Phân tích bài thơ Ông đồ Ngữ Văn Lớp 8

Bài hướng dẫn phân tích bài thơ Ông đồ của tác giả Vũ Đình Liên, mời các em xem qua một bài văn mẫu do chính các em học sinh lớp 8 tự làm.

Phân tích bài thơ Ông đồ hay

Phân tích bài thơ Ông đồ

Hướng dẫn phân tích bài thơ Ông đồ

Trong tiềm thức của người Việt Nam ngày Tết phải có mâm ngũ quả, lọ hoa và câu đối trang trí trên bàn thờ tổ tiên. Ngày nay những điều đó đang bị lãng quên để lại sự hoài niệm tiếc nuối, đó cũng là tâm trạng chung của những ai đọc xong bài thơ Ông đồ.

Bài thơ đã mở đầu bằng hình ảnh hoài niệm xưa:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Hình ảnh ông đồ đã quá quen thuộc, vào mỗi mùa xuân ông đồ già lại bày trí dụng cụ để viết chữ, hòa cùng với sự đông vui náo nhiệt của những ngày tết. Mặc dù ông chỉ chiếm 1 góc nhỏ trên phố nhưng chính là trung tâm của khung cảnh ngày xuân rộn ràng. Đây chính là thời điểm huy hoàng nhất.

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

Ngồi giữa khung cảnh thiên nhiên vui tươi, rộn ràng, ông sử dụng tài năng của bản thân để vẽ nên những nét “phượng múa rồng bay”, đoạn thơ này chính là ca ngợi cái tài năng của ông. Những con người đang đợi chữ ai cũng khen người nghệ sĩ tài giỏi, điều đó thể hiện sự ngưỡng mộ tài năng của ông đồ. Nhưng 2 câu thơ tiếp theo thể hiện sự băng khoăn:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Những câu hỏi như không có lời giải đáp, khi số người mến yêu chữ nho giờ mỗi lúc ngày càng vắng, để lại cuộc sống mưu sinh của ông đồ già cũng khó khăn hơn bao giờ hết. Tác giả đã sử dụng câu hỏi tu từ độc đáo để nói lên sự tiếc nuối khôn cùng với của thời kì huy hoàng chính ông đồ và chữ Nho.

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Cả giấy đỏ và mực là những dụng cụ không thể thiếu của ông đồ nhưng giờ đây những vật vô tri, vô giác đó cũng thấm đẫm nỗi buồn của con người, nỗi buồn của ông đồ đã thấm vào những đồ dùng mưu sinh lan sang cả cảnh vật xung quanh khiến không gian thêm u buồn.

Ông đồ vẫn ngồi đó

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay

Năm nay, ông đồ vẫn mưu sinh, vẫn cố gắng tạo ra cái đẹp cho người đời nhưng không ai đoái hoài, không ai quan tâm, ông không còn là trung tâm của ngày Tết như xưa nữa, khung cảnh lá vàng rơi, mưa bụi càng làm cho nỗi buồn thêm tê tái, khung cảnh ngày xuân trở nên ảm đạm hơn,  “Người buồn cảnh có vui bao giờ”.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Kết thúc bài thơ tác giả đã trực tiếp bày tỏ cảm xúc của mình. Câu hỏi tu từ như như không có lời giải đáp, câu hỏi như chứa sự ngậm ngùi, tiếc nuối bên trong. Thời hoàng kim giờ của ông đồ giờ đây cũng phai nhòa theo thời gian.

Bài thơ Ông đồ viết theo thể thơ ngũ ngôn với ngