Soạn bài Đồng Chí Chính Hữu trong Ngữ Văn 9

Bài thơ Đồng Chí Chính Hữu là một trong những tác phẩm tiêu biểu và nổi tiếng nói về tình cảm của những đồng đội với nhau trong thời kỳ chiến tranh. Hôm nay bạn sẽ được hướng dẫn soạn bài Đồng Chí trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.

Hướng dẫn soạn bài Đồng Chí

Câu 1. a

Dòng thứ bảy của bài thơ Đồng chí rất đặc biệt khi dòng thơ có một từ, hai tiếng, dấu chấm cảm: Đồng chí ! Kiểu câu đặc biệt vang lên như một sự phát hiện, như chính là lời khẳng định tình đồng chí. Nó còn giống như tình cảm thân thiết giữa những con người anh em ruột thịt với nhau. Tình đồng chí đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc còn trong đoạn sau đó là các biểu hiện cụ thể của tình đồng chí.

b. Bố cục.

– 7 câu đầu là cơ sở của tình đồng chí.

– 9 câu tiếp theo thể hiện tình đồng chí và sức mạnh tình đồng chí trong bài thơ.

– 3 dòng cuối chính là những biểu tượng chân thực về người lính.

Câu 2: 6 câu thơ đầu bài nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Đó là tình cảm được hình thành từ những con người cùng hoàn cảnh, cùng gia cảnh nghèo khó.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Sự hình thành cùng chung giai cấp hoàn cảnh củ những người lính cách mạng. Những con người xa lạ nhưng cùng chung mục đích, lý tưởng sống đã tập hợp lại cùng nhau đứng trong hàng ngũ quân đội cách mạng cùng chiến đấu.  Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu”

Tình đồng chí, đồng đội hình thành và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình bền chặt của những người bạn mà tác giả đã biểu hiện bằng những hình ảnh thật giản dị mà cảm động: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.” Những thứ bình thường nhưng lại có sức gợi hình rất cao.

Câu 3:

Hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, tạo nên sức mạnh tinh thần vô cùng mạnh mẽ.

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính”.

+ Nỗi nhớ thương quê hương, làng quê cùng với gia đình, những anh lính nhớ ruộng nương, ngôi nhà, cây đa, giếng nước thân thuộc. Nhớ tay ai cày xới ruộng nương, giếng nước gốc đa.

+ Tình quê hương sâu đậm của người lính, sự đồng cảm của những người đồng đội cơ cùng cảnh ngộ.

+ Gian khổ mà người lính trải qua trong chiến đấu rất nhiều như cái rét xé thịt da,căn bệnh sốt rét do muỗi đốt, cái buốt giá khắc nghiệt của núi rừng nhưng những người lính luôn can đảm đối đầu và chấp nhận hi sinh bảo vệ đất nước.

Xem thêm >>> Soạn bài đồng chí của Chính Hữu

 

Câu 4:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”.

Những người lính anh hùng trong sự lạnh lẽo của sương muối, người chiến sĩ vẫn luôn sát cánh bên nhau, luôn tự tin trong chiến đấu với sự gian khổ lẫn cả sự hi sinh thầm lặng.

– Phân tích:

+ Hình ảnh người lính – súng – trăng hiện lên trong cảnh rừng hoang sương muối lạnh giá, khắc nghiệt.

+ Hình ảnh đầu súng trăng treo đối với người trực tiếp cầm súng có ý nghĩa về tư thế chủ động, sẵn sàng bảo vệ đất nước trong mỗi tình huống hiểm nguy.

Câu 5:

Đồng chí muốn nói rằng những người cùng chung ý chí, lí tưởng. Tác giả đặt tên là Đồng chí như để diễn tả thêm sự gắn bó khăng khít người lính cách mạng trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Câu 6: Hình ảnh người bộ đội trong bài thơ thời kháng chiến chống Pháp:

+ Có xuất thân từ nông dân.

+ Chịu đựng gian lao, thử thách tính mạng.

+ Tình đồng chí, đồng đội keo sơn và thắm thiết.

*Ý nghĩa nghệ thuật:

– Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ giản dị, mộc mạc, chân thực,cô đọng, giàu ý nghĩa.

– Giọng thơ trong bài thơ như mang tâm tình, sâu lắng, tình cảm, khăn khít với nhau.

* Ý nghĩa nội dung:

– Bài thơ Đồng Chí mô tả tình đồng chí trong kháng chiến trong thời kì chống Pháp luôn gắn bó thân thiết và khăn khít sẵn sàng bảo vệ đất nước trong mọi tình huống hiểm nguy nhất.

Văn Học - Tags: