Phân tích “Tây Tiến” đoạn 2 của Quang Dũng chọn lọc nhất
Phân tích “Tây Tiến” đoạn 2 ta thấy hiện lên hình ảnh những người lính bi tráng. Đọc ngay dàn ý, một số dạng đề văn đầy đủ nhất!
Với ngòi bút tài hoa, tâm hồn lãng mạn và chất liệu ký ức đầy chân thật, Quang Dũng đã viết lên bài thơ “Tây Tiến” vô cùng đặc sắc, ấn tượng. Mời bạn đọc tham khảo bài viết phân tích “Tây Tiến” đoạn 2 dành cho học sinh giỏi dưới đây để có kiến thức sâu hơn về bài thơ ý nghĩa này.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích “Tây Tiến” đoạn 2
Trước khi bước vào phân tích sâu khổ thơ, mời bạn đọc theo dõi dàn ý phân tích “Tây Tiến” đoạn 2 chi tiết đã được chọn lọc sau đây. Hy vọng, dàn ý này sẽ giúp bài viết của bạn logic, mạch lạc và đủ ý hơn.
Mở bài “Tây Tiến” đoạn 2
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Giới thiệu tác giả: Quang Dũng là một nhà thơ tiêu biểu của nền văn học kháng chiến miền Nam, chiếm trọn trái tim những người yêu thơ bằng một hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn.
+ Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Tây Tiến” được Quang Dũng sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, lời thơ hiện lên như tiếng nhớ thương, cảm phục, đau xót của ông dành cho đồng đội.
– Dẫn dắt vào vấn đề: Đoạn 2 của bài thơ “Tây Tiến” đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về những kỉ niệm sống động, lãng mạn, tài hoa mà những người lính Tây Tiến đã cùng nhau tạo nên nơi Tây Bắc khắc nghiệt.
Thân bài phân tích “Tây Tiến” đoạn 2
– Hai câu thơ đầu: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/ Kìa em xiêm áo tự bao giờ”.
+ “Doanh trại”: Nơi làm việc và sinh hoạt của bộ đội, có tính kỷ luật cao, do vậy cuộc sống ở nơi đây vô cùng khắc nghiệt, khô khan.
+ “bừng”: Động từ thể hiện sự tỏa ra mạnh mẽ của ánh sáng, rực rỡ và sống động.
+ “Hội đuốc hoa”: Đây là một từ Hán Việt có nghĩa là hoa chúc, vừa ẩn chứa sự duyên dáng, vừa bao hàm sự rạng rỡ, trong câu thơ của Quang Dũng có thể hiểu là lễ hội, là đêm lửa trại, mang màu sắc tình yêu.
+ “Kìa em”: Thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, nhưng vẫn rất ân cần và trìu mến.
+ “Xiêm áo”: Trang phục dân tộc đẹp đẽ của những thiếu nữ xinh xắn, duyên dáng trong đêm “hội đuốc hoa”.
– Hai câu thơ sau: “Khèn lên man điệu nàng e ấp/ Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.
+ “Khèn”: Một loại nhạc cụ lâu đời của người dân Tây Bắc, mang giá trị văn hóa sâu sắc, lâu đời.
+ “Man điệu”: Là điệu nhạc vui tươi, điệu múa uyển chuyển mang âm hưởng, màu sắc của Tây Bắc.
+ “E ấp”: Thể hiện sự ngại ngùng, e thẹn của những thiếu nữ dân tộc xinh xắn và mộc mạc.
+ “Xây hồn thơ”: Vẻ đẹp tâm hồn rất đỗi thơ mộng, trữ tình và tài hoa của những người lính Tây Tiến.
– Bốn câu thơ tiếp theo:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
+ Chiều sương”: Hiện tượng thời tiết điển hình của núi rừng Tây Bắc, cho thấy khung cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, lãng mạn.
+ “Ấy”: Làm câu thơ vừa khái quát, vừa cụ thể, qua đó giúp hình ảnh thơ “chiều sương” trở nên rất nổi bật và đặc biệt.
+ “Hồn lau”: Tái hiện vẻ đẹp của những cánh rừng lau Tây Bắc qua màn sương, một vẻ đẹp vừa sống động, chân thực, vừa rất có hồn, nên thơ.
+ “Nẻo bến bờ”: Cho thấy sự bất tận, bao la, mênh mông của những hàng lau rừng, lau mọc khắp các ngả đường, khe núi, dường như đã trở thành linh hồn của vùng đất Tây Bắc.
