Phân tích bài thơ “Sang thu” ngắn gọn, hay dành cho học sinh giỏi
Mùa thu là đề tài muôn thuở của các nhà thơ lớn và Hữu Thịnh cũng nằm trong số đó. Dưới đây là phân tích bài thơ “Sang thu” ngắn gọn. Bài thơ được tác giả Hữu Thỉnh chọn thời điểm để viết về mùa thu rất riêng biệt. Đó chính là khoảnh khắc giao nhau từ hạ sang thu. Tác phẩm “Sang thu” đã miêu tả rất chi tiết nét đẹp ở thời điểm đặc biệt đó. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
Nội dung bài viết
- 1 Dàn ý phân tích bài thơ “Sang thu” ngắn gọn
- 2 Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài thơ “Sang thu” ngắn gọn
- 2.1 Đề bài: Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu”
- 2.2 Đề bài: Viết đoạn văn ngắn nêu lên giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Sang thu” (Hữu Thịnh)
- 2.3 Đề bài: “Bao đời nay mùa thu luôn là bạn của thi nhân”, em hãy phân tích mùa thu trong “Sang thu” (Hữu Thịnh) để chứng minh nhận định này.
Dàn ý phân tích bài thơ “Sang thu” ngắn gọn
Một dàn bài hay sẽ giúp chúng ta phân tích tác phẩm một cách tốt nhất. Dưới đây chúng tôi đã chuẩn bị dàn ý phân tích bài thơ “Sang thu” ngắn gọn để cho quý thầy cô và các bạn tiện theo dõi. Mong nó sẽ giúp ích được nhiều cho bạn đọc trong việc phân tích, học tập trên lớp, trường.
Mở bài gián tiếp “Sang thu”
– Trong nền văn học Việt Nam, Hữu Thỉnh là thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông thiên về vẻ đẹp tĩnh lặng, thanh bình của thiên nhiên và cuộc sống. Bài thơ “Sang thu” là tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ điều này. Bài thơ khắc họa rõ vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu đầy nét quyến rũ, cảm xúc.
Thân bài phân tích bài thơ “Sang thu” ngắn gọn
– Nhà thơ cảm nhận mùa thu qua “hương ổi” khi nó “phả” vào làn gió se khác với hình ảnh thường thấy ở mùa thu.
– Từng đám sương “chùng chình” di chuyển một cách chậm chạp, là tiền đề để tác giả nhận ra ra rằng thu đã về.
– Mây, sông, chim cũng thay nhau báo hiệu cho tác giả biết thu đã về.
– Ngoài ra, đám mây như đang tiếc nuối gì đó ở mùa hạ, chỉ mới “vắt nửa mình” qua mùa thu. Đây là sự mới mẻ của nhà thơ.
– Mọi thứ như đang hòa mình vào mùa thu.
Tuy nhiên, đây cũng là lúc để tác giả suy nghĩ lại mọi thứ đã qua và đã có những nhận xét ở 4 câu cuối.
– Tác giả đã mượn hình ảnh của sấm, cây để nói ra những suy nghĩ trong lòng.
– “Hàng cây đứng tuổi” không sợ sấm chớp nói lên sự trải nghiệm của tác giả đã giúp ông đối diện được với những khó khăn trong cuộc sống, chuẩn bị tâm lý tốt cho bản thân.
– Mùa thu đã để lại cho chúng ta cái nhìn mới mẻ về nó và cũng là bài học để chúng ta nhìn lại cho tuổi trẻ của bản thân.
Kết bài phân tích bài thơ “Sang thu” ngắn gọn
– Tác giả đã khắc họa bức tranh thu đầy cảm xúc, mang nét đẹp tinh tế.
– Hữu Thịnh đã có cái nhìn mới mẻ về khoảnh khắc giao thoa 2 mùa.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài thơ “Sang thu” ngắn gọn
Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài thơ “Sang thu” ngắn gọn mà chúng ta có thể gặp. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình học tập và kiểm tra.
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu”
Mùa thu đối với Hữu Thịnh thông qua mùi “hương ổi”. Tác giả “bỗng” phát hiện ra nó một cách tình cờ, nhận thấy được mùi hương ổi qua bầu không khí xung quanh. Động từ “phả” cho thấy sự hòa quyện giữa hương ổi với không khí giao mùa.
Sương đang che khắp bầu trời quanh ngõ. “chùng chình” làm lộ ra rõ khí trời mùa thu, luôn tồn tại với sự hiện diện không rõ ràng. Sự tỉ mỉ còn thấy được qua “đám mây” “vắt” sang thu. Từ “vắt” rất thú vị, khắc họa quá trình giao giữa hạ sang thu cực kì khéo léo, nhịp nhàng. Mùa thu luôn đặc biệt trong đôi mắt của ông. Nó mang một chút hương vị tươi mới, nhẹ nhàng như gió thoảng chiều tà.
Đối với tác giả, dấu hiệu cho thấy mùa thu đã về là qua mùi hương cây ổi. Thế nhưng, ông chỉ “bỗng” phát hiện qua nó trong bầu không khí của thu về. Hương ổi đã len lỏi theo bầu không khí xung quanh và đi theo gió tới mọi người xung quanh, mà nhờ tâm hồn đầy nhạy cảm ông liền có thể nhận ra được ngay.
Khổ thơ đầu bài “Sang thu” tạo cho người đọc một cái nhìn mới về mùa thu. Thu ở đây có nhiều ý nghĩa khác nhau, tồn tại ở những không gian rộng lớn hơn, khác với mùa thu với những chiếc lá vàng xào xạc,….
