Phân tích bài thơ Tràng giang lớp 11 hay đầy đủ

Bài tham khảo phân tích bài thơ Tràng Giang trong Ngữ Văn 11, bài phân tích mẫu giúp các anh/chị làm văn tốt hơn.

Nếu như nhắc đến các nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới phải nói đến Huy Cận, thơ của ông mang nỗi u sầu, nỗi niềm của tác giả trước thời đại đặc biệt là bài thơ Tràng Giang, bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.

Bài viết phân tích bài Tràng Giang

Mở đầu bài thơ đó là khung cảnh con người đứng trước khoảng không rộng lớn của thiên nhiên, cô đơn, lẻ loi và nỗi sầu của nhân vật trữ tình:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng

Xem thêm >>>Dàn ý phân tích bài thơ Tràng Giang

 

“Tràng giang” được tác giả sử dụng trong khổ thơ đó là từ Hán Việt có nghĩa là con sông dài, trên dòng sông đó sóng không dữ dội mà lại nhẹ nhàng chỉ là sóng gợn nhẹ nhàng, con sông như mang theo nỗi buồn, những con sóng nhỏ cứ xô vào nhau nối tiếp nhau đến tận chân trời, mỗi con sóng như chất chứa tâm sự buồn của tác giả.

Trên dòng sông dài vô tận đó, tác giả bắt gặp hình ảnh con thuyền “xuôi mái nước song song”, con thuyền cũng không buồn là mà để mặc trôi theo dòng nước. “Thuyền về nước lại” hình ảnh có phần đối lập, thuyền và nước vốn gắn bó với nhau nhưng thực tế thì mỗi con sóng chỉ xuôi theo thuyền chốc lát rồi vội vã chia xa.  Trong dòng thơ thứ 3 của khổ đầu tiên đó là sự chia ly của cảnh vật đó cũng là ẩn dụ cho hình ảnh của con người.

Trong dòng thơ cuối “Củi một cành khô lạc mấy dòng” tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ từ “củi” được đưa lên đầu câu nhằm nhấn mạnh cành củi khô nhỏ bé trôi nổi, bấp bênh giữa dòng đời vô định đó cũng chính là số phận của thi nhân đương thời.

Khép lại khổ đầu tiên là sự cô đơn, nỗi sầu nhân thế nhưng khổ 2 tâm trạng của thia nhân cũng không khá hơn:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu

Trong không gian rộng lớn của dòng sông thấp thoáng xuất hiện những cồn nhỏ rải rác, thưa thớt, gió thổi đìu hiu càng làm cho khung cảnh trở nên trống vắng, buồn tẻ. Tác giả như muốn tìm kiếm hình ảnh của con người cố gắng lắng nghe âm thanh của phiên chợ chiều ở một nơi nào đó nhưng lại không có, nỗi buồn vì thế màn càng nhân lên gấp bội.

Trong hai câu thơ cuối tác giả đã dùng biện pháp tương phản đối lập, đó là hình ảnh giữa nắng xuống và trời lên, giữa sông dài và trời rộng để cho thấy sự nhỏ bé của con người trước vụ trụ bao la.

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Hình ảnh bèo trôi đã được nhiều tác giả sử dụng, bèo trôi thường để nói về thân phận trôi nổi, bấp bênh của con người và trong Tràng Giang chúng lại xuất hiện để nói về những kiếp người trôi nổi trong xã hội. Từ không được sử dụng liên tiếp đó là không đò, không cầu như muốn nói rằng sự sống quanh đây thật ảm đạm, chỉ có những bãi cát vàng trải dài tận chân trời.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều xa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Tác giả yêu thích thơ Đường và trong khổ thơ cuối người đọc có thể cảm nhận được hình ảnh “mây” “núi bạc” vừa cổ điển lại quen thuộc. Một cánh chim nhỏ lẻ loi cô đơn giữa nền bầu trời rộng lớn, nhìn vào bầu trời tác giả nhớ đến quê hương, nỗi nhớ quê hương da diết những này quê hương không còn nữa. Xưa kia Thôi Hiệu nhìn khói sóng trên sông mà nhớ nhà, nhưng nhà thơ Huy Cận “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”, nỗi nhớ trong lòng nhà thơ như trực sẵn, không cần bất kì chất xúc tác nào cũng khiến ông nhớ quê da diết.

Mặc dù bài thơ Tràng Giang mang nỗi buồn, cô đơn, lẻ loi nhưng vẫn thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước tha thiết của nhà thơ. Những hình ảnh thân thuộc như dòng sông, con thuyền, bến đò…đó là những cảnh vật giản dị, quen thuộc được sử dụng để để giải bày cảm xúc, tình cảm qua đó bộc lộ tình yêu quê hương thầm kín của chính tác giả.

Vừa rồi là hướng dẫn phân tích bài thơ Tràng Giang Huy Cận trong chương trình lớp 11 trở thành tư liệu tham khảo hữu ích.

Lớp 11 -