Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật

Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là đề bài quen thuộc, thường được thầy cô lựa chọn trong chương trình thi ở bậc giáo dục THPT. Dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.

Nội dung bài viết

Dàn ý khổ 1 2 “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Dưới đây là dàn ý khổ 1 2 “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” giúp bạn đọc dễ dàng viết bài phân tích chi tiết và có thể dùng làm tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm.

Mở bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” khổ 1,2 đầy đủ nhất

Phạm Tiến Duật là một nhà thơ tiêu biểu trong các thế hệ nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Các sáng tác của ông tập trung vào thể hiện hình ảnh của các chàng trai và các cô gái thanh niên xung kích đang hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Một trong những tác phẩm ấn tượng của ông có thể kể đến là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ta thấy được hình ảnh hồn nhiên, lạc quan của những người lính lái xe trên con đường Trường Sơn.

Thân bài phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” tổng quát

– Khái quát hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

– Phân tích hình ảnh những chiếc xe không kính.

+ Đặc điểm: không kính, không đèn, không có mui xe.

+ Nguyên nhân: do bị máy bay Mỹ bắn phá, kính xe đã vỡ hết, bom “giật, rung” khốc liệt khiến chiếc xe không còn lành lặn.

+ Ý nghĩa: Thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh, những hậu quả gây ra vô cùng ác liệt, làm cả những chiếc xe bằng kim loại cũng bị biến dạng.

– Phân tích hình ảnh người lính lái xe

+ Tư thế lái xe hiên ngang, tự tin.

+ Thái độ, tinh thần lạc quan với khó khăn.

+ Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng, gắn bó, sẻ chia, chung lí tưởng.

+ Niềm tin mãnh liệt về chiến thắng của toàn dân tộc.

+ Ý chí, khát vọng giải phóng miền Nam, với quyết tâm cao độ, quyết không chùn bước.

– Đặc sắc nghệ thuật:

+ Sự kết hợp độc đáo giữa thể thơ bảy chữ và tám chữ.

+ Sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ, ẩn dụ, đảo ngữ,….

+ Sáng tạo nhiều hình ảnh độc đáo có chất liệu từ hiện thực sinh động.

+ Ngôn ngữ và giọng điệu giản dị, gần gũi với quần chúng, nhưng cũng rất tự tin, khỏe khoắn, bất khuất.

Kết bài phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ngắn gọn

– Khái quát lại giá trị về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của khổ 1, 2.

– Liên hệ, mở rộng đến sự phát triển của thế hệ trẻ tương lai, mai sau.

Một số dạng đề văn phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Dưới đây là một số dạng đề văn phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” để bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng làm tư liệu phân tích trong quá trình học.

Đề bài: Viết bài văn cảm nhận về bài thơ tiểu đội xe không kính lớp 9

Bài thơ được chia làm 4 nội dung chính với mỗi nội dung sẽ có ý nghĩa riêng. Với khổ thơ đầu, tác giả tập trung phân tình hình ảnh lạc quan, hiên ngang của người lính. Mở bài phần một, nhà thơ cho độc giả thấy một hình ảnh khá hóm hỉnh về những chiếc xe của mình cũng như nêu lý do tại sao những chiếc xe của mình lại không có kính:

“ Không có kính không phải vì xe không có kính”

Trong câu thơ này, nhà thơ đã khéo léo khi sử dụng biện pháp điệp từ “không có, không, không có” điều này tác giả muốn nhấn mạnh về lý do tại sao chiếc xe lại không có kính. Chiếc xe vốn dĩ có đầy đủ nội thất bao gồm cả kính nhưng vì chiến tranh bão đạn nên chiếc xe đã không còn kính.

“ Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”

Nhưng dù xe không có kính xe đi chăng nữa những người lính của chúng ta cũng không bận tâm, họ vẫn:

“Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Hai câu thơ toát lên thần thái bất khuất, hiên ngang của những chàng lính lái xe trên đường Trường Sơn. Họ ung dung ngồi trên buồng lái ngắm nhìn khung cảnh đất trời hùng vĩ bao la như thể đó là một điều hiển nhiên. Họ không màng hiểm nguy mà hiên ngang tiến thẳng theo con đường dài phía trước.

