Tóm tắt Cố hương của Lỗ Tấn ngắn gọn
dafulbrightteachers.org sẽ hướng dẫn một số bài mẫu tóm tắt Cố Hương truyện ngắn của tác giả Lỗ Tấn. Khi sử dụng các nội dung bên dưới các em lớp 9 không sao chép toàn bộ mà nhớ phải chỉnh sửa sao cho phù hợp với yêu cầu của giáo viên.
Nội dung bài viết
Tác giả – Tác phẩm
Lỗ Tấn (1881 – 1936) quê ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Lỗ Tấn là bút danh của ông lấy theo họ mẹ, tên thật là Chu Chương Thọ. Ông sinh ra ở một gia đình quan lại sa sút, mẹ là nông dân nên có ảnh hưởng đến khả năng văn chương của ông.
Ngay từ nhỏ, Lỗ Tấn luôn muốn quyết tâm thay đổi đất nước. Vì vậy ông học rất nhiều ngành. Sau này theo văn chương như một thứ vũ khí “biến đổi tinh thần” của dân chúng. Các công trình văn chương của ông gồm: 17 tập văn, truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng…
Cố hương chính là một trong những truyện ngắn tiêu biểu được in trong tập Gào thét. Truyện ngắn tác giả phê phán thực trạng nông thôn thời phong kiến Trung Hoa lúc bấy giờ sa sút, đồng thời gửi gắm niềm hi vọng vào hai đứa nhỏ là Hoàng và Thủy Sinh.
Bố cục
Tác phẩm được chia thành 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “làm ăn sinh sống” => Đây là tâm trạng trên đường trở về quê của nhân vật “tôi”
Phần 2: Tiếp đến “trơn như quét” => Những ngày nhân vật “tôi” ở quê
Phần 3: Còn lại => Tâm trạng trên đường rời quê của nhân vật “tôi”
Nội dung
Nhân vật “tôi” sau chuyến về quê lần cuối đã có những rung động về cố hương: sự thay đổi lớn của quê hương đặc biệt là người bạn thuở nhỏ Nhuận Thổ. Từ đó, tác giả nêu lên thực trạng của xã hội phong kiến Trung Hoa lúc bấy giờ nghèo đói và sa sút. Đồng thời, tác giả cũng đặt ra một vấn đề cần có đường đi cho người nông dân cũng như toàn xã hội Trung Quốc thời đó.
Nghệ thuật
– Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn người nghe, đặc biệt là cách đặt ra vấn đề về thực trạng phong kiến ở làng quê – một vấn đề nhức nhối của toàn dân trong xã hội Trung Hoa thời bấy giờ.
– Trong cách kể chuyện, khả năng xây dựng nhân vật có sự tương phản, giúp người đọc ngẫm nghĩ sự đổi thay của con người, đất nước Trung Hoa rõ nét lúc đó.
– Cách kể chuyện kết hợp với biểu cảm, tả và lối lập luận chặt chẽ khiến cho câu chuyện thêm sinh động, giàu xúc cảm.
– Bố cục truyện được kể theo mạch cảm xúc và trình tự chặt chẽ
– Các thủ pháp nghệ thuật: hồi ức xen với thực tại, kết cấu đầu cuối tương ứng.
Tóm tắt Cố hương truyện ngắn Lỗ Tấn
Bài tóm tắt 1
Truyện kể về tác giả về quê sau quãng thời gian 20 năm xa cách, chuyến về quê này như từ biệt ngôi nhà cũ một thời gắn bó. Thời tiết vào mùa đông vì thế cảnh quang càng u ám,hiu quạnh hơn. Nhân vật tự xưng tôi đã nhận ra những sự thay đổi quá nhiều của quê hương, đặc biệt là sự thay đổi của người bạn thuở nhỏ Nhuận Thổ tàn tạ đến đáng thương.
Tác giả đã cho thấy được những con người chính là nguyên nhân tạo xã hội hội phân chia giai cấp trầm trọng, con người bóc lột thậm tệ lẫn nhau. Đồng thời chỉ ra con đường mới giúp những con người xây dựng một xã hội mới đàng hoàng, tươi đẹp hơn.
Tác giả rời quê hương trong tâm trạng ưu tư với nhiều nỗi muộn phiền, hi vọng quê hương sẽ đổi khác và tiến lên trong tương lai.
Bài tóm tắt 2
Chuyện kể về nhân vật khi trở về quê sau thời gian dài xa cách, đây là lần cuối trở về bởi tác giả phải cùng gia đình dọn đến đến nơi khác. Chuyến về quê lần cuối cùng này tác giả thực sự thấy khác lạ so với những lần khác, làng quê khác lạ tiêu điều không nhận ra. Điều làm nhân vật tôi cảm thấy bất ngờ là sự thay đổi quá nhiều của con người nơi đây rõ nhất là người bạn Nhuận Thổ, anh ta trở nên tàn tạ, tính tình thay đổi và cam chịu trước xã hội đầy rẫy bất công của xã hội đương thời.
Rời quê hương trong lòng tác giả có nhiều điều muộn phiền, kì vọng vào thế hệ tương lai sẽ tìm ra “con đường mới” đưa người nông dân và cả đất nước thoát khỏi tình cảnh bi đát như hiện tại.
Bài tóm tắt 3:
Tóm tắt theo ngôi thứ nhất:
Sau hơn hai mươi năm xa cách, tôi trở về quê. Thời tiết đang độ giữa đông với trời âm u và gió lạnh lùa vào khoang thuyền. Hình ảnh quê hương lúc này hiện lên trong kí ức tôi. Làng tiêu điều xơ xác. Lòng tôi thấy không vui. Ý định lần này tôi về thăm quê lần cuối và tính việc chuyển đi nơi khác. Lúc này tôi nhớ đến người bạn thân Nhuận Thổ. Bạn cũ thuở nhỏ của tôi là một cậu bé nông dân khỏe mạnh, hiểu biết và hồn nhiên. Thế mà giờ đây khi gặp lại nó lại thay đổi nhiều trở nên mụ mẫm hơn, đần độn. Tôi buồn bã rời đi với suy nghĩ hai cháu Hoàng và Thủy Sinh sẽ ra sao. Hình ảnh con đường cuối truyện là niềm mong mỏi của tôi về một sự đổi thay.
Xem thêm: Tóm tắt Những đứa trẻ
Với các lời giải tóm tắt Cố Hương bên trên các em có thể tham khảo để sử dụng, nếu thấy thiếu hoặc cần bổ sung các em hãy comment ngay bên dưới để chúng tôi cập nhật nội dung. Chúc các em học tốt.
Lớp 9 -