Phân tích “Từ ấy” học sinh giỏi thường gặp trong các đề thi

Phân tích “Từ ấy” (Tố Hữu) là đề bài quen thuộc, thường được thầy cô lựa chọn trong chương trình thi ở bậc giáo dục THPT. Dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích “Từ ấy” học sinh giỏi. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích “Từ ấy” học sinh giỏi

Một dàn bài hay sẽ giúp chúng ta phân tích tác phẩm một cách tốt nhất. Dưới đây là phần dàn ý phân tích “Từ ấy” học sinh giỏi để cho quý thầy cô và các bạn tiện theo dõi. Mong sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn trong việc phân tích.

Mở bài phân tích “Từ ấy” học sinh giỏi

– Giới thiệu một chút về Tố Hữu và tác phẩm “Từ ấy”

– Nêu lên nội dung về tác phẩm “Từ ấy” (Tố Hữu): 

Thân bài phân tích “Từ ấy” học sinh giỏi

– Mở đầu bài thơ bằng cách viết văn tự sự: “Từ ấy trong tôi…”

– “Nắng hạ” chiếu vào tâm hồn tác giả để soi đường dẫn lối cách mạng, “mặt trời chân lý” là sự sáng tạo kết hợp giữa lý trí và con tim.

– Hai câu thơ sau mang đầy phong cách phóng túng. Những hình ảnh “đậm hương”, “vườn hoa lá” “rộn tiếng chim” được lấy từ thiên nhiên để so sánh với sự tươi mới trong đời sống.

– Hai câu đầu là quan niệm của tác giả về sự kết hợp giữa “cái tôi” với “cái ta” của mọi người.

– Động từ “buộc” thể hiện sự tự nguyện và sự kiên định của Tố Hữu để từ bỏ “cái tôi” và hòa hợp với mọi người.

– Tâm hồn bên trong nhà thơ đã tới “trăm nơi” và chia sẻ những sự khó khăn tự nguyện, chân thành tới những đồng bào cụ thể.

– Hai dòng thơ sau thể hiện tình yêu thương một cách rõ ràng. Nhà thơ dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống mọi người.

– Ánh sáng của Đảng, của cách mạng đã làm nhà thơ vượt qua cái tôi của bản thân, mở rộng tâm hồn để đạt tới một “vẹn tròn to lớn”.

Kết bài phân tích “Từ ấy” học sinh giỏi

– Nhận xét về nghệ thuật, nội dung bài Từ ấy.

– Nêu cao tinh thần cách mạng dân tộc đúng đắn, đưa ra đường lối cho người trẻ.

Các đề văn về phân tích “Từ ấy” học sinh giỏi

Một tác phẩm có rất nhiều cách hỏi khác nhau. Để giải đáp cho từng câu hỏi đó thì dưới đây là một số các đề văn về phân tích “Từ ấy” học sinh giỏi đã được chọn lọc. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn đọc.

Đề bài: Hãy viết đoạn văn nêu lên những vấn đề trọng tâm bài “Từ ấy” (Tố Hữu)

Trước hết một trong những vẫn đề trọng tâm của tác phẩm là về nội dung. Niềm say mê, vui sướng khi đi theo lí tưởng về Đảng, về cách mạng đã soi đường, dẫn lối cho tâm hồn của nhà thơ. Lí tưởng đó sáng như “nắng hạ”, tỏa sáng giữa bầu trời cách mạng. Vừa soi sáng lý trí lẫn tâm hồn của nhà thơ, là “mặt trời chân lí” lí tưởng cho người trẻ.

Niềm hân hoan khi bắt gặp đúng lí tưởng cuộc đời. Tâm hồn vui vẻ đón nhận lí tưởng đó, tươi mới như hình ảnh thiên nhiên về những khu vườn, màu sắc của cây cỏ và cả tiếng chim hót vang khắp khu vườn. Niềm vui được nhân lên khi từ thế giới nội tâm thì nó được chuyển qua thơ ca, giúp cho tác giả thỏa niềm khao khát sáng tác.

Sự giác ngộ sau khi tiếp nhận lí tưởng, nhận thức về lẽ sống. Sự tự nguyện và sự kiên định của Tố Hữu để từ bỏ “cái tôi” và hòa hợp với mọi người. Tâm hồn bên trong nha thơ đã tới “trăm nơi” và chia sẻ những sự khó khăn tự nguyện, chân thành tới những đồng bào cụ thể. Như một lời nhắc nhở rằng nếu mỗi cá nhân hòa hợp với nhau thì sức mạnh sẽ tăng lên nhiều lần.

Sự chuyển biến về mặt cảm xúc. Tác giả coi quần chúng trở thành gia đình của chính mình, vượt qua được sự ích kỉ của bản thân. Chính vì thứ tình cảm này nên ông đã tích cực tham gia cách mạng, thơ ca để giúp ích mọi người.

Tiếp đó trọng tâm bài thơ còn thể hiện ở giá trị nghệ thuật. Hình ảnh đầy trong sáng, tươi mới( khu vườn, chim hót, nắng hạ,…). Sử dụng một số hình ảnh ẩn dụ, so sánh.

Từ ngữ đầy sự tích cực, rộn ràng, tươi mới mang lại đầy sức sống. Sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc, điệp từ thể hiện niềm say mê cháy bỏng. Âm tiết của bài thơ mang đầy âm hưởng tươi mới, hầu hết là âm mở.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích tâm trạng của tác giả qua bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu

Tố Hữu là con người của cách mạng và là người tiên phong cho nền văn học cách mạng ở Việt Nam. Bài thơ “Từ Ấy” (Tố Hữu) là bài thơ tiêu biểu nhất của ông trong đề tài này, là khúc ngợi ca con đường lí tưởng của Đảng và nhà nước.

