19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới của chính phủ

Việt Nam là một nước nông nghiệp với tỉ lệ dân nông thôn lên đến gần 70%. Sự nghiệp hiện đại hóa – công nghiệp hóa của đất nước luôn được chú trọng trong đó có xây dựng nông thôn mới. Vậy 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới của chính phủ được ban hành có nội dung là gì? Hiện nay đất nước ta đã hoàn thành chính sách này như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ các thông tin nhé.

Nông thôn mới là gì?

Nông thôn mới hay còn gọi là nông thôn kiểu mẫu là kiểu nông thôn được Nhà nước, chính quyền ra quyết định, chính sách đổi mới theo những tiêu chí đặt ra. Sau khi đạt các tiêu chí, nông thôn mới hình thành góp phần nâng cao dân trí và kinh tế của vùng, quốc gia.

Để đạt được là nông thôn mới cần đảm bảo các đặc trưng như:

+ Nâng cao được kinh tế vùng nông thôn; cải thiện được đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

+ Phát triển nông thôn theo đúng quy hoạch về cơ cấu hạ tầng; kinh tế – xã hội hiện đại cũng như bảo vệ được môi trường sinh thái.

+ Nâng cao dân trí nông thôn nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Nâng cao chất lượng trong hệ thống chính trị

+ An ninh được bảo đảm tốt nhất.

19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nông thôn Việt Nam cần được xây dựng và thay đổi theo kiểu mới. Thủ tướng đưa ra 19 tiêu chí áp dụng theo các vùng gồm: Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long.

19 tiêu chí là:

– Tiêu chí về quy hoạch:  Nội dung là công bố đúng thời hạn chính sách quy hoạch chung xây dựng xã đã được phê duyệt. Ngoài ra phải  ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch.

– Tiêu chí về cơ sở hạ tầng gồm:

+ Giao thông: phải nhựa hóa, bê tông hóa đường xã và con đường từ trung tâm xã đến huyện để đảm bảo đi lại thuận tiện. Việc thực hiện thuận lợi giao thông địa bàn được UBND cấp tỉnh quy định cụ thể. Các con đường của thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa để đảm bảo đi lại thuận tiện. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Các đường trục chính phải đáp ứng việc vận chuyển hàng hóa thuận tiện.

+ Thủy lợi: Trong đó, đảm bảo đạt trên 80% nước tưới tiêu diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đạt đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.

+ Điện: Đảm bảo hệ thống điện đạt chuẩn. Trong đó, tỷ lệ hộ dân thường xuyên sử dụng điện một cách an toàn từ các nguồn.

+ Trường học: Các trường học cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT phải đảm bảo cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia.

+ Cơ sở vật chất văn hóa: Các xã phải có nhà văn hóa, hội trường đa năng và sân thể thao để phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của xã. Ngoài ra còn có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi.

+ Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: Xã phải có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán để trao đổi hàng hóa thuận tiện.

+ Thông tin và Truyền thông: Có điểm phục vụ bưu chính; có dịch vụ viễn thông, internet. Đặc biệt là có đài phát thanh và loa đến các thôn. Ngoài ra cũng phải có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành.

+ Nhà ở dân cư: Không có diện nhà tạm hay bị dột nát. Theo đó đạt trên 80% các hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn.

– Về tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất gồm:

+ Thu nhập: Bình quân thu nhập đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/người) đạt theo quy định của vùng đã đặt ra trên 45 triệu đồng/người.

+ Hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo đạt dưới 6%.

+ Lao động có việc làm: Đạt trên 90% người có việc làm trên tổng dân số trong độ tuổi lao động.

+ Tổ chức sản xuất: có hợp tác xã hoạt động; có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.

– Về tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường gồm:

+ Giáo dục và Đào tạo: Phổ cập giáo dục đối với mầm non cho trẻ 5 tuổi; đối với giáo dục tiểu học, THCS tiến hành xóa mù chữ.Đạt trên 85% tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học bậc trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp). Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt trên 40%.

+ Y tế: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 85%. Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi có tỉ lệ thấp ≤21,8%.

+ Văn hóa: Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt chuẩn văn hóa ≥70%.

+ Môi trường và an toàn thực phẩm: Trên 90% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất – kinh doanh về nuôi trồng thủy sản hay làng nghề đảm bảo môi trường. Trong đó, xử lý đúng quy định chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất – kinh doanh.

– Tiêu chí về hệ thống chính trị gồm:

+ Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật: Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở. Cán bộ, đảng viên, chính quyền xã đảm bảo “trong sạch, vững mạnh”. Việc tổ chức chính trị – xã hội của xã đạt loại khá trở lên. Có cong tác phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ, hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực gia đình và đời sống xã hội.

+ Quốc phòng và An ninh: Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng. Đảm bảo về công tác an toàn an ninh, trật tự xã hội.

Xem thêm >>>BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

 

Tình hình 

Mục đích của xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế quê hương cũng như đất nước trong giai đoạn mới. Tình hình nước ta sau khi đổi mới đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Năm 2015, Việt Nam có 1.298 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 14,5% số xã toàn quốc.  11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Tỷ lệ đạt chuẩn nông thôn mới còn chênh lệch giữa các vùng. Trong đó Đông Nam Bộ đạt tỉ lệ cao nhất 34%, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng đạt 23,5%. Thấp nhất là miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chỉ đạt khoảng 7%.

Chúng ta không thể phủ nhận rằng công cuộc xây dựng nông thôn mới luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong đó việc ban hành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới nằm trong chính sách đổi mới về  công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều này đã phần nào cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn.

 

Địa Lý -