Không chỉ nhìn thấy đất trời mà các chiến sĩ còn nhìn thấy nhiều thứ khác:

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”

Ta lại thấy tác giả sử dụng tiếp biệt pháp điệp từ “ Nhìn” kết hợp cùng việc cho các động từ “ Nhìn” lên đầu câu thơ. Tác giả muốn nói cho mọi người thấy rằng kính xe có thể không có nhưng tinh thần lạc quan trên đường đi của những người lính thì của chúng ta thì luôn luôn tràn trề. Họ nhìn thấy vị “Đắng” của cảm giác vị giác qua biện pháp ẩn dụ vị đắng của thị giác. Từ “đắng” thể hiện những nỗi đau mà các chiến sĩ phải trải qua trên hành trình của mình. Sáng tạo hơn, tác giả còn nhìn thấy cả con đường chạy thẳng vào tim của những người lính.

Cho dù có xảy ra bất cứ chuyện gì người lính của chúng ta cũng không lo lắng, họ chuẩn bị sẵn tinh thần trước mọi nghịch cảnh. Khi phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ta thấy một trong những khó khăn đầu tiên khi đi xa mà xe không có kính chính là sẽ có rất nhiều bụi bay vào xe. Nhưng người lính vẫn giữ thái độ vui vẻ, họ coi đây là một điều hiển nhiên:

“Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già”

Họ chấp nhận việc bụi bám vào xe và bám vào cơ thể của mình. Bụi phun đầu tóc người lính trắng xóa như người già. Nhưng các chàng lính vẫn lạc quan không cần rửa vội mà thản nhiên “ phì phèo châm điếu thuốc”. Sau đó là vui vẻ nhìn mặt bám đầy bụi bặm của đồng đội mình “cười ha ha”. Qua khổ thơ cho ta thấy một tinh thần lạc quan, hồn nhiên trước hoàn cảnh khó khăn của những người lính cụ Hồ.

Một khó khăn nữa khi xe không có kính chính là khi trời mưa áo người lính sẽ bị ướt. Nhưng ta lại thấy một lần nữa thái độ ung dung lạc quan của người lính, họ vẫn:

“Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời”

Xe vì không có kính nên không chắn được mưa, nên mỗi khi trời mưa, mưa hắt vào buồng xe, quần áo người lính cũng ướt đẫm. Nhưng ướt áo cũng không sao, họ chưa cần thay vội mà chuyến xe vẫn tiếp tục lăn bánh “trăm cây số nữa” trên hàng trình chiến đấu của mình. Thêm nữa, họ không cần thay mà chờ gió hong khô cho ”Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời”.

Theo đó, điều khiển xe không có kính gặp thật nhiều khó khăn. Hết bụi rồi đến mưa gió của thời tiết. Nhưng họ vẫn lạc quan, hiên ngang cảm nhận nhìn khung cảnh đất trời bao la. Áo ướt chờ mưa ngừng rồi có gió hong khô chứ không cần thay đồ mới.

Mở đầu phần ba là hình ảnh sum họp của những chiếc xe không kính cũng là hình ảnh biểu tượng cho tinh thần đồng đội của những người lính, họ từ bão đạn mưa bom về với nhau:

“Những chiếc xe từ trong bom rơi

Ðã về đây họp thành tiểu đội”

Không khí đoàn tụ vui vẻ của những người lính. Họ đã vượt qua những cơn mưa bom để gặp nhau, để gặp nhau trong hoàn cảnh này chắc chắn đây sẽ là cuộc gặp gỡ mà cả cuộc đời những người lính không thể quên. Các anh từ các đơn vị về tập chung một địa điểm họp thành tiểu đội.

Suốt đoạn đường đi những người lính gặp rất nhiều đồng chí của mình từ khắp nẻo đường đi tới, họ không chỉ là đồng đội mà coi nhau là bạn bè. Sự thân thiết ấy thể hiện qua những cái “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Như vậy kính xe vỡ không chỉ có thể thoải mái ngắm nhìn mây trời, phơi quần áo ướt ngay trên người không cần thay đồ mới mà còn có thể bắt tay đồng đội qua “cửa kính vỡ rồi”. Những người lính thật lạc quan, hồn nhiên biết bao. Họ biến nghịch cảnh thành niềm vui của mình.

