Phân tích khổ cuối “Nói với con” của Y Phương hay và đầy đủ nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài mẫu phân tích khổ cuối “Nói với con” dưới đây. Mong rằng sẽ hữu ích và thuận tiện cho các bạn trong quá trình tìm tư liệu để phục vụ cho việc học của mình.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích khổ cuối bài thơ “Nói với con”
Sau đây là bài dàn ý phân tích khổ cuối bài thơ “Nói với con” được soạn kĩ lưỡng và đầy đủ cho các bạn. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Mở bài khổ cuối bài “Nói với con”
– Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm:
+ Nhà thơ Y Phương sinh ra trong một gia đình dân tộc Tày. Là nhà thơ có bản sắc tương đối rõ ràng, phong cách thơ trong sáng, hồn nhiên, chân thành, giàu cảm xúc. Điều này được thể hiện rõ trong bài thơ “Nói với con”.
– Đi vào vấn đề chính, dẫn dắt khổ cuối bài “Nói với con”, trích dẫn khổ thơ.
+ “Nói với con” là một bài thơ nói về tình cảm thiêng liêng của một người cha dành cho đứa con máu mủ ruột thịt của minh, tình cảm ấy thật cao quý bằng những lời trò chuyện thủ thỉ, chia sẻ của người cha với đứa con của mình được thể hiện đậm nét trong khổ cuối bài thơ “Nói với con”.
Thân bài phân tích khổ cuối bài “Nói với con”
– Những tính cách cao quý, phẩm chất tốt đẹp của “người đồng mình”:
+ “Người đồng mình” cách gọi người sống cùng một vùng, cùng một miền quê nghe thật gần gũi, thân thương. Nói một cách theo nghĩa rộng hơn là người cùng trong một dân tộc, một đất nước.
+ “Cao” và “xa” thể hiện sự gian khổ, thử thách mà con người phải đối mặt với cuộc sống.
+ “Sống như sông như suối” dù có khó khăn, gian lao trước thử thách của cuộc sống nhưng tác giả vẫn chấp nhận, đối mặt với khó khăn để quyết tâm vượt qua nghịch cảnh “đá gập ghềnh” “thung nghèo đói”. Câu thơ thể hiện ý chí mạnh mẽ, sống lạc quan chấp nhận thử thách để vươn lên để có một ngày mai tươi sáng, không còn sự đói nghèo nữa.
+ Hình ảnh đối lập về ngoại hình “thô da thịt” và tâm hồn “không hề nhỏ bé” thể hiện vẻ đẹp mộc mạc, chân chất bình dị nhưng tâm hồn không hề nhỏ bé mà giàu lòng tự trọng, ý chí mạnh mẽ, khát vọng to lớn muốn phát triển quê hương ngày càng tốt đẹp hơn.
– Người cha tâm sự, nhắn nhủ đôi lời với người con với niềm mong ước lớn lao, sự kỳ vọng vào con của mình.
+ “Con ơi” tiếng gọi thân thương, tha thiết đầy cảm tình. Đó là tình cha con thiêng liêng, tình máu mủ ruột thịt.
+ “Lên đường” người con đã đến tuổi trưởng thành, đã đến lúc phải rời xa gia đình tạo dựng một cuộc đời mới cho mình và cho cả quê hương.
+ “Nghe con” là lời dặn chứa đựng nỗi niềm sâu sắc của người cha đối với con mình trước khi lên đường, lời nhắn nhủ đầy sự kỳ vọng về một tương lai tươi đẹp không còn xa.
– Nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
+ Bài thơ mang giọng điệu gần gũi, thân thương kết hợp với lối thơ tự do, phóng khoáng mang lại vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của người dân vùng cao.
+ Sử dụng nghệ thuật đối lập cùng với phép so sánh và điệp ngữ mang lại cảm xúc cho người đọc.
Kết bài phân tích khổ cuối bài “Nói với con”
– Khái quát nội dung của khổ thơ cuối của bài thơ “Nói với con”.
– Cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp của con người trong khổ cuối bài thơ “Nói với con”.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ cuối “Nói với con”
Để các bạn dễ dàng trong việc học của mình, bài dưới đây đã tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ cuối “Nói với con”. Các bạn cùng tham khảo nhé!
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận 2 khổ cuối bài “Nói với con”
Đã có không ít nhà thơ viết về tình cảm quê hương, gia đình để thể hiện truyền thống của dân tộc luôn nhớ ơn cội nguồn với thế hệ mai sau. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương cũng không ngoại lệ. Tác giả đi từ tình cảm nhỏ là tình cảm cha con, tình cảm gia đình cho đến tình cảm lớn hơn rộng hơn, đó là tình yêu quê hương đất nước. Ở khổ cuối bài thơ “Nói với con” đã diễn tả đậm nét điều đó.
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”
Cụm từ “người đồng mình” được nhắc nhiều lần thể hiện phẩm chất giản dị, mộc mạc tạo nên sự gần gũi, yêu thương. Người cha đã ca ngợi những đức tính cao đẹp của con người quê hương nơi đây nhằm khơi gợi cho con lòng từ hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy tiếp tục xứng đáng với truyền thống ấy.
“Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
Đó là tấm lòng thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn, một cuộc sống tràn ngập niềm vui và sự lạc quan. Tác giả đã sử dụng cách so sánh, điệp từ, điệp ngữ và kết hợp nhiều kiểu câu ngắn dài khác nhau, lời tâm tình của người cha góp phần khẳng định người miền núi tuy có nhiều gian lao, vất vả nhưng họ vẫn luôn sống mạnh mẽ, kiên cường, thiết tha với quê hương.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Không mấy ai nhỏ bé đâu con”
Người cha luôn mong con thủy chung với quê hương, biết chấp nhận khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mình. Người đồng mình mộc mạc, dung dị, giàu ý chí và niềm tin, họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé, yếu đuối về ý chí. Người đồng mình biết cách nâng cao quê hương, xây dựng và duy trì truyền thống phong tục tập quán của mình.
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì lam phong tục”
Người cha muốn nhắn nhủ con phải biết tự hào vào truyền thống tốt đẹp và lối sống nghĩa tình của quê hương và người đồng mình. Cha mong mỏi đứa con sống cao thượng, tự trọng, chân thật dù mộc mạc, đơn sơ để xứng đáng với người đồng mình; tự tin bước đi, bởi sau lưng con còn có gia đình, quê hương, bởi trong tim con sẵn có những phẩm chất quý báu của “người đồng mình”.
“Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”
Bằng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gần gũi, tác giả Y Phương đã mang đến cho bạn đọc một cái nhìn chân thực nhất về tình cảm gia đình của người đồng bào cùng tình yêu to lớn mà họ dành cho quê hương, đất nước của mình. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên những giá trị tốt đẹp vốn có ban đầu và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lên nội dung chính của khổ thơ cuối bài “Nói với con”
Quê hương – nơi chúng ta được sinh ra, nơi “chôn nhau cắt rốn”. Nơi nuôi lớn chúng ta cho ta cuộc sống với đầy kỉ niệm đẹp mặc dù cuộc sống ấy vẫn chưa đủ đầy và còn thiếu thốn. Nhưng đó cũng là động lực cho thế hệ sau cùng phát triển quê hương mình giàu đẹp như cách mà người cha “Nói với con” và dặn dò con mình. Hình ảnh này được thể hiện rõ trong khổ cuối bài “Nói với con”.
Y Phương đã nhớ về quê hương bằng những hình ảnh mộc mạc, bình dị nhất. Hình ảnh cho ta thấy vùng đất nơi đây còn nghèo nàn và lạc hậu. Nhưng đối lập với nó lại là hình ảnh người dân nơi đây hiện lên rất chân chất, giản dị với tấm lòng thiện lương và gần gũi, mang chí lớn xây dựng quê hương phát triển, cuộc sống ấm no.
