Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo phần đầu truyện

Đầu truyện người ta sẽ nghe thấy những tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo. Vậy những tiếng chửi trên có ý nghĩa gì?  một bài phân tích ngắn gọn giúp người đọc hiểu thêm về nhân vật chính Chí Phèo từ một con người lương thiện trở nên tha hóa và biến chất.

Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo

Dàn ý:

Kết cấu trần thuật: Tác giả đưa tiếng chửi lên đầu truyện với mục đích để lại sự độc đáo và ấn tượng cho người đọc. Tác giả đã không sử dụng cách kể chuyện theo khuôn khổ truyền thống mà theo kết cấu hồi tưởng, những tình tiết mở đầu cực kỳ bất ngờ và khiến người đọc thực sự lôi cuốn.

Nghệ thuật:

– Nghệ thuật trần thuật qua nhiều ngôi khác nhau:

Kể chuyện theo giọng chửi bực tức của Chí Phèo.

Kể chuyện theo giọng dân làng thờ ơ, hờ hững.

Kể chuyện theo giọng trần thuật của tác giả.

– Tiếng chửi tăng cấp.

Ban đầu là chửi đơn thuần chửi chung như chửi “trời”, “đời”, “tất cả làng Vũ Đại”, “chửi đứa nào không chửi nhau với hắn”, “chửi đứa đẻ ra hắn”.

– Tăng cấp về cảm xúc của nhân vật mỗi lúc một tăng dần như: “Tức mình”, “Tức thật!”, “Thế này thì tức thật!”, “Tức chết đi được mất”.

=> Thể hiện cảm xúc của nhân vật mỗi lúc một tăng theo và bi kịch của Chí Phèo ngày càng bi thảm.

Xem thêm >>>Dàn ý phân tích tiếng chửi của Chí Phèo

 

– Ý nghĩa tiếng chửi:

+ Số phận: sinh ra không người thân, không rõ cha mẹ. Số phận cô đơn và hẩm hiu.

+ Tha hóa: từ con người lương thiện đã trở thành kẻ quỷ dữ bị người khác xa lánh, ruồng rẫy.

+ Mất đi quyền làm người: cả xã hội xa lánh, không ai giao tiếp. Tiếng chửi của hắn như mong có ai trả lời, đó là sự cô đơn đến cùng cực của nhân vật. Cả xã hội không xem Chí là con người.

Bài viết:

Trong sự thành công của những tác phẩm văn học không thể thiếu những chi tiết nhỏ nhưng để lại dấu ấn sâu đậm, nhắc đến Chí Phèo người ta sẽ nghĩ ngay đến những tiếng chửi khiến người đời ghê sợ. Tiếng chửi là thương hiệu của Chí.

Mở đầu tác phẩm là những tiếng chửi rủa của một nhân vật nam đó là Chí Phèo, trong hơi men ngà ngà của rượu hắn vừa đi vừa chửi, đầu tiên hắn chửi trời sau đó là “chửi đời” rồi “chửi cả làng Vũ Đại” đã khiến con người hắn trở nên biến chất và thê thảm như hiện tại. Những tiếng chửi vô vọng và trong thâm tâm của hắn mong muốn một người nào đó đáp lại tiếng chửi của mình, đó chính là sự cô độc bởi cả thế giới quay lưng lại với hắn – một con quỷ đáng sợ của làng Vũ Đại.

Tiếng chửi của Chí Phèo đó là mong muốn được giao tiếp với người khác đó là đồng loại, thể hiện tình cảnh khi con người rơi vào bi kịch của sự tha hóa, những tiếng chửi có vẻ như mơ hồ nhưng lại có logic khi từ rộng đến hẹp, từ trống không cho đến chửi một người cụ thể. Mượn hơi men của rượu để cất lên tiếng chửi, đó cũng là cách để nhân vật thể hiện sự bất mãn với con người và cuộc đời vì đã cướp đi quyền làm người lương thiện của hắn, Chí Phèo chính là nạn nhân của chế độ xưa bị cả xã hội ghẻ lạnh và ruồng bỏ, đánh mất bị bản chất thật sự của một con người lương thiện mà hắn đã từng có trước kia.

Mở đầu tác phẩm tiếng chửi trong men say của Chí Phèo là nét nghệ thuật độc đáo, mang giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của nhà văn Nam Cao, những chi tiết nhỏ nhưng lại làm nổi bật tinh thần nhân đạo, qua đó tố cáo tội ác của xã hội cũ đã lấy đi quyền làm người, bi kịch của một kẻ tha hóa và không còn lối thoát quay trở về làm người lương thiện.

Lớp 11 -