Phân tích bé Thu – truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” hay và chi tiết

Mời bạn đọc tham khảo một trong những bài phân tích bé Thu của Nguyễn Quang Sáng hay và đặc sắc nhất dưới đây. Với các bài phân tích mẫu này, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn ngữ văn ở trường. Bài văn đã mang tới cho đọc giả nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Nội dung bài viết

Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bé Thu

Sau đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bé Thu hữu ích nhất cho công cuộc học tập của độc giả. Dưới sự chọn lọc cẩn thận, hi vọng chúng sẽ có ích cho trong quá trình viết văn của bạn.

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu

Thầy Chu Văn Sơn từng nói rằng: “Câu chuyện viết về tình cha con của những người kháng chiến, những người cách mạng. Nhưng đó cũng là tình phụ tử muôn đời”. Sở dĩ thầy nói vậy là do thầy cảm nhận được tình cảm cha con ông Sáu và bé Thu qua tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Bé Thu là một em bé ngây thơ, hồn nhiên, đầy cá tính nhưng rất rạch ròi tốt xấu, có tình yêu cha tha thiết, mãnh liệt.

Bé Thu là một cô bé đầy cá tính, hồn nhiên, ngây thơ nhưng rất rạch ròi tốt xấu. Tính cách ấy được thể hiện rõ qua những phản ứng của bé Thu trong những ngày gặp ba. Khi nghe gọi tên “Thu! Con”, cô bé giật mình, “tròn mắt nhìn”, “ngơ ngác, lạ lùng”. Ngay sau đó, mặt nó tái đi, vụt chạy về thét gọi “Má! Má”. Tâm trạng của bé Thu khi gặp ba đi từ ngạc nhiên đến hoảng hốt rồi sợ hãi. Đó là biểu hiện của tính cách hồn nhiên, ngây thơ của một đứa trẻ.

Trong ba ngày ngắn ngủi gần ba Sáu, đứa trẻ nhất quyết không gọi một tiếng ba, nó nói trổng “vô ăn cơm”, “cơm chín rồi”, “Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái”,… Chỉ khi cô bé bị đẩy vào tình thế không có lối thoát phải nhờ ông Sáu chắt nước cơm, một tình thế bắt buộc để bé phải gọi một tiếng ba nhưng nó nhất quyết không gọi.

Đỉnh điểm là tình huống kịch tích, phản ứng quyết liệt nhất của bé Thu khi ông Sáu quan tâm gắp thức ăn cho bé “hất cái trứng cá làm cơm văng tung tóe cả mâm”, khiến người cha nổi giận đánh con. Nó không khóc mà bỏ về nhà ngoại. Hành động bỏ về chứng tỏ sự hồn nhiên của con trẻ vừa là cá tính đầy bướng bỉnh tuổi mới lớn của em.

Em làm vậy cũng là có lí do của nó. Không ai là không muốn có cha, không đứa trẻ nào gặp lại ba mà lại không có lấy một tiếng gọi. Chẳng qua là ba đã xa bé Thu những 8 năm, cô bé chưa một lần được khắc ghi hình bóng cha già, hoàn toàn khác so với hình chụp với má. Để rồi khi em nhận ra ba, cũng là lúc cô phải chia tay ba. Chiến tranh không biết họ lạ ai, có còn cơ hội để gặp nhau nữa không. Thật éo le làm sao, chiến tranh mang lại bao mất mát và đau thương cho người dân, đặc biệt là 2 cha con ông Sáu.

Nguyễn Quang Sáng hẳn là một người từng trải, kinh nghiệm trường đời phong phú thì mới có thể viết lên những câu thơ tinh tế, chạm tới trái tim người đọc sâu sắc đến vậy.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích tâm trạng bé Thu khi chia tay ba

Tình phụ tử cao đẹp cứ truyền qua lồng ngực những người cha như một dòng máu bất tận. Với ông Sáu dòng máu ấy chảy bất tận trong tim không điểm dừng. Ta sẽ cảm nhận rõ hơn tình phụ tử cao đẹp ấy qua tâm trạng bé Thu khi chia tay ba trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Tình yêu cha tha thiết, mãnh liệt của bé Thu được thể hiện đầy cảm động trong cuộc chia tay bất đắc dĩ. Sau bữa cơm bé Thu bỏ về nhà bà ngoại, được bà giải thích, bé Thu đã có sự thay đổi trong thái độ đối với cha: “Nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Nó đang rất hối hận, tự trách mình, em rất thương cha, căm thù bọn giặc Tây xâm lược. Nó mong trời mau sáng để về gặp ba.

