Quan hệ từ là gì, ví dụ kiến thức lớp 5, 6, 7
Quan hệ từ là gì? đây là kiến thức có trong chương trình tiểu học và trung học cơ sở. Dưới đây là những thông tin chi tiết nhất về quan hệ từ, các ví dụ, một số các quan hệ từ thường gặp trong tiếng Việt. Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn kiến thức khác nhau rất cần thiết cho giáo viên và học sinh hiểu rõ bài học.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về quan hệ từ là gì?
Quan hệ từ là gì?
Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học các em học sinh cũng đã học về khái niệm quan hệ từ. Trong chương trình Văn 7 loigiaihay sẽ nêu lại một số ý chính về khái niệm của từ loại này.
Dựa theo sách giáo khoa Ngữ Văn 7 có giải thích khái niệm: quan hệ từ là những từ dùng biểu thị mối quan hệ bộ phận trong 1 câu hoặc trong một đoạn văn. Như mối quan hệ giữa câu và câu hoặc câu và câu trong đoạn văn.
Mối quan hệ này có sự đa dạng như:
– Biểu thị mối quan hệ so sánh.
– Biểu thị mối quan hệ sở hữu.
– Biểu thị mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (nhân quả).
Chức năng của quan hệ từ
Trong câu, quan hệ từ dù chỉ là thành phần nhỏ nhưng lại quan trọng và cần thiết để làm rõ nghĩa của câu hoặc cả đoạn văn. Chúng có chức năng liên kết từ, cụm từ hay rộng hơn là liên kết các câu lại với nhau. Vì thế mà còn có tên gọi là từ nối, kết từ.
Cách dùng quan hệ từ
a. Cách dùng
Trong văn nói hoặc văn viết thông thường có một số trường hợp nhất định phải dùng quan hệ từ bởi nếu không dùng quan hệ từ nghĩa của câu sẽ bị thay đổi, như vậy không thể thiếu quan hệ từ.
Tuy nhiên trong vài trường hợp dùng hoặc không dùng quan hệ từ đều được bởi những câu đó đã rõ nghĩa.
b. Các quan hệ từ thường gặp
Trong câu có rất nhiều quan hệ từ dễ dàng tìm thấy. Các quan hệ từ thường xuất hiện đó là: và, với, nếu, thì, của, những, như…
Nhớ đọc thêm các ví dụ bên dưới sẽ giúp các em hiểu bài học hơn.
Phân loại
Có mấy loại quan hệ từ? thông thường sẽ chia làm 2 loại như sau:
– Quan hệ từ phục vụ cho quan hệ đẳng lập với một số từ nối đặc trưng như: và, với, rồi, nhưng, mà, hay, hoặc,…
– Quan hệ từ phục vụ cho quan hệ chính phụ với một số từ nối đặc trưng như: với, vì, của, rằng, tại, bởi, do, nên, để…
Ví dụ về quan hệ từ
– Chiếc xe đạp đó của chú tôi.
=> Biểu thị quan hệ sở hữu.
– Vì xe hỏng nên tôi không thể đi chơi.
=> mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.
– Nếu trời nắng tôi sẽ đi chơi bóng chuyền vào chiều mai.
=> mối quan hệ điều kiện – kết quả.
– Hoa xinh đẹp như tiên giáng trần.
=> Biểu thị quan hệ so sánh giữa người và tiên.
Khi nào nên dùng và không cần dùng quan hệ từ?
Phân tích câu bên dưới để hiểu hơn về trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ và không cần thiết dùng quan hệ từ trong câu.
– Điện thoại Iphone mà anh vừa mới mua.
=> Bỏ quan hệ từ nghĩa vẫn không thay đổi (không bắt buộc dùng quan hệ từ).
– Em gái tôi giỏi về Văn.
=> Bỏ quan hệ từ nghĩa vẫn không thay đổi (không bắt buộc dùng quan hệ từ).
– Chiếc xe đạp đó của chú tôi.
=> Bắt buộc dùng quan hệ từ bởi nghĩa của câu không rõ ràng.
– Hôm nay, tôi làm việc ở nhà
=> Bắt buộc dùng quan hệ từ bởi nếu bỏ quan hệ từ nghĩa của câu sẽ bị thay đổi (“làm việc ở nhà” bị đổi nghĩa sang “làm việc nhà”).
Luyện tập SGK
Thực hành các bài tập trong SGK. Gợi ý tham khảo giá trị cho các bạn học sinh.
Bài 1: tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu bài Cổng trường mở ra.
Sau khi đọc xong phần văn bản trong sách giáo khoa có một số các quan hệ từ sau đây: vào, như, mà, và, nhưng, của, trong, cho, của, với, như, trên.
Bài 2: Điền từ vào chỗ trống.
Theo thứ tự các từ cần điền vào chỗ trống như sau: “với” “với” “cùng” “với” “Nếu” “thì” “và”.
Điền theo thứ tự trong đoạn bạn sẽ có kết quả chính xác.
Bài 3: Chọn câu đúng câu sai:
Các câu đúng bên dưới:
– Nó rất thân ái với bạn bè
– Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam
– Bố mẹ rất lo lắng cho con
– Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con
– Tôi tặng anh Nam quyển sách này
Còn lại là các câu sai.
Bài 4: (học sinh tự làm)
Bài 5:
Nó khỏe nhưng gầy => Nhấn mạnh gầy nhiều hơn.
Nó gầy nhưng khỏe => nhấn mạnh vế khỏe.
Kết bài: Loigiaihay đã cung cấp khái niệm quan hệ từ là gì? và những thông tin liên quan như các quan hệ từ thường dùng, phân loại, chức năng và quan trọng là các ví dụ. Rất đầy đủ và chi tiết.
Thuật Ngữ -Từ đơn là gì, từ phức là gì? ví dụ và phân biệt
Nói quá là gì, cho ví dụ biện pháp nói quá Lớp 8
Thuật ngữ là gì? Nêu ví dụ (Ngữ Văn 9)
Từ tượng thanh từ tượng hình là gì? cho ví dụ minh họa
Từ mượn là gì, ví dụ về từ mượn Lớp 6
Danh từ là gì trong tiếng Việt (lớp 6)
Truyền thuyết là gì, đặc trưng của truyền thuyết Lớp 6