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn nêu lên giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Sang thu” (Hữu Thịnh)
Hữu Thỉnh đã rất tinh tế và có những góc nhìn mới lạ về mùa thu thông qua tác phẩm “Sang thu”. Tác giả đã sử dụng thể thơ 5 chữ để dễ bày tỏ cảm xúc của bản thân hơn, ngoài ra tác giả còn sử dụng trải nghiệm bản thân để đưa vào trong bài, nhiều hình ảnh giản dị, chân thật với cuộc sống đã được đưa vô giúp cho người đọc dễ dàng cảm nhận được không khí thu về, ngôn từ đầy sự tài ba, chân thật kết hợp với các yếu tố ngoại cảnh tạo nên sự thành công của bài thơ.
Qua tác phẩm “Sang thu”, chúng ta thấy được tài năng của Hữu Thịnh. Ông có được những xúc cảm tinh tế, từ ngữ thì đặc sắc, rất chân thật phù hợp với thiên nhiên, biện pháp nghệ thuật nhân hóa cộng với ẩn dụ khiến cho sự vật càng trở nên tuyệt đẹp. Bài thơ đã làm phong phú hơn hình ảnh tiết trời thu ở các làng quê thời bấy giờ.
Đề bài: “Bao đời nay mùa thu luôn là bạn của thi nhân”, em hãy phân tích mùa thu trong “Sang thu” (Hữu Thịnh) để chứng minh nhận định này.
Mùa thu luôn là đề tài muôn thuở được rất nhiều nhà thơ săn đón. Có người đã từng nói “Bao đời nay mùa thu luôn là bạn của thi nhân”, đối với em điều này rất giống với nhà thơ Hữu Thỉnh. Và điều đó được minh chứng qua tác phẩm “Sang thu”.
Bài thơ “Sang thu” khắc họa lại sự thay đổi đầy bất ngờ, nhưng rất nhẹ nhàng giao từ mùa hạ qua thu, và sự bất ngờ của ông khi nhận ra sự chuyển biến đầy bất ngờ ấy. Mùa thu đối với Hữu Thịnh thông qua mùi “hương ổi”. Tác giả “bỗng” phát hiện ra nó một cách tình cờ, nhận thấy được mùi hương ổi qua bầu không khí xung quanh. Động từ “phả” cho thấy sự hòa quyện giữa hương ổi với không khí giao mùa.
Sương đang che khắp bầu trời quanh ngõ. “chùng chình” làm lộ ra rõ khí trời mùa thu, luôn tồn tại với sự hiện diện không rõ ràng. Sự tỉ mỉ còn thấy được qua “đám mây” “vắt” sang thu. Từ “vắt” rất thú vị, khắc họa quá trình giao giữa hạ sang thu cực kì khéo léo, nhịp nhàng. Mùa thu luôn đặc biệt trong đôi mắt của ông. Nó mang một chút hương vị tươi mới, nhẹ nhàng như gió thoảng chiều tà, mang lại cho chúng ta cảm giác dễ chịu tới lạ thường.
Tiếng sấm trong tiết trời thu trở nên dịu dàng biết bao, không làm sợ hãi con người chúng ta mà chỉ đứng yên ở cây đứng tuổi. Mọi kinh nghiệm, trải nghiệm đều được ông đúc kết qua dòng thơ “hàng cây đứng tuổi”. Hình ảnh của những con người từng trải qua thời kỳ trưởng thành đầy non nớt, bồng bột được hiện lên.
Cảm tưởng như mùa thu lúc này như con người ở độ tuổi trung niên, phải chăng đến độ thu về thì chúng ta lại trở nên già hơn. Có lẽ đã đến thời điểm con người ta cần phải ngồi lại để chiêm nghiệm những gì bản thân đã trải qua, đã học được từ tuổi trẻ. Khổ thơ thông qua câu chữ trầm lắng đã làm chúng ta phải ngồi đúc kết cho bản thân bài quý giá.
Cuối cùng thì “Bao đời nay mùa thu luôn là bạn của thi nhân” là điều có thể được khẳng định chắc chắn. Nhà thơ Hữu Thịnh nhờ mùa thu mới thả mình được vào trong sự trầm lắng, giản dị của chất thu. Ông đã thả hồn mình vào trong mùa thu để đưa ra những cảm nhận đầy tinh tế, thật nhất đối với mùa thu.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,... Qua các dạng bài phân tích khổ 1,2 “Sang thu” ở phía trên, hi vọng các bạn đọc có thể tận dụng, tham khảo và vận dụng nó vào các bài văn trên trường, từ đó đạt được điểm số cao hơn, vượt xa những gì bản thân mong đợi.
Xem thêm: Phân tích những lần hóa thân của Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám
Phân Tích, Văn Học -Phân tích những lần hóa thân của Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám
Phân tích khổ 1, 2 “Sang thu” – Hữu Thỉnh hay và đầy đủ nhất
Phân tích 2 khổ cuối “Đây thôn Vĩ Dạ” hay nhất tác giả Hàn Mặc Tử
Phân tích “Từ ấy” học sinh giỏi thường gặp trong các đề thi
Phân tích đoạn 1 của bài thơ “Tây Tiến” – Quang Dũng hay, đầy đủ nhất
Phân tích 16 câu đầu bài “Trao duyên” hay và đặc sắc nhất
Phân tích “Câu cá mùa thu” ngắn gọn – nhà thơ Nguyễn Khuyến