Rồi cũng đến sáng hôm sau, lúc trở về, bé Thu đứng ở một góc nhà, mặt nó sầm lại, buồn rầu, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. Nó tủi thân, cô đơn khi mình không có ai để ý. Nó muốn gặp ba nhưng lại thấy có lỗi vì mấy ngày qua nó đã rất vô lễ với ba.

Bỗng dưng nó kêu thét lên “Ba…a…ba”. Đó là tiếng gọi mà bé Thu khao khát gọi suốt 8 năm nay. Tiếng gọi dồn nén nay bỗng chốc bùng nổ lên từ tận đáy lòng. Vì thế tác giả đã bình luận về tiếng gọi ấy “Tiếng gọi của nó như tiếng xé, xé tan sự im lặng và xé cả ruột gan mỗi người, nghe thật xót xa”.

Để rồi khi nhận ra ba, em biểu lộ tình cảm vô cùng mãnh liệt. Những cử chỉ vội vàng, cuống quýt “nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ hôn vai cả hôn cả vết sẹo thẹo dài…”. Con bé không muốn cho ba đi, “ba ở nhà với con”. Dường như với nó hai tay là chưa đủ để níu giữ chân ba ở lại, vì thế mà cô bé quặt cả hai chân ôm chặt lấy ba. Bé Thu giờ đây đang rất hối hận, không muốn rời xa ba, bé yêu ba thắm thiết, mãnh liệt, tình yêu thương xen kẽ với sự kính trọng nhưng nó cũng nuối tiếc, khi lo sợ phải rời xa ba.

Thật éo le khi cô bé nhận ra ba cũng là lúc phải chia xa. Chiến tranh không biết họ có còn cơ hội để gặp nhau nữa không? Câu chuyện đã chạm lòng, chạm con tim của người đọc biết bao thế hệ và mà mãi sau này.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật bé Thu

Có lẽ nhân vật bé Thu là nhân vật mà đã lấy đi bao nước mắt của độc giả bởi tình yêu thương ba mãnh liệt, da diết. Nguyễn Quang Sáng có tài miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng đặc sắc. Từng diễn biến tâm trạng của mỗi nhân vật đều được Nguyễn Quang Sáng tái hiện sinh động cụ thể và vô cùng tinh tế.

Từ tâm trạng lúc bé Thu lần đầu tiên được nhìn thấy người cha “thật” của mình, chứ không phải người cha trong bức ảnh. Cô bé sốc và cảm thấy sợ hãi trước hình ảnh của ba mình không còn giống trong suy nghĩ suốt 8 năm qua. Để rồi thời gian đã chứng minh tất cả, tình phụ tử đã gắn kết hai cha con lại gần nhau hơn bao giờ hết. Sau bao hành động hỗn xược, quá phép tắc, quá sức chịu đựng của một người cha, thì bé Thu đã nhận ra ba mình trong phút chót.

Sau một đêm “tập làm người lớn” của cô bé ở bên nhà bà ngoại, bé Thu đã có sự thay đổi trong thái độ đối với cha: “Nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Nó đang rất hối hận, tự trách mình, em rất thương cha, căm thù bọn giặc Tây xâm lược. Nó mong trời mau sáng để về gặp ba.

Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn khéo léo xây dựng tình huống truyện rất độc đáo với nhiều tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, góp phần tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Từ ghét bỏ đến yêu thương thắm thiết, không gì có thể diễn tả được hết sự nhung nhớ của bé Thu ngay lúc này.

Những cử chỉ vội vàng, cuống quýt “nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ hôn vai cả hôn cả vết sẹo thẹo dài…”. Con bé không muốn cho ba đi, “ba ở nhà với con”. Dường như với nó hai tay là chưa đủ để níu giữ chân ba ở lại, vì thế mà cô bé quặt cả hai chân ôm chặt lấy ba.

