Phân tích đoạn đầu “Bình ngô đại cáo” tác giả Nguyễn Trãi đầy đủ nhất
Nhiều bạn học sinh còn đang tìm kiếm nhiều tài liệu về tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”. Dưới đây là tổng hợp các dạng đề về phân tích đoạn đầu “Bình Ngô đại cáo” hy vọng các bạn sẽ áp dụng và thực hành trong quá trình học tập của mình!
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích đoạn đầu “Bình ngô đại cáo”
Bài dàn ý phân tích đoạn đầu “Bình ngô đại cáo” dưới đây đã được chọn lọc và phân tích đầy đủ, các bạn cùng tham khảo nhé!
Mở bài phân tích đoạn đầu “Bình Ngô đại cáo”
– Khái quát tóm tắt về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”:
+ Tác giả Nguyễn Trãi đại thi hào của dân tộc, ông còn là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba.
+ “Bình ngô đại cáo” được coi là áng thiên cổ hào hùng, bất hủ, là bản tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép đã khẳng định rõ nền độc lập toàn dân tộc.
– Nêu vấn đề và dẫn dắt đoạn đầu “Bình Ngô đại cáo”.
+ Đoạn đầu “Bình Ngô đại cáo” là tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt được tác giả thể hiện đầy đủ, rõ ràng và vô cùng sâu sắc.
Thân bài phân tích đoạn đầu “Bình Ngô đại cáo”
– Mở đầu bài thơ: Tư tưởng “nhân nghĩa”: “Việc nhân nghĩa…lo trừ bạo”
+ Tác giả đã định nghĩa tư tưởng nhân nghĩa.
+ Tác phẩm kế thừa tư tưởng của Nho giáo về khái niệm nhân nghĩa là “yên dân” – làm cho cuộc sống của người dân hạnh phúc, ấm no.
+ Việc nhân nghĩa là mục tiêu chiến đấu của các cuộc khởi nghĩa, giúp dân thanh trừ những kẻ hèn hạ, cướp của, bóc lột dân ta. Việc nhân nghĩa là vì dân vì nước vì lẽ phải. Tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt với tấm lòng yêu nước vì dân chính là tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
– Lời tuyên ngôn độc lập dân tộc khẳng định chủ quyền đất nước: “Như nước Đại Việt…đời nào cũng có”.
+ Nguyễn Trãi đã nêu ra bằng chứng xác thực đầy thuyết phục. Nước Đại Việt ta đã hình thành từ trước với nghìn năm văn hiến hào hùng. Tác giả đã sử dụng từ “xưng” để thể hiện sự kính trọng, tôn kính và niềm tự hào về chỗ đứng, vị thế của toàn dân tộc ta.
+ Ông nhắc đến nền văn hiến lâu đời, lịch sử hào hùng, phong tục, tập quán tốt đẹp và nhân tài bao đời của đất nước.
Nguyễn Trãi không chỉ khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, mà còn thể hiện niềm tin sắt đá vào các thế hệ anh hùng hào kiệt, anh tài quốc gia. Đặt vào trong bối cảnh lúc bấy giờ, điều đó phần nào cũng thể hiện sự mới mẻ, tiến bộ của thi hào Nguyễn Trãi.
– Lời răn đe đối với kẻ thù, giặc ngoại xâm: “Lưu Cung…Chứng cớ còn ghi”.
+ Tác giả nêu lên dẫn chứng đầy sức thuyết phục, rõ ràng với giọng đanh thép. Ông cảnh báo đối với kẻ thù: Nếu kẻ nào có ý định cũng như hành động nhằm xâm chiếm dân tộc ta đều sẽ phải nhận hậu quả thảm hại.
+ Giọng văn đanh thép, hào hùng, lý lẽ sắc bén, và lối thể hiện cân xứng đã khắc hoạ tinh thần mạnh mẽ của người dân nước Việt, ca ngợi lịch sử dân tộc hào hùng lớn lao.
Kết bài phân tích đoạn đầu “Bình Ngô đại cáo”
– Khái quát nội dung chính của đoạn đầu “Bình Ngô đại cáo”:
+ Đoạn đầu “Bình ngô đại cáo” là lời khẳng định đầy bi tráng, hào hùng về tính độc lập, chủ quyền Tổ quốc.
+ Tác giả đã đưa ra dẫn chứng minh xác kết hợp với vần thơ đanh thép thể hiện giá trị lớn về độc lập chủ quyền dân tộc, về tư tưởng coi trọng nhân dân, vì dân chúng cho thấy tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
+ Nêu cảm nhận của em về đoạn đầu “Bình Ngô đại cáo”.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích đoạn đầu “Bình Ngô đại cáo”
Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề tổng hợp một số dạng đề văn phân tích đoạn đầu “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận đoạn 1 “Đại cáo Bình Ngô”
Xưa nay tư tưởng nhân nghĩa vốn được biết đến là một nội dung của nho giáo, là tình yêu thương, sự hy sinh và giúp đỡ giữa những con người với nhau. Tư tưởng lớn lao ấy đi vào những áng văn lời thơ cũng mang những nét thật riêng biệt của Nguyễn Trãi. Đặc biệt là ở đoạn 1 của tác phẩm, ông đã làm sáng lên “nhân nghĩa” trong “Bình Ngô đại cáo”, “nhân nghĩa” ấy chính là yêu dân, đặt nhân dân lên hàng đầu và chiến đấu vì niềm hạnh phúc của nhân dân.
