Thành phần biệt lập là gì? Đặt ví dụ

Thành phần biệt lập là khối ngữ pháp nằm trong chương trình ngữ văn lớp 9. Qua bài viết này các bạn sẽ nắm được lý thuyết thành phần biệt lập là gì, gồm các loại nào và cách vận dụng làm bài tập về thành phần biệt lập đúng cách. Hi vọng bài viết được các bạn đón nhận.

Nội dung bài viết

Thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập là gì?

Khái niệm thành lập biệt lập: Trong một câu có các thành phần mà không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu thì gọi là thành phần biệt lập trong câu.

Ví dụ:

+ Ôi chao! Bác hôm nay phấn khởi quá nhỉ?

“Ôi chao” chỉ là thành phần thể hiện cảm xúc của người nói, không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa trong câu.

+ Hồng ơi, chúng ta dừng ở con đường phía trước nhé!

“ơi” chỉ là cách gọi, không ảnh hưởng đến nghĩa của câu

Có bao nhiêu thành phần biệt lập

Thành phần gọi đáp

Thành phần trong câu dùng để gọi đáp, có tác dụng duy trì và tạo lập các mối quan hệ của chủ thể được nhắc tới trong câu gọi là thành phần biệt lập gọi đáp. Nó không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa trong câu.

Đặt câu có thành phần biệt lập:

Ví dụ:

+ Lan ơi, tớ trả quyển sách nhé!

“Ơi” là thành phần biệt lập gọi đáp.

+ “Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân pháp càng lấn tới…”

(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hồ Chí Minh)

“Hỡi” là thành phần gọi đáp, không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu nhưng có tác dụng tạo cảm xúc thân thương cho câu văn.

Xem thêm >>>Thành phần biệt lập là gì

 

Thành phần phụ chú (ghi chú)

Trong một câu có các thành phần được thêm vào để giải thích, liệt kê hoặc bổ sung thêm thông tin cho sự việc được rõ hơn gọi là thành phần phụ chú trong câu.

Thành phần phụ chú có thể là một từ, một câu và thường đứng sau dấu hai chấm ( : ), dấu gạch ngang ( – ) và một dấu phẩy ( ,) hoặc dấu ngoặc tròn ( ) hay đứng giữa hai dấu phẩy.

Đặt câu có thành phần phụ chú.

Ví dụ:

+ Lan – lớp trưởng lớp 9B, vừa xinh đẹp lại rất học giỏi.

“Lớp trưởng lớp 9B” đứng sau dấu gạch ngang và một dấu phẩy ( – ,) là thành phụ chú trong câu có tác dụng bổ sung thêm thông tin của câu về bạn “Lan” để mọi biết bạn là lớp trưởng 9B.

+ Những ai đã từng được đặt chân tới Nam Định đều không thể nào quên được hương vị của món Bún Bò  (một đặc sản của vùng đất Nam Định)

Thành phần phụ chú “Một đặc sản của vùng đất Nam Định” được đặt trong dấu ngoặc tròn có tác dụng bổ sung thông tin.

+ Khí metan, công thức hóa học CH4, là một hydrocacbon nằm trong dãy đồng đẳng ankan.

“Công thức hóa học CH4” là thành phần phụ chú đứng giữa hai dấu phẩy có tác dụng giải thích về khí metan có công thức hóa học là CH4.

+ Ankan là hydrocacbon no không tạo mạch vòng gồm một số khí: metan, etan, propan, butan, pentan…

Thành phần phụ chú đứng sau dấu hai chấm “Metan, etan, propan, pentan” có chức năng liệt kê các khí nằm trong dãy ankan.

Thành phần tình thái

Thành phần tình thái là thành phần được dùng trong câu để thể hiện cách nhìn nhận sự việc của người nói được nhắc tới trong câu.

Các mức độ tin cậy của sự việc được thể hiện theo mức độ tăng dần qua một số từ ngữ:

Dường như/ hình như/ Có vẻ như/ Có lẽ/ Chắc là/ Chắc hẳn/ Chắc chắn.

Đặt câu có thành phần tình thái:

Ví dụ:

+ Hôm nay, cậu mặc cái áo này cũng đẹp đấy.

“cũng” thể hiện thái độ bình thường khi nhìn nhận về chiếc áo.