+ “Có thấy – có nhớ”: Biện pháp điệp cấu trúc, giúp Quang Dũng làm nổi bật nỗi nhớ thương, xao xuyến.
+ “Dáng người trên độc mộc”: Dáng vẻ thướt tha, duyên dáng, uyển chuyển của con người Tây Bắc, của những người lính đã gắn bó với mảnh đất mộc mạc mà yêu dấu này.
+ “Dòng nước lũ – hoa đong đưa”: Hình ảnh thơ mang ý nghĩa đối lập nhưng lại rất nên thơ, hài hòa, vừa cho thấy Tây Bắc hùng vĩ, khắc nghiệt, vừa làm nổi bật dáng vẻ dịu mềm, tình tứ của con người trên khung cảnh thiên nhiên ấy.
Kết bài “Tây Tiến” khổ 2
– Khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật:
+ Giá trị nội dung: Quang Dũng đã khắc họa bức tranh thiên nhiên tráng lệ để làm nền cho sự xuất hiện hiên ngang, sừng sững của những người lính Tây Tiến, vẫn trên cái nền ấy, tâm hồn tài hoa, lãng mạn của con người Tây Bắc, của những người lính đã trở nên nổi bật vô cùng.
+ Giá trị nghệ thuật: Phong cách tài hoa, phóng khoáng, trữ tình, hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi, cách dùng từ độc đáo của Quang Dũng hiện lên như điểm sáng của toàn khổ thơ.
– Nêu cảm nhận về khổ 2 và toàn bài thơ “Tây Tiến”.
Một số dạng đề văn phân tích “Tây Tiến” đoạn 2
Trong quá trình học, các bạn sẽ gặp một số dạng đề văn phân tích “Tây Tiến” đoạn 2. Bài viết này sẽ giúp các bạn tổng hợp một số đề bài quen thuộc cùng các bài viết mẫu chi tiết và hay nhất.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận khổ 2 “Tây Tiến”
Tiếp nối mạch thơ khổ 1, đến khổ 2 bài “Tây Tiến”, Quang Dũng vẫn tiếp tục khắc họa chân dung những người lính cụ Hồ. Nhưng lần này, những người lính đã hiện lên với một tâm hồn lãng mạn, tài hoa giữa những kỉ niệm đẹp đẽ và đáng nhớ:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Chỉ với một động từ “bừng”, Quang Dũng đã có thể thay đổi toàn bộ mạch cảm xúc của đoạn thơ. Không còn là núi cao và thác ghềnh, nguy hiểm và khắc nghiệt, thay vào đó là những đêm “hội đuốc hoa” vui tươi và náo nhiệt ở doanh trại. “Hội đuốc hoa” có thể là những buổi liên hoan lửa trại, những buổi giao lưu văn nghệ của đoàn quân với bà con miền núi. Không khí tưng bừng, rộn rã tràn về, lấn át mọi gian khổ, khó khăn. Ngọn lửa trại “bừng cháy” xua đi mọi giá rét của đêm dài, mọi tăm tối, bi thương của chiến tranh, đem đến hơi ấm của tình người, sức trẻ của đời lính. Những người lính tạm quên đi chiến trường khốc liệt để trái tim mình được hưởng trọn vẹn niềm vui hiếm có này.
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”
Buổi “hội đuốc hoa” còn có sự tham gia của những nàng thiếu nữ Tây Bắc. Những nàng thiếu nữ ấy xinh xắn, duyên dáng đến độ Quang Dũng phải thốt lên 2 từ “kìa em” đầy ngỡ ngàng, sửng sốt. Họ góp cho đêm hội điệu nhảy uyển chuyển, điệu nhạc du dương mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Trong bộ xiêm y xinh đẹp, độc đáo, những cô gái xuất hiện, đem đến cho doanh trại, cho trái tim người lính nguồn sinh khí và niềm cảm xúc mới. Trái tim người lính bị làm cho đắm say, mê mẩn, tâm hồn họ cũng trở nên bay bổng, phiêu du lạ kỳ.
Để rồi trong không khí nào nhiệt, khung cảnh nên thơ ấy, đoàn quân Tây Tiến mơ màng nhớ về kỷ niệm, nhớ về chiến trường, nhớ về vùng đất Viên Chăn. Đoàn quân Tây Tiến được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới, làm hao mòn lực lượng quân Pháp, do vậy họ đã có cơ hội được đến và gắn bó với Viên Chăn. Đất lạ thành quen, xa là nhớ, đi là mơ về.
“Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Thế mới thấy, dù cuộc sống thiếu thốn, nguy hiểm có thể lấy đi của họ cái dáng vẻ điển trai, hào nhoáng nhưng mãi không thể làm vơi bớt trong họ tinh thần anh dũng, bất khuất, tâm hồn phóng khoáng, bay bổng. Những người lính Tây Tiến đều là những chàng trai mười tám, hai mươi. Họ lớn lên nơi đất Hà thành nghìn năm văn hiến, uống nước sông Hồng chứa chở mấy ngàn đời tinh hoa, thế nên tâm hồn họ rất thơ và rất lãng mạn.
Trong dòng chảy miên man của nỗi nhớ, của kỷ niệm, ngòi bút Quang Dũng bỗng lắng lại thật sâu, rồi tập trung miêu tả một buổi chiều Tây Bắc đầy sương:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Ngòi bút tinh tế, tài hoa của Quang Dũng đã khắc họa ra một không gian bảng lảng khói sương, mơ màng như chơi vơi giữa cõi thực và cõi mộng. Thực trong khí trời, màu đất, cảnh vật Tây Bắc, mộng trong cái mờ ảo, nên thơ sương khói. Tất cả đã cùng kết hợp, hòa quyện để tạo ra một miền cổ tích giữa đời thường thực tại, chứ không còn là Tây Bắc máu lửa, khắc nghiệt. Thế mới đủ thấy cái tài hoa, lãng mạn trong phong cách của Quang Dũng. Chỉ với một vài đường nét, nhà thơ đã gợi lên một vẻ đẹp rất khác của miền đất này, để rồi cái hồn của cảnh vật, của con người hiện lên cũng thật sinh động và đầy sức hút.
Sự sinh động, sức hút ấy được thể hiện trước hết ở hình ảnh “hồn lau” của Quang Dũng. Những cây lau không phải là vô tri vô giác, ngược lại chúng cũng có linh hồn, có hơi thở. Và không phải chỉ là một bông lau mà là “hồn lau nẻo bến bờ”, lau hiện hữu khắp các ngọn đồi, dãy núi, theo chân người lính trên mọi cung đường hành quân. Vùng đất Tây Bắc vì thế mà mang một vẻ đẹp hoang dại, đơn sơ như một vùng đất tiền sử. Phải nói rằng, hồn thơ Quang Dũng nhạy cảm, tinh tế vô cùng, để rồi ông có thể để lòng mình hòa làm một với thiên nhiên, cảm nhận được sự sống của những bông lau lau đang giăng mắc dọc nẻo bến bờ. Hình ảnh thơ này làm ta nhớ đến những vần thơ của Chế Lan Viên:
“Ai đi biên giới cho lòng ta theo với
Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình
Bạt ngàn trắng ở tận cùng bờ cõi
Suốt một đời cùng với gió giao tranh”
Trong khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trữ tình, hình ảnh con người càng trở nên nổi bật, đắt giá:
“Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Cái tài của Quang Dũng được thể hiện ở nghệ thuật không cần tả mà vẫn gợi liên tưởng. Chỉ với một câu thơ ngắn gọn, ông đã khiến người đọc hình dung được cái dáng mềm mại uyển chuyển, thướt tha của cô thiếu nữ trên chiếc thuyền độc mộc. Con người rất tình, rất thơ, xuất hiện và làm trung tâm của một cảnh thơ rất lãng mạn. Hẳn rằng, đây là lý do khiến nhà thơ phải ngây ngất, phải đắm say trước cảnh và người Tây Bắc.
