Tóm tắt văn bản Lão Hạc lớp 8 ngắn nhất
Truyện ngắn Lão Hạc là một tác phẩm rất hay nói về con người trong xã hội cũ, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh lớp 8 tóm tắt văn bản Lão Hạc dựa theo các ý chính và nội dung trong văn bản.
Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn
Lão Hạc truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Truyện kể về Lão Hạc, người nông dân chất phác, hiền lành. Lão vốn góa vợ và có một đứa con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai mình. Người con trai lão do quẫn trí đã đăng kí đi làm ở đồn điền cao su ở miền nam. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mợ lão đã mẫt bao công sức để mua về. Nhưng một trận bão mà cả một sào hoa màu đã mất trắng. Lại bởi do một trận ốm nên bao nhiêu tiền bạc lão dành dụm đã mang ra dùng gần hết và vì lão cũng đã “tàn sức” rồi, người ta làm tranh hết việc của lão.
Lão có một con chó tên là Vàng rất mực yêu quý, Lão buộc phải bán “người bạn” bấy lâu chờ người ta giết thịt để kiếm tiền sống qua ngày. Sau khi bán chó, lão càng thê thảm và tự dằn vặt bản thân mình ghê gớm.
Lão đã tự dành tiền cho đám ma của mình để không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận bất kỳ sự giúp đỡ của người khác và cuối cùng Lão chọn một cái chết bằng bả chó dữ dội và đau đớn. Lão làm thế là để trừng phạt bản thân mình đã làm cái việc dằn vặt, tội lỗi ấy sau những thời gian cực khổ.
Truyện phản ánh xã hội cực khổ và tầng lớp nông dân là những người chịu đựng nhiều nhất, truyện thể hiện qua lời kể của ông giáo và người đọc cũng cảm thấy hình ảnh tác giả trong câu chuyện.
Soạn bài Lão Hạc
Truyện ngắn Lão Hạc kể về người nông dân trong thời kỳ khó khăn nhất với bế tắc, cùng cực nhưng vẫn ánh lên một tâm hồn cao đẹp, trong sáng. LoiGiaiHay.Net sẽ giúp các em soạn bài Lão Hạc – Văn 8 chuẩn bị trước khi đến lớp.
Hướng dẫn soạn bài lão Hạc
Bố cục: gồm có 2 phần:
– Phần 1: diễn biến câu chuyện lão Hạc bán chó.
– Phần 2: Cái chết của lão Hạc.
Gợi ý soạn bài Lão Hạc
Câu 1: Phân tích diễn biến tâm trạng lão Hạc xung quanh việc bán chó.Em thấy lão Hạc là người như thế nào?
– Tình cảm của lão Hạc với “cậu Vàng” của lão được tác giả thể hiện thật cảm động:
+ “Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”.
+ “Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm”. + “Cho nó
ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu (…)”.
+ “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”.
+ “Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó”.
– Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán “cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự dằn
vặt đau khổ.
+ Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn: “Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước”. Đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”.
+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. Ông lão “quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc…”. “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi.
Câu 2:
– Cái chết đau đớn của lão Hạc:
+ Cái đói cái khổ đã cướp đi tính mạng của ông, một xã hội bị bần cùng hóa con người không có một chút lương tựa.
+ Ông đã đau đớn và bệnh tật nặng nên cái chết của ông cũng được coi là một cuộc giải thoát.
+ Ông chết đi là đang thoát khỏi cái nghèo khổ, cái túng thiếu.
+ Cái chết của ông đã có một giá trị tố cáo sâu sắc, những bọn quan lại sống không nhân tính để nhân dân lầm than đói khổ.
– Lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về cái xác già của mình, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành nhìn ăn nhịn tiêu của lão để nhờ ông giáo đem ra, nói với hàng xóm lo giúp cho lão khi lão chết. Con người hết sức hiền hậu ấy cũng là con người hết sức tự trọng, chỉ biết sống bằng bàn tay lao động của mình. Lão là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.
Câu 3: Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào ?
– Người kể chuyện đã phát biểu suy nghĩ về cách nhìn người: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương”.
– Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là “những người đáng thương” và có “bản tính tốt”, có điều “cái bản tính tốt” ấy của họ.
Đối với nhân vật Lão Hạc ông đã cho thấy bản tính ngay thẳng ngay cả khi cận kề cái chết. Cả ông Giáo và lão Hạc đều là những người đáng thương, đáng quý.
Ngoài bài tóm tắt văn bản Lão Hạc học sinh xem thêm:
Lớp 8 -