Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương lớp 11

Vừa rồi website đã nêu một số cảm nhận về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương, trong hướng dẫn này sẽ là phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của tác giả Phan Bội Châu, mời các bạn tham khảo cũng như đưa ra một số ý kiến đánh giá về bài viết mà chúng tôi chia sẻ.

Bài văn mẫu phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Bài văn mẫu phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu

Nội dung bài viết

Vài nét tác giả tác phẩm

Tác giả

Phan Bội Châu (1867-1940) với hiệu là Sào Nam quê quán tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra trong gia đình gia giáo, nổi tiếng là thần đồng, đỗ Trạng Nguyên.

Cuộc đời hoạt động cách mạng, thành lập hội Duy Tân, khởi xướng phong trào Đông Du phong trào cách mạng đầu thế kỷ 20.. Phan Bội Châu người tiên phong cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.

Trong 15 năm cuối đời bị giam giữ, ông vẫn không ngừng đấu tranh và được quần chúng nhân dân yêu mến.

Tác phẩm

Lưu biệt khi xuất dương là bài thơ được Phan Bội Châu sáng tác năm 1905 (đầu thế kỷ 20). Thời điểm tác giả trước khi ra nước ngoài tìm con đường giải phóng và cứu nước.

Bài thơ thể hiện ý chí và khát vọng của Phan Bội Châu buổi đầu lên đường cứu nước.

Đề bài: Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Dàn ý Lưu biệt khi xuất dương

I. Mở bài

– Trình bày cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, nhà yêu nước Phan Bội Châu.

– Nêu lên nội dung chính và sự quan trọng bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (tinh thần yêu nước của tác giả).

II. Thân bài

– Phân tích 2 câu thơ đề: Quan niệm của tác giả về chí làm trai trong trời đất.

+ Quan niệm đấng nam nhi phải có khát vọng, không cam chịu để cho trời đất xoay chuyển mình.

+ Chí làm trai phải dựa vào tài năng bản thân.

– Phân tích 2 câu thực: nêu lên ý thức và trách nhiệm bản thân trước thời thế hiện tại.

+ Câu 3: trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc, vai trò, tầm quan trọng cá nhân với thời thế hiện nay.
+ Câu 4: Nghi vấn “cánh vô thuỳ” (há không ai?) khát vọng sống cống hiến nhằm dâng hết những điều tốt đẹp cho cuộc đời.

=> Ý thức rõ về trách nhiệm của cá nhân, tự nguyện gánh vác trọng trách của lịch sử.

– 2 câu luận : Quan niệm cá nhân Phan Bội Châu trước tình cảnh của đất nước “Non sống đã chết”, “đất nước rơi vào tay giặc”.
Quan niệm mới mẻ, khác với người xưa khi khẳng định “sống thêm nhục”.

Phan Bội Châu cảm nhận sự tồn vong cá nhân liên quan trực tiếp với sự tồn vong dân tộc. Ông đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao nhất đối lập với quan điểm cứu nước lỗi thời, lạc hậu của các nhà Nho đương thời.

– Hai câu kết: Tầm vóc và khát vọng của nhà cách mạng trước khi lên đường.

“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ
Tiên trùng bạch lãng nhất tề phi”
=> Hình tượng kì vĩ được dùng trong câu kết như “trường phong” (ngọn gió dài) “Thiên trùng bạch lãng” (ngàn lớp sóng bạc) thể hiện tư thế lớn lao sánh ngang vũ trụ của nhà hoạt động cách mạng.

=> Ý chí con người mạnh mẽ, vươn mình ra bốn phương, thể hiện bản lĩnh cá nhân.

III. Kết bài

– Nêu lại những nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật của bài thơ.

– Nêu giá trị tư tưởng của tác phẩm.

– Liên hệ với ý chí, khát vọng nhà yêu nước trong thời điểm hiện tại.

Ý nghĩa nội dung của “Lưu biệt khi xuất dương”

Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” chính là lời từ biệt ra đi tìm đường cứu nước của người cách mạng Phan Bội Châu. Nó đã thể hiện chí khí của thời đại những năm đầu thế kỉ XX, khí phách của người anh hùng. Cả bài thơ đã khắc họa nét đẹp lãng mạn của người anh hùng với khí phách thời đại: có chí khí lớn lao và táo bạo, dám đối đầu với đất trời, vũ trụ để khẳng định bản thân. Ngoài ra Phan Bội Châu còn đặt đến vấn đề của thực tại lúc bấy giờ. Khi đất nước lâm nguy, thì mỗi người công dân phải có trách nhiệm và thái độ không cam chịu, dám ra đi để tìm chân lý mới.