Tư tưởng “nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng trong hai câu thơ đầu của “Bình Ngô đại cáo”:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Ở đầu bài cáo ta thấy được luận đề chính nghĩa đã nêu ra. Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của “Bình Ngô đại cáo”, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ở đây “việc nhân nghĩa” được tác giả khẳng định là “yên dân”, “trừ bạo”. Phải “trừ bạo” chiến đấu với quân xâm lược để từ đó dân mới yên, đất nước mới phát triển thì dân mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, yên bình. Nguyễn Trãi đã lấy dân làm gốc là quy luật tất yếu trong mọi thời đại – dân là nòng cốt, là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia.
Nguyễn Trãi thật tài tình khi nhận ra và khai sáng thành công vấn đề cốt lõi ấy. Trong bài cáo việc nhân nghĩa cụ thể là chống lại quân nhà Minh, bọn tà gian, hà hiếp dân lành. Bọn người thẳng tay hành hạ, cướp bóc, vùi dập dân ta trong vực thẳm của sự đau khổ. “Yên dân”, “trừ bạo” nghĩ tưởng hai việc này là khác nhau nhưng lại gắn bó rất mật thiết. Phải trừ bạo, dẹp loạn bọn ngoại xâm ngông cuồng thì dân mới yên ổn với cuộc sống. Và dân cũng phải thật sự yên mới đủ sức mạnh đoàn kết để chống lại kẻ thù. Tác giả cho thấy sự thống nhất qua lại của yên dân và trừ bạo thật rõ nét.
Nguyễn Trãi quan niệm việc nhân nghĩa như một quy luật tất yếu “dân giàu thì nước mới mạnh” cũng như phải mang lại cuộc sống bình yên, đủ đầy, hạnh phúc cho nhân dân thì đất nước mới hùng mạnh. Có như vậy thì chẳng có bọn xâm lược nào dòm ngó và xâm chiếm. Tư tưởng này tác giả cũng mong muốn người đời sau cũng phải như vậy luôn lấy dân làm đầu thì tất yếu đất nước sẽ phồn thịnh, dân tộc sẽ mãi vững bền.
“Như nước Đại Việt ta từ trước…
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Qua phân tích đoạn đầu “Bình Ngô đại cáo” đã một lần nữa đưa ra lời khẳng định Đại Việt là một quốc gia có tự chủ, độc lập, có nhiều tướng, trọng thần tài giỏi, không kém gì bất cứ quốc gia nào. Những kẻ có ý muốn xâm chiếm, tấn công nước ta đều sẽ chịu thua thảm hại. Cuộc chiến chống lại giặc ngoại xâm, bảo toàn lãnh thổ là một cuộc chiến của chính nghĩa, là lẽ phải, không phải là một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Vì vậy dù thời thế loạn lạc, sức mạnh chênh lệch như thế nào đi nữa, chính nghĩa nhất định thắng gian tà. Tất cả những trang sử hào hùng, vẻ vang ấy, đều đã được sử sách ta cẩn thận ghi lại, không thể chối cãi, và không ai có thể thay đổi. Đây cũng chính là tinh anh, tinh hoa trong tư tưởng của nhà thơ.
Đề bài: Viết đoạn văn nội dung chính của đoạn 1 “Bình Ngô đại cáo”
Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” tràn ngập chất trữ tình nhưng cũng đồng thời mang tính chất hùng tráng hiếm có. Trong đó, đoạn đầu “Bình Ngô đại cáo” đã nêu bật lên được hai nội dung chính là khẳng định cuộc chiến tranh nhân nghĩa và quyết tâm gìn giữ nền độc lập của dân tộc Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích mang những giá trị rất quan trọng, là lời khẳng định mạnh mẽ, hào hùng về độc lập của nước ta. Tác phẩm khẳng định tính nhân nghĩa trong cuộc chiến tranh của dân tộc và khẳng đinh được nền độc lập của đất nước.
Đoạn đầu “Bình Ngô Đại Cáo” là một sự thành công của Nguyễn Trãi, là mở đầu của áng văn thiên cổ. Đoạn thơ khẳng định rõ chủ quyền đất nước, sự độc lập nước nhà cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước. Qua đó, nhà thơ gây nên sức ảnh hưởng lớn trong lòng dân tộc, đồng thời bồi dưỡng lòng nồng nàn yêu nước, tự hào mãnh liệt, tự tôn dân tộc, quyết tâm chiến đấu, phát triển và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề (lập dàn ý đoạn đầu “Bình Ngô đại cáo”, tổng hợp một số dạng đề văn đoạn 1 “Bình Ngô đại cáo”, phân tích chi tiết và nâng cao… ) trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Qua các bài phân tích tham khảo phía trên, hi vọng bạn đọc có thể tham khảo và học tập tốt hơn trên trường.
Xem thêm: Phân tích khổ cuối “Nói với con” của Y Phương hay và đầy đủ nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích khổ cuối “Nói với con” của Y Phương hay và đầy đủ nhất
Phân tích sự hồi sinh của Chí Phèo – Nam Cao đầy đủ, chi tiết nhất
Phân tích bài thơ “Sang thu” ngắn gọn, hay dành cho học sinh giỏi
Phân tích những lần hóa thân của Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám
Phân tích khổ 1, 2 “Sang thu” – Hữu Thỉnh hay và đầy đủ nhất
Phân tích 2 khổ cuối “Đây thôn Vĩ Dạ” hay nhất tác giả Hàn Mặc Tử
Phân tích “Từ ấy” học sinh giỏi thường gặp trong các đề thi