Sau khi tất cả cùng tụ họp tại một điểm, các chàng lính dựng bếp hoàng cầm ngay giữa trời để cùng ngồi lại với nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện trong quá trình hoạt động của mình. Họ coi nhau như một gia đình, bát đĩa dùng chung không câu nệ. Thật hay nữa, trên xe có thể mắc những chiếc vòng để nằm nghỉ, xe vừa chạy chiếc võng đung đưa mà không cần lực đẩy. Họ cứ đi, xe không kính cứ chạy. Họ không màng khó khăn gian khổ cứ hiên ngang mà tiến thẳng phía trước. Các anh càng đi bầu trời càng xanh thêm, tinh thần chiến đấu vì miền Nam càng trở nên khí thế.

Xe của các anh không chỉ không có kính mà còn thiếu thêm cả những phụ tùng khác bao gồm: “không có đèn, không có mui xe và cả xước xe” nhưng các anh vẫn vui vẻ đón nhận sự thiếu thốn này. Vì đối với các anh chỉ cần tinh thần yêu nước còn thì các anh vẫn chạy. Vì hiện tại miền Nam đang cần các anh.

“Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Một hình ảnh hoán dụ được tác giả sử dụng trong câu cuối, “trái tim” ở trong xe chính là hình ảnh chỉ những người lính lái xe của chúng ta. Chỉ cần các anh vẫn còn chiến đấu được thì xe không kính sẽ vẫn tiếp tục chạy ngang dọc đất nước. Như vậy, qua hình ảnh những chiếc xe không kính ta có thể thấy được tinh thần lạc quan yêu đời đáng khâm phục của những người chiến sĩ.

Ta thấy tuổi trẻ phơi phới của những người lính lái xe. Họ không bận tâm những thiếu thốn của chiếc xe mà lạc quan coi đó là một điều tốt. Xe không có kính sẽ giúp cho họ được ngắm nhìn khung cảnh đất trời bao la, áo ướt do mưa được gió lùa khô, được bắt tay những người anh em của mình. Những khó khăn này với các anh là điều hiển nhiên nên các anh vẫn tiếp túc chuyến xe của mình vì miền Nam yêu dấu. Tình thần yêu nước, yêu dân tộc của các anh thật đáng nể phục.

Đề bài: Nêu lên những nét đặc sắc nghệ thuật “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Bài thơ được Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969. Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, nhà thơ đã làm nổi bật lên hình ảnh hiên ngang, yêu nước trước mưa bom bão đạn của chiến trường. Dù khó khăn gian khổ các chiến sĩ vẫn một lòng yêu nước được nhà thơ khắc họa bằng tài năng và cách sử dụng nhuần nhuyễn những đặc sắc nghệ thuật:

Trước hết, nhà thơ đã sử dụng giọng thơ vui tươi, hào sảng để diễn tả cuộc hành trình đầy gian nan, hiểm nguy của những người lính lái xe. Qua đó diễn tả chân thực sự anh dũng, lạc quan, quên mình vì đất nước của những người chiến sĩ.

Thêm vào đó, ngôn ngữ thơ giản dị, sử dụng các biện pháp điệp từ, đảo ngữ, hoán dụ, ẩn dụ, phép đối giữa hiện thực chiến tranh đau thương, hiểm nguy với thái độ lạc quan, yêu đời của người lính. Từ đó tác giả tôn lên vẻ đẹp hình tượng người lính.

Qua phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ta còn thấy được sự sáng tạo, tinh tế của nhà thơ khi kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ, sáng tạo hình ảnh độc đáo có chất liệu hiện thực sinh động,… vô cùng nhuần nhuyễn. Từ đó nhà thơ đã làm nổi bật lên hình ảnh lạc quan, hiên ngang của những người lính lái xe trên tuyến đường dài Trường Sơn.

Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết, nhận xét đặc sắc nghệ thuật,.. khi phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Qua bài phân tích phía trên, hi vọng bạn đọc có thể tham khảo và học tập tốt hơn trên trường.

Xem thêm: Phân tích “Sang thu” ngắn nhất, chi tiết nhất của nhà thơ Hữu Thỉnh

Phân Tích, Văn Học -