Người điểm tô cho cảnh thêm sống động, cảnh lại tình tứ, làm duyên cho người thêm thướt tha. Giữa dòng nước cuộn trào, xiết chảy, bông hoa rừng đong đưa, trôi nhẹ nhàng. Dường như, cảnh và người đã hòa làm một, cùng đồng điệu, cùng quấn quýt, cùng làm mê đắm trái tim lãng mạn, bay bổng của Quang Dũng. Bức tranh Tây Bắc bỗng trở nên thơ mộng, mỹ lệ đến lạ kỳ. Người ta vẫn bảo rằng Tây Bắc là xứ rừng thiêng nước độc, hẳn rằng người ta chưa từng một lần thả hồn mình vào bài thơ này của Quang Dũng. Có nhà thơ cũng từng miêu tả Tây Bắc đẹp như thế:
“Hoa ban trắng dịu dàng như thiếu nữ
Tuổi dậy thì mang dáng vẻ kiêu sa
Rừng ban tím bên triền đồi ban đỏ
Cả khung trời như chỉ để bày hoa. ”
Đề bài: Viết đoạn văn nghệ thuật đoạn 2 “Tây Tiến”
Chủ đề người lính đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ thả hồn sáng tác. Có những tác phẩm được thêu dệt từ những câu chuyện được nghe kể lại, nhưng cũng có những tác phẩm được tô vẽ lên bằng màu của ký ức, màu của kỷ niệm. Và bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng là một trong số đó. Có thể nói, bên cạnh những giá trị nội dung ý nghĩa, tác phẩm còn chứa đựng những chi tiết nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Điều này được thể hiện rõ nhất ở khổ thơ thứ 2 của bài thơ:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Cách sử dụng các hình ảnh ẩn dụ có thể xem là nét nghệ thuật nổi bật nhất toàn khổ thơ. “Đuốc hoa” là tên gọi của mọi loại nến vẫn thường được đốt trong đêm tân hôn, nhưng trong câu thơ của Quang Dũng, nó lại được sử dụng với ý nghĩa hoàn toàn khác. “Đuốc” soi sáng đêm sương ở Tây Bắc, cùng người chiến sĩ Tây Tiến chinh phục mọi chặng đường hành quân. Và “đuốc” cũng là ngọn lửa trại cháy bập bùng, sáng rực rỡ trong những đêm hội liên hoan ở doanh trại. Nghệ thuật ẩn dụ đã thổi vào khổ thơ nguồn cảm hứng lãng mạn, thổi vào đêm lạnh núi rừng hơi ấm tình người, tình quân và dân.
“Hoa đong đưa” cũng là một hình ảnh ẩn dụ khác của Quang Dũng. Hoa là thiên nhiên, là cảnh vật Tây Bắc và hoa cũng là tượng trưng cho những cô thiếu nữ miền sơn cước. Hoa trôi nhẹ, khẽ khàng đưa theo dòng nước như bóng dáng cô gái duyên dáng, thướt tha, đang lao động hăng say, cần mẫn làm đẹp cho quê hương, xứ sở. Tây Bắc vì thế mà thêm đẹp, vì thế mà thêm thơ.
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Bên cạnh đó, bức tranh của Quang Dũng còn thêm phần sống động nhờ biện pháp tu từ nhân hóa. Bông lau không phải là vô tri, vô giác, mà đã được nhà thơ ưu ái ban cho hơi thở của sự sống, trở thành “hồn lau”. Lau hiện hữu khắp các cánh rừng, dãy núi, theo bước chân người lính trên đường chặng đường hành quân. Lau đã trở thành kỉ niệm, để rồi đi xa là nhớ, là thương. Và phải chăng, “hồn lau” kia là nỗi nhớ, là tâm hồn đoàn quân Tây Tiến đã vương lại ở vùng đất này.
Một nét nghệ thuật đặc sắc khác trong khổ thơ 2 của Quang Dũng là nghệ thuật điệp cấu trúc “Có thấy” – “Có nhớ”. Phép nghệ thuật này đã nhấn mạnh, đẩy đưa cảm xúc của nhà thơ lên tới cao trào và đỉnh điểm. Người đọc dường như thấu rõ mọi tiếng lòng, mọi nỗi niềm mà nhà thơ nói riêng và đoàn quân Tây Tiến nói chung dành cho Tây Bắc. Tây Bắc trong ký ức người lính gian khổ, đầy khó khăn nhưng cũng đẹp đẽ và đáng quý vô cùng. Gần thì yêu, xa thì vấn vương, thương nhớ. Những người lính nhớ “hồn lau nẻo bến bờ”, nhớ “dáng người trên độc mộc”, nhớ cả cảnh “hoa đong đưa”.
Tất cả đã đi sâu vào tiềm thức, trở thành hoài niệm, trở thành một phần cuộc đời của đoàn quân Tây Tiến. Tây Bắc không chỉ đơn giản là chiến trường, mà là nơi những người lính cùng sống và cùng chiến đấu. Như Chế Lan Viên đã từng khẳng định:
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu”
Ngoài ra, Quang Dũng còn sử dụng rất thành công hình ảnh mang ý nghĩa đối lập ở câu cuối của khổ thơ. Cụ thể, trên dòng nước lũ cuộn trào, chảy xiết, cánh hoa chỉ khẽ khàng đong đưa. Cái dữ dằn ấy của dòng nước trái ngược hoàn toàn với vẻ đẹp uyển chuyển, mềm mại của cánh hoa. Hoa cứ đẹp, cứ duyên mặc cho cho bị đưa đẩy, vùi dập giữa dòng, như những thiếu nữ Tây Bắc cứ xinh, cứ hiền hòa giữa núi rừng khắc nghiệt, lắm gian lao.
Có thể nói rằng, khổ thơ thứ hai đã giúp người đọc thấu hiểu hơn tâm hồn tài hoa, lãng mạn, tường tận hơn phong cách phóng khoáng, đa tình của Quang Dũng. Bằng ngòi bút tài năng và màu của kí ức, nhà thơ đã sáng tạo lên những chi tiết nghệ thuật vô cùng đặc sắc, độc đáo, qua đó truyền tải nỗi nhớ, niềm thương một cách chân thành, sâu lắng.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích “Tây Tiến” đoạn 2
Bài thơ “Tây Tiến” có thể được xem là tác phẩm nổi bật nhất sự nghiệp thơ của Quang Dũng. Với ngòi bút lãng tử, tài hoa cùng ý thơ thi vị, độc đáo, bài thơ đã tái hiện trước mắt người đọc hiện thực chiến tranh đầy khốc liệt, nhưng nổi bật hơn cả vẫn là chân dung người lính Tây Tiến oai hùng, bất khuất với một tâm hồn rất đỗi tài hoa, lãng mạn. Và sự tài hoa, lãng mạn ấy được thể hiện rõ nhất ở khổ 2 của bài thơ:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về viên chăn xây hồn thơ”
Sau những chặng đường hành quân mệt mỏi, những trận chiến máu lửa, hiểm nguy, những người lính lại cùng nhau tạo nên những buổi “hội đuốc hoa” ở doanh trại. Đó là những buổi liên hoan, giao lưu văn nghệ hiếm hoi nhưng có sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn. “Hội đuốc hoa” làm “bừng” lên trong những người lính nhiệt huyết, sức sống tuổi trẻ, làm cháy sáng ngọn lửa tình người, tình quân dân ấm áp giữa nơi núi rừng lạnh giá.
Buổi “hội đuốc hoa” còn có sự tham gia của các cô thiếu nữ miền sơn cước “Kìa em xiêm áo tự bao giờ”. Các cô gái trở thành trung tâm của đêm hội, gieo vào trái tim những người lính chút bồi hồi, nhớ thương. Họ xinh đẹp trong bộ váy áo của dân tộc mình, duyên dáng trong điệu nhảy mang đậm dấu ấn văn hóa. Khung cảnh đẹp như mơ ấy khiến Quang Dũng phải bất giác thốt lên: “Kìa em xiêm áo tự bao giờ”. Chỉ bằng một từ “kìa”, nhà thơ đã có thể cho người đọc cảm nhận được tất cả sự sửng sốt, ngỡ ngàng của những người lính Tây Tiến. Một chút tình cùng với một chút đáng yêu, làm buổi “đuốc hoa” càng thêm thi vị, đẹp đẽ.
Trong ký ức của Quang Dũng, những đêm liên hoan còn ồn ào, náo nhiệt vô cùng với “Khèn lên man điệu nàng e ấp”. “Khèn” là một loại nhạc cụ truyền thống của người dân Tây Bắc, âm thanh đặc trưng và rất vang vọng. Tiếng khèn đã làm thành một khúc nhạc du dương, để rồi trên nền giai điệu ấy, những thiếu nữ sơn xuất hiện thật thướt tha, duyên dáng trong những điệu nhảy uyển chuyển. Với trái tim nghệ sĩ cùng tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm với cái đẹp, những người lính Tây Tiến đã bị cuốn hút mà trở nên say đắm, si mê. Họ cùng nhau để hồn mình tự do bay bổng, tự do hòa hợp, tự do phiêu du trong thế giới rực rỡ, mộng mơ ấy, rồi xây lên “hồn thơ” của riêng mình.