Hai câu đầu, tác giả áp dụng bút pháp tự sự để nói về cột mốc vẻ vang của mình. Lúc tác giả vừa đến tuổi trưởng thành thì ông bắt gặp được lí tưởng đáng quý này. “Từ ấy” chính là để nói lên cái khoảnh khắc ấy. Nó đã thay đổi hoàn toàn tâm trạng, cảm xúc của ông. Nó hoàn toàn chói rọi tâm hồn ông, làm cho nó trở nên bừng sáng.

cLí tưởng ấy còn được ẩn dụ như “mặt trời chân lí”. Nó là đường lối rõ ràng nhất, giúp quét tan mọi mây đen, đưa chúng ta đến tương lai tốt hơn. Khi biết được điều đó, nhà thơ trẻ cảm thấy tâm hồn mình như thiên nhiên tươi mát, nghe tiếng chim hót rộn ràng cùng với sự nhộn nhịp của khu rừng.

Khổ thơ tiếp theo là một sự nhận thức mới mẻ của tác giả về lẽ sống mới. Từ “buộc” thể hiện sự quyết tâm để ông bất chấp mọi giai cấp mà sống chan hòa với nhau. Tác giả từ bỏ cái tôi của bản thân để hòa vào cái chung của mọi người. Nhờ hoán dụ “trăm nơi” cùng với động từ biểu cảm trang trải, tác giả đã thể hiện được sự tha thiết, chân thành bày tỏ nỗi lòng với từng con người ở những nơi khác nhau, bất kể giàu hay nghèo. Lúc đó khi một cá nhân đã đồng lòng với một tập thể thì sức mạnh sẽ tăng lên hàng ngàn lần.

Khổ thứ ba thể hiện ra niềm tự hào của tác giả khi được trở thành một thành viên ruột thịt của những con người khác nhau. Từ khi được ánh sáng của Đảng và cách mạng chiếu rọi, ông đã quyết tâm hoạt động cách mạng để có thể san sẻ nỗi bất hạnh với tất cả mọi người.

Tố Hữu đã sử dụng những hình ảnh tươi sáng, trẻ trung cùng với các biện pháp nghệ thuật đã tạo nên âm điệu tươi mới cho bài thơ. Đồng thời nó cũng cho thấy nét đặc trưng thơ ca của ông trong thời kỳ bấy giờ.

“Từ ấy”(Tố Hữu) xứng đáng là một bài thơ tuyên truyền cho thế hệ trẻ chúng ta. Nó là một lời khẳng định đanh thép của tác giả về lí lẽ sống và đường lối cách mạng của ông. Một niềm tin duy nhất với Đảng và nhà nước, sự hòa mình của bản thân vào xã hội không phân biệt giai cấp lẫn nhau.

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ “Từ ấy” chi tiết dành cho học sinh giỏi.

Tố Hữu là người tiên phong cho sáng tác thơ cách mạng thời kì bấy giờ. “Từ ấy”(Tố Hữu) là tác phẩm đánh dấu con đường lí tưởng theo cách mạng của người trẻ. Tác phẩm “Từ ấy” là sự vui mừng của nhà thơ khi gặp được đúng lý tưởng của Đảng, của cách mạng khi đang tìm kiếm chân lý của cuộc đời. “Từ ấy” như là để khẳng định lúc mà gặp được lý tưởng của Đảng, cách mạng là giây phút quý giá nhất của cuộc đời tác giả.

Bên trong nhà thơ bỗng nhiên “bừng” lên thứ ánh “nắng hạ”, vừa chói lòa, rực rỡ chứng tỏ thấy sự rực cháy của tâm hồn tác giả lúc này, ẩn dụ cho niềm tin đối với Đảng và cách mạng của tác giả. Thứ tình yêu ấy được ví như “mặt trời chân lý”, cực kì vĩ đại, luôn tỏa sáng rực rỡ giữa lòng đất nước và chiếu qua trái tim của mỗi con người khác nhau.

Nó là niềm động lực giúp cho thế hệ trẻ chúng ta phấn đấu và phát triển. Nhà thơ muốn nhấn mạnh sức mạnh của lí tưởng cách mạng và khẳng định sự đúng đắn của nó. Những sự vật tươi đẹp, tràn đầy sự ngọt ngào, nhộn nhịp, được biểu hiện thông qua các tính từ cùng với các biện pháp nghệ thuật so sánh và ẩn dụ.

Tâm hồn bên trong nhà thơ đã tới “trăm nơi” và chia sẻ những sự khó khăn tự nguyện, chân thành tới những đồng bào cụ thể. Như một lời nhắc nhở rằng nếu mỗi cá nhân hòa hợp với nhau thì sức mạnh sẽ tăng lên nhiều lần. Với một lòng nhiệt huyết, bài thơ “Từ ấy” một sự khẳng định của nhà thơ đối với con đường chính trị, cách mạng của Đảng. Nó xứng đáng được lan truyền tới thế hệ trẻ như là một tư tưởng sống.

Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… trong bài thơ “Từ ấy”. Qua các dạng bài phân tích “Từ ấy” học sinh giỏi phía trên, hi vọng các bạn đọc có thể tận dụng, tham khảo và vận dụng nó vào các bài văn trên trường, từ đó đạt được điểm số cao hơn, vượt xa những gì bản thân mong đợi.

Xem thêm: Phân tích đoạn 1 của bài thơ “Tây Tiến” – Quang Dũng hay, đầy đủ nhất

Phân Tích, Văn Học -