Tất cả những nghệ thuật ấy càng làm cho tác phẩm thêm cuốn hút, mang chút cảm giác éo le, bi ai nhưng trên hết là tình cảm gia đình ấm áp, tình yêu của cha dành cho con và của con dành cho cha không bao giờ phai mờ. Có lẽ phải là một người từng trải, kinh nghiệm trường đời phong phú thì Nguyễn Quang Sáng mới có thể viết lên những câu thơ tinh tế, chạm tới trái tim người đọc sâu sắc đến vậy. “Chiếc lược ngà” sẽ mãi là một bài ca về tình phụ tử thiêng liêng, cao cả.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong 3 ngày phép anh Sáu ở lại nhà

Với việc sử dụng những chi tiết đắt giá, tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã đi vào lòng người và khiến cho con người ta luôn nghĩ ngợi, luôn bị ám ảnh bởi những câu chuyện được kể. Điển hình là nhân vật bé Thu trong 3 ngày phép ông Sáu ở lại nhà.

Lần đầu tiên được nhìn thấy người cha “thật” của mình, chứ không phải người cha trong bức ảnh. Cô bé sốc và cảm thấy sợ hãi trước hình ảnh của ba mình không còn giống trong suy nghĩ suốt 8 năm qua. Khi nghe gọi tên “Thu! Con”, cô bé giật mình, “tròn mắt nhìn”, “ngơ ngác, lạ lùng”. Ngay sau đó, mặt nó tái đi, vụt chạy về thét gọi “Má! Má”.

Là một người cha, ai mà không muốn ôm trọn con mình trong vòng tay để vơi bớt sự nhung nhớ, chờ đợi. Ấy vậy mà bé Thu phản ứng quyết liệt đến nỗi hất bát cơm văng ra cả nhà vì không muốn sự quan tâm, săn sóc của ông Sáu. Tác giả thật biết trêu đùa lòng người.

Để rồi khi nhận ra ba, em biểu lộ tình cảm vô cùng mãnh liệt. Nó cất tiếng gọi ba một cách xé lòng, một tiếng ba mà nó đã chôn giấu suốt 8 năm qua “ba….a…ba”. Những cử chỉ vội vàng, cuống quýt “nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ hôn vai cả hôn cả vết sẹo thẹo dài…”. Con bé không muốn cho ba đi, “ba ở nhà với con”. Dường như với nó hai tay là chưa đủ để níu giữ chân ba ở lại, vì thế mà cô bé quặt cả hai chân ôm chặt lấy ba.

Bé Thu giờ đây đang rất hối hận, không muốn rời xa ba, bé yêu ba thắm thiết, mãnh liệt, tình yêu thương xen kẽ với sự kính trọng hơn bao giờ hết. Vậy bạn có thắc mắc tại sao ban đầu cô bé lại phản ứng mãnh liệt đến vậy không? Chính là do chiến tranh, nó đã để lại vết thẹo dài làm biến dạng khuôn mặt của người cha không còn giống trong tấm hình chụp ba với má nữa. Thật tội nghiệp cho cô bé khi còn nhỏ mà đã phải chịu sự khốc liệt của chiến tranh.

Nguyễn Quang Sáng đã thấu hiểu được tâm lí trẻ con, ông cảm nhận được một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh với tình yêu thương cha sâu sắc, da diết làm lay động người đọc.Có lẽ phải là một người từng trải, kinh nghiệm trường đời phong phú thì Nguyễn Quang Sáng mới có thể viết lên những câu thơ tinh tế, chạm tới trái tim người đọc sâu sắc đến vậy.

Trên đây là toàn bộ các bài phân tích liên quan đến chủ đề phân tích bé Thu (lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,…). Qua những đoạn văn cảm nhận, phân tích từng khía cạnh, góc độ phía trên, mình hi vọng các bạn có thể tham khảo phục vụ cho việc học tập của bản thân nhé! 

Xem thêm: Phân tích bài “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đầy đủ nhất

Phân Tích, Văn Học -