn có của nó. Màn đêm dần bao trùm phủ kín phố phường, làng xóm.
Phải chăng Thanh Lam phải là người học rộng hiểu sâu, có kinh nghiệm trải đời phong phú, một tâm hồn tinh tế, đa sầu đa cảm kết hợp với cách sử dụng các nghệ thuật, từ láy miêu tả sinh động thì mới có thể viết lên những câu chuyện lay động người đọc nhiều đến thế.
Nhà văn Thanh Lam đã tinh tế vẽ lên bức tranh nhuốm màu hi vọng tươi sáng, vượt qua rào cản vươn mình muốn chiếm lĩnh lấy những tia sáng đổi đời. Cảnh đợi tàu của hai cô cậu bé Liên và An dù chỉ thoáng chốc thôi nhưng cũng đủ để ta cảm nhận khát khao về một cuộc sống tương lai tốt đẹp, ấm no, sáng tươi và đầm ấm hơn dành cho con người nơi huyện phố nghèo.
Trên đây là toàn bộ các bài phân tích liên quan đến chủ đề phân tích cảnh đợi tàu của “Hai đứa trẻ” (lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,..). Qua những đoạn văn cảm nhận, phân tích từng khía cạnh, góc độ phía trên, mình hi vọng các bạn có thể tham khảo phục vụ cho việc học tập của bản thân nhé!
Xem thêm: Phân tích bài thơ “Thương vợ” ngắn gọn và hay nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích bài thơ “Thương vợ” ngắn gọn và hay nhất
Phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 2 chi tiết và đặc sắc nhất
Phân tích bài thơ “Tràng giang” lớp 11 chi tiết và hay nhất
Phân tích 8 câu đầu bài “Tây Tiến” ngắn gọn nhất – tác giả Quang Dũng
Phân tích “Chí khí anh hùng” ngắn gọn – tác giả Nguyễn Du
Phân tích 9 câu cuối bài “Vội vàng” – Xuân Diệu đặc sắc nhất
Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8 – Hồ Chí Minh hay nhất