Đặc sắc nghệ thuật của “Lưu biệt khi xuất dương”

“Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Vốn dĩ là một thể thơ cổ điển nhưng vẫn có những nét mới mẻ thể hiện cái đặc sắc trong nghệ thuật của Phan Bội Châu. Điều đó được thể hiện qua âm hưởng và giọng điệu của bài thơ. Nếu cảnh chia ly thường mang âm hưởng buồn, thì với bài thơ này, giọng điệu lại mang vẻ hào hùng lãng mạn và hăm hở trào dâng. Ngoài ra tác giả còn sử dụng những hình ảnh mang ý nghĩa kì vĩ, lớn lao. Những câu thơ mang đậm nét lãng mạn, sử thi với cảm hứng dạt dào, trở thành mạch cảm xúc xuyên suốt của bài thơ.

Xem thêm >>> Bài văn mẫu lớp 11: Phân tích bài Lưu biệt khi xuất dương

 

Phân tích Lưu biệt khi xuất dương tham khảo

Phan Bội Châu nhà yêu nước, anh hùng giải phóng dân tộc nổi tiếng trong lịch sử hiện đại Việt Nam, Phan Bội Châu chính là người khởi xướng các phong trào giải phóng Tổ quốc trong những năm đầu thế kỉ XX như Hội Duy Tân, phong trào Đông du, Việt Nam Quang Phục Hội. Tên tuổi của ông cũng nổi tiếng với nhiều bài thơ, cuốn sách,  bài văn tế…Phan Bội Châu luôn mang trong mình lý tưởng, khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước dân chủ tiến bộ.

“Lưu biệt khi xuất dương” được viết bằng chữ Hán, thể thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng trong đầu thế kỉ XX : táo bạo, nhiệt huyết lý tưởng giải phóng dân tộc luôn dâng cao. Ông đã cho người đọc thấy được không khí cách mạng sục sôi giai đoạn đầu thế kỉ XX của những con người yêu nước và tiến bộ của nước nhà.

Mở đầu bài thơ như là một tuyên ngon lí tưởng:

“Sinh vi nam tử yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.”

Làm trai trong trời đất không thể sống tầm thường, không được sống thụ động cho trời đất “tự chuyển dời”. Câu thơ mở đầu đã thể hiện tư thế, ý chí nam nhi, tài năng của người cách mạng mong muốn làm nên sự nghiệp lớn, xoay chuyến trời đất.

Tiếp tục bài thơ tác giả khẳng định:

 

Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ.

Trong khoảng trăm năm cần có tớ,

Sau này muôn thuở, há không ai ?)

Tác giả đã khẳng định mạnh mẽ và đầy khí phách về sức mạnh con người trước càn khôn. Sự đề cao cái Tôi  của nhà thơ chính là khẳng định trách nhiệm của người thanh niên yêu nước đối với vận mệnh dân tộc. Câu thơ cũng làm cho nhiều người tỉnh ngộ và khơi gợi sự tinh thần đấu tranh. Tác giả Phan Bội Châu như muốn ra sức kêu gọi sự tranh đấu của những con người yêu nước.

Những đoạn thơ đầu tiên tác giả đã khẳng định chí nam nhi, đoạn sau nói về trách nhiệm của nam nhi:

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si

(Non sông đã chết, sống thêm nhục,

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài !)

Khi đất nước đang bị xâm lăng, non sông đã chết, ta sống chỉ thêm sự nhục nhã, đau đớn. Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, người học có vùi mài kinh sử cũng trở nên vô nghĩa. Vào thời điểm đó, ý muốn ra đi tìm đường cứu nước là lí tưởng của thời đại. Câu thơ trên không có ý chê bai việc học mà chỉ có ý khuyên con người ta phải sống với thời cuộc trước mắt. Câu thơ trên còn thể hiện nỗi đau của tác giả khi mà đất nước suy tàn, dân chúng lầm than, đạo đức xã hội xuống cấp đã khiến con người có trách nhiệm với dân tộc nhìn thấy mà lòng quặn đau.

Đoạn kết của bài thơ Lưu biệt khi xuất dương đã thể hiện quyết tâm, ý chí , hi vọng lớn của tác giả trên con đường mình đã chọn:

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

(Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.)

Giọng thơ sục sôi, tràn đầy hi vọng và quyết tâm đi đến nước Nhật để tìm con đường cứu nước. Hình ảnh kết thúc bài thơ vô cùng mạnh mẽ, hào hùng, đó là sự khí phách của con người bắt kịp với thời đại mới. Với hi vọng về ngay mai tươi sáng hơn.

Bài thơ giọng điệu hào hùng, từ ngữ hấp dẫn là một bài ca hào hùng về chí làm trai nguyện dấn thân mình vào sự nghiệp cứu nước của dân tộc. Bài thơ mãi là tấm gương mà người đời luôn noi theo.

Với phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương sẽ là các gợi ý quan trọng giúp các bạn viết văn điểm cao. Chúc các bạn có kết quả cao.

 

 

 

 

Lớp 11 -