Những người lính Tây Tiến phải trải qua con đường hành quân đầy gian nan, thử thách. Đó là vùng đất Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch hoang vu, hẻo lánh, là những cánh rừng ngút ngàn đêm đêm “cọp trêu người”, là những ngọn núi chênh vênh, cao chót vót, “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Thế nhưng, tâm hồn những người lính Tây Tiến vẫn rất lãng mạn, hào hoa, trong họ vẫn còn y nguyên cái chất, cái hồn của những thanh niên trí thức Hà Nội. Cũng phải thôi, là những chàng trai lớn lên từ đất Hà thành nghìn năm văn hiến nên cái điệu nghệ sĩ, cái chất phóng khoáng, cái vẻ lãng tử đã thấm sâu tiềm thức, tâm hồn những chàng trai Tây Tiến rồi.
Vẫn mạch thơ nhẹ nhàng, sâu lắng ấy, ở 4 câu thơ tiếp theo của khổ 2, Quang Dũng hướng ngòi bút để miêu tả một buổi chiều đầy sương ở vùng đất Tây Bắc:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Bức tranh chiều sương Tây Bắc từ từ hiện ra trong những nét vẽ mềm mại, tinh tế của Quang Dũng. Đó là một bức tranh thuỷ mặc với hồn lau bến nách, mờ ảo với sương giăng bảng lảng, sống động với con người, cánh hoa đong đưa. Quang Dũng đã phủ lên cảnh vật màu buồn của “Chiều sương”, phảng phất lên câu từ chút xưa cũ của kỉ niệm.
Phải nói rằng, cách dùng từ của Quang Dũng vô cùng độc đáo. Chữ “ấy” bắt vần với chữ “thấy”, làm cho câu thơ trùng xuống như một nốt trầm, để rồi nhắc nhớ người đọc về những hoài niệm bâng khuâng. Dường như, bị chi phối bởi cảm xúc, chịu tác động của nỗi nhớ, nên cảnh vật cũng mang hơi thở của tâm trạng. Để rồi, những bông hoa lau khẽ khàng, lay động trên những bến bờ, nẻo đường cũng trở nên có hồn. Hồn ấy là hồn thương, hồn nhớ, hồn xúc động và hồi vẫn vương. Ý thơ của Quang Dũng đã làm Tây Bắc hiện lên đẹp đẽ, hoang dại như một bờ tiền sử, mơ màng, mờ ảo như vùng đất của ký ức. Ta cũng đã từng bắt gặp một “hồn lau” rất buồn trong thơ của Hoàng Hữu:
“Trường vắng mưa mờ buông dốc xa
Dày leo nửa mái sắc rêu nhoà
Người xa phơ phất hồn lau gió
Thổi trắng chân đồi như khói pha”
Trong khung cảnh ấy, hình ảnh con người xuất hiện và trở thành trung tâm của nỗi nhớ. Đó là hình ảnh cả một thiếu nữ thướt tha, duyên dáng và uyển chuyển. Thiếu nữ ấy không đơn lẻ, cô độc mà hòa hợp cùng thiên nhiên. Như cánh hoa đong đưa, nhẹ trôi giữa dòng nước lũ, thiếu nữ mang vẻ thẹn thùng, nhẹ nhàng và tinh tế. Có thể thấy, trong ý thơ của Quang Dũng, con người đang làm duyên cho núi rừng, khiến Tây Bắc thêm tình, thêm thơ.
Khổ 2 của bài thơ “Tây Tiến” nói riêng và toàn tác phẩm có thể xem là những vần thơ đặc sắc nhất sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng. Bằng giọng thơ chân thành, lắng đọng, hình ảnh thơ chân thực, giàu sức gợi, khổ thơ đã thành công gói ghém mọi nỗi niềm nhớ nhung, thương tiếc và nể phục trong toàn bài để gửi đến người đọc. Hy vọng, bài phân tích “Tây Tiến” đoạn 2 phía trên đã giúp các bạn cảm nhận được những cảm xúc thi vị ấy một cách trọn vẹn, tinh tế nhất.
Xem thêm: Phân tích khổ 1 bài “Từ ấy” của tác giả Tố Hữu hay nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích truyện cổ tích “Tấm Cám” đầy đủ và hay nhất
Phân tích khổ 8 9 bài “Sóng” nhà thơ Xuân Quỳnh đầy đủ nhất
Phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” chọn lọc hay nhất
Phân tích 2 khổ đầu bài “Sóng” – Xuân Quỳnh chọn lọc nhất
Phân tích khổ 4 “Đoàn thuyền đánh cá” tác giả Huy Cận chọn lọc
Phân tích 8 câu đầu bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
Phân tích khổ 2 “Từ ấy” tác giả Tố Hữu chọn lọc hay nhất