Đặc khu kinh tế là gì? Khái niệm cần biết
Chúng ta vẫn thường nghe đến các chính sách phát triển kinh tế đất nước. Trong đó có sự đầu tư vào các đặc khu kinh tế. Vậy đặc khu kinh tế là gì? Những đặc điểm và lợi ích của nó ra sao để góp phần vào sự phát triển kinh tế của một quốc gia? Ở Việt Nam, đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt là một trong những chính sách mang tầm quốc gia đặc biệt quan trọng.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về đặc khu kinh tế
Đặc khu kinh tế là gì?
Đặc khu kinh tế được hiểu là những vùng trong một quốc gia có nền kinh tế đặc biệt được tập trung lại gọi là khu kinh tế. Các đặc khu này được chú trọng phát triển để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Mỗi quốc gia sẽ có chính sách hình thành các đặc khu kinh tế riêng để thu hút đầu tư, phát triển điểm mạnh của vùng. Từ đó góp phần vào sự tăng trưởng nền kinh tế của quốc gia.
Đặc điểm đặc khu kinh tế
Các đặc khu kinh tế có đặc điểm là:
Thứ nhất đặc khu kinh tế mang những giá trị kinh tế lớn, thường là nơi có tiềm năng trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Mỗi quốc gia sẽ có những đặc khu kinh tế riêng, phù hợp với kiểu kinh tế của quốc gia đó. Hơn thế nữa mỗi đặc khu luôn có thế mạnh nổi bật nhất để được chú trọng phát triển vào.
Thứ hai, các đặc khu kinh tế luôn được áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm khuyến khích cao nhất sự đầu tư của doanh nghiệp. Các biện pháp có thể là miễn thuế, giảm thuế hay tái cấu trúc quy hoạch để có môi trường thuận lợi nhất trong kinh doanh. Ngoài ra còn là biện pháp trong đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở giáo dục, y tế công cộng hiện đại hoặc có chính sách thu hút nguồn lao động chất lượng cao.
Thứ ba, các đặc khu kinh tế có thể là những vùng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong giao lưu, phát triển kinh tế với nhiều vùng. Một số vị trí đặc biệt như gần bến, hải cảng, cửa ngõ giao thông biển, cảng hàng không quốc tế.
Tên gọi khác đặc khu kinh tế
Đặc khu kinh tế là tên gọi chung nhất cho những vùng có kinh tế đặc biệt cần được đầu tư phát triển. Tên gọi này có sự khác nhau ở một số quốc gia. Hoặc một số nước dùng nhiều cách gọi để chỉ chung nơi kinh tế đặc biệt như vậy.
Các tên gọi đó là khu kinh tế tự do, khu kinh tế mở, khu kinh tế đặc biệt, khu thương mại tự do. Hay đơn giản nhất người ta có thể gọi một vùng là khu kinh tế thì cũng hiểu nơi đó hoạt động như một đặc khu kinh tế.
Lợi ích đặc khu kinh tế
Các quốc gia đầu tư vào các đặc khu kinh tế để thu hút nhiều vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Vì vậy sẽ có rất nhiều lợi ích đi kèm hết sức hấp dẫn.
Thứ nhất sẽ được giảm thuế rất nhiều thậm chí còn được miễn thuế. Đối với thuế đất thời hạn tối đa lên đến 50, 90 năm. Đối với thuế thu nhập cá nhân, tùy theo chính sách của Nhà nước mà có thể miễn hoặc giảm thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 10 -20%, tùy chính sách.
Lợi ích khác cho người nước ngoài khi mua nhà. Đó là có thể tự do mua bán nhà, thời hạn cho nhà ở và biệt thự là vĩnh viễn; 99 năm cho nhà chung cư. Còn đối với các khu kinh tế – công nghiệp tối đa được sở hữu lên đến 50 năm.
Một số đặc khu kinh tế trên thế giới
Trên thế giới, các nước có các khu kinh tế tự do quan trọng như:
– Nước Anh có Khu London Docklands
– Ấn Độ có Khu kinh tế đặc biệt Visakhapatnam; Khu kinh tế đặc biệt Kandla; Khu kinh tế đặc biệt Surat; Khu kinh tế đặc biệt SEEPZ…
– Hàn Quốc nổi tiếng với Khu kinh tế tự do Incheon; Khu kinh tế tự do Busan-Jinhae; Khu kinh tế tự do Daegu…
– Nhật Bản có Khu thương mại tự do đặc biệt Okinawa
– Trung Quốc phát triển các Đặc khu kinh tế Thâm Quyến; Đặc khu kinh tế Chu Hải; Đặc khu kinh tế Hải Nam…
Các đặc khu kinh tế dự kiến Việt Nam
Ở Việt Nam, các đặc khu kinh tế được chú trọng phát triển đó là Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam); Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa). Các đặc khu này đã góp phần vào sự tăng trưởng nền kinh tế rất đáng kể của vùng cũng như nền kinh tế của quốc gia.
Ngoài ra để tập trung phát triển kinh tế ở một số vùng có tiềm năng, nước ta dự kiến thêm 3 đặc khu kinh tế mới đó là:
– Đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh): đây là khu kinh tế phát triển ở miền bắc, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Chính sách nước ta đầu tư trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo có chất lượng và dịch vụ cao cấp. Đồng thời cũng là trung tâm hàng không, đầu mối giao thương quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Quảng Ninh.
– Đặc khu kinh tế Phú Quốc (Kiên Giang): Đây là khu kinh tế đặc biệt được chú trọng ở vùng ven biển tại huyện Phú Quốc. Tại đây, được khai thác với chức năng là các khu du lịch, dịch vụ, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư…
– Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong (Khánh Hòa): nằm tại vị trí phía bắc của Vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Đặc khu kinh tế Bắc Vân phong sẽ là trung tâm đô thị – công nghiệp – dịch vụ – du lịch trọng điểm của khu vực Nam Trung Bộ. Và là vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ; một đầu mối giao lưu quốc tế, trung tâm du lịch quan trọng của Việt Nam.
Việc đầu tư và phát triển vào nền kinh tế của đất nước là rất quan trọng. Vì vậy các chính sách về đặc khu kinh tế luôn được chú trọng hàng đầu ở mỗi quốc gia. Đặc khu kinh tế là gì, đặc điểm cũng như lợi ích của nó là những thông tin quan trọng cần nắm vững. Ở Việt Nam, với các đặc khu kinh tế cũ cũng như dự kiến mới sẽ là chính sách quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế vùng – quốc gia.
Địa Lý -Khí hậu là gì? Thời tiết là gì? So sánh giống khác giữa khí hậu và thời tiết
Động đất là gì? Các địa điểm thường xảy ra động đất
Các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Trung Nam
Biển Đen ở đâu? Tại sao gọi là Biển Đen
Đỉnh Fansipan ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Cao bao nhiêu mét?
Cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4 nhanh đơn giản nhất
Gió là gì? Các nguyên nhân sinh ra gió và các loại gió chính