+ Chắc chắn hôm nay trời sẽ mưa.

“Chắc chắn” thể hiện một dự đoán về khả năng sự việc sẽ xảy ra trong tương lai ở mức rất cao (90% là trời sẽ mưa)

+ Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh phải cười vậy thôi.

“Có lẽ” là tình thái từ thể hiện mức độ tin cậy vào sự việc xảy ra thấp hơn “chắc chắn”.

=> Nếu không có các từ ngữ trên, nghĩa của câu không hề thay đổi mà chỉ có chức năng biểu đạt cách nhìn nhận sự việc được người nói nhắc tới trong câu.

Thành phần cảm thán

Thành phần cảm thán là thành phần biệt lập được sử dụng trong câu để bộc lộ các tâm lý của người nói đối với sự vật, sự việc được nhắc tới trong câu.

Tâm lý của người nói có thể là vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sốc…

Ví dụ:

+ Chao ôi! Con mèo nhà bác đẻ được 10 con cơ à?

“Chao ôi” là thành phần cảm thán bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.

+ Chà, con bé đó biết cả nấu ăn đấy!

“Chà” bộc lộ cảm xúc khen ngợi của người nói.

+ “Trời ơi, chỉ còn có năm phút”

(Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)

“Trời ơi” bộc lộ sự ngỡ ngàng, vội vàng của chủ thể trong câu với sự việc được nhắc tới.

Dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập trong câu có thể dễ dàng nhận biết.

Thành phần tình thái: nhận biết qua thể hiện cách nhìn người nói đối với sự việc trong câu.

Thành phần cảm thán :nhận biết qua bộc lộ tâm lí trong câu.

Thành phần phụ chú: bổ sung chi tiết giúp cho nội dung chính rõ nghĩa và dễ hiểu hơn.

Thành phần gọi – đáp: nhận biết nhờ các mối quan hệ giao tiếp.

Bài tập về thành phần biệt lập

Bài tập 1: Tìm các thành phần biệt lập trong các câu sau, không có các thành phần này nghĩa của câu có thay đổi hay không?

a. Tim tôi đập không rõ. Dường như, vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.

(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)

b. – Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!

(Làng – Kim Lân)

c. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

Trả lời:

a. Thành phần tình thái: dường như thể hiện cách nhìn nhận về sự việc ở mức độ tin cậy thấp.

b. Thành phần gọi – đáp: thưa ông

Thành phần cảm thán: vất vả quá!

c. Thành phần phụ chú: tôi nghĩ vậy.

Các thành phần biệt lập trên nếu không có trong câu cũng không làm thay đổi nghĩa của câu.

Bài tập 2. Chỉ ra thành phần tình thái trong câu văn dưới đây. Thử thay thế bằng từ tình thái khác xem mức độ chắc chắc sự việc thay đổi thế nào? Nhận xét cách dùng từ tình thái đó của tác giả?

“Anh quay lại nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”

(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)

Trả lời:

– Thành phần tình thái trong câu văn trên là từ “có lẽ”.

– Có thể thay thế bằng các từ khác như: dường như, có vẻ như, chắc, chắc hẳn…

– Các từ tình thái trên đều có thể thay thế được từ “có lẽ”, không làm thay đổi nghĩa của câu. Tuy nhiên từ “dường như”, “có vẻ như” thể hiện mức độ tin cậy thấp hơn “có lẽ” còn “chắc” và “chắc chắn” lại có độ tin cậy cao hơn “có lẽ”

=> Việc tác giả dùng từ “có lẽ” là phù hợp vì sự việc được nhắc tới trong câu – việc anh Sáu cười biểu hiện ra là nỗi khổ tâm chỉ là phỏng đoán của tác giả, mức độ tin cậy không thể quá cao nhưng cũng không hề thấp vì trước đó anh Sáu đã bị con mình phớt lờ rất nhiều và anh đã rất buồn.

Như vậy, bạn đã hiểu thành phần biệt lập là gì rồi đúng không nào? qua bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức về thành phần biệt lập. Tổng kết thành phần biệt lập gồm 4 loại là thành phần gọi – đáp, phụ chú, tình thái và cảm thán. Các bạn hãy nắm vững để biết cách sử dụng nhé!

Thuật Ngữ -