Nỗi lòng của người con trước những lời dặn dò của cha được khắc họa rõ nét. Người con phải nén lòng khi phải xa quê hương để nuôi chí lớn, với quyết tâm phấn đấu mang về cho quê hương niềm tự hào. Nhưng xen lẫn vẫn là tâm trạng nhớ quê hương nhớ gia đình mình. Chính vì thế mà người cha đã động viên con, giúp con có được động lực để vững bước trước tình cảnh xa nhà vì tương lai của quê hương và lớn hơn là vì đất nước vì dân tộc: “Cao đo nỗi buồn. Xa nuôi chí lớn”.
Cha khuyên con mỗi bước chân đi trên đường đời “dẫu làm sao”. Cho dù cuộc sống phương xa dẫu gặp “thác, ghềnh” trắc trở, khó khăn thế nào đi nữa thì vẫn luôn giữ những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình” sống ngay thẳng “sống như sông như suối”, chính trực, luôn hướng về phía trước.
Tác giả đã vận dụng lối thơ bình dị, hình ảnh quen thuộc, gần gũi thể hiện rõ tâm hồn trong sáng, chân chất của người dân đồng mình. Tình cha con trong bài thơ khiến người đọc cảm động với sự chân tình của người cha dành cho con mình. Và đó cũng là phẩm chất cao đẹp về tình yêu thương gia đình cần được giữ gìn và phát huy cho thế hệ sau.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lên nội dung đoạn 2 bài “Nói với con”
Gia đình, quê hương là cái nôi đầu đời của mỗi con người. Tình cảm gia đình, quê hương là sợi dây vô hình níu giữ bước chân của những con người xa quê với cội nguồn. Với giọng điệu tâm tình nhỏ nhẹ, Y Phương cho ta cảm nhận niềm hạnh phúc gia đình bình dị mà ai trong chúng ta cũng từng được trải qua.
Bài thơ đã diễn tả tình cảm gia đình ấm cúng, phát huy truyền thống nhớ ơn cội nguồn. Thể hiện ở việc cách mà người cha dặn dò con mình luôn nhớ về quê hương, đồng bào và trách nhiệm của bản thân đối với quê hương mình, giúp cho quê hương ngày càng phát triển giàu mạnh.
Bài thơ “Nói với con” của Y Phương cũng là lời nhắc nhở cho thế hệ mai sau luôn gìn giữ phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, ghi nhớ lời dạy sâu sắc của ông cha ta và thế hệ đi trước. Học hỏi và noi gương và phát huy truyền thống tốt đẹp này mãi về sau này không bị mai một. Có như thế đất nước mới phát triển phồn thịnh, nhân dân ấm no hạnh phúc.
Trên đây đã tổng hợp lại một số dạng đề văn phân tích khổ cuối “Nói với con”, dàn ý phân tích khổ cuối “Nói với con”… nhằm giúp các bạn tiết kiệm thời gian trong việc học tập của mình. Hy vọng sẽ giúp các bạn học tập ngày càng tiến bộ hơn!
Xem thêm: Phân tích sự hồi sinh của Chí Phèo – Nam Cao đầy đủ, chi tiết nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích sự hồi sinh của Chí Phèo – Nam Cao đầy đủ, chi tiết nhất
Phân tích bài thơ “Sang thu” ngắn gọn, hay dành cho học sinh giỏi
Phân tích những lần hóa thân của Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám
Phân tích khổ 1, 2 “Sang thu” – Hữu Thỉnh hay và đầy đủ nhất
Phân tích 2 khổ cuối “Đây thôn Vĩ Dạ” hay nhất tác giả Hàn Mặc Tử
Phân tích “Từ ấy” học sinh giỏi thường gặp trong các đề thi
Phân tích đoạn 1 của bài thơ “Tây Tiến” – Quang Dũng hay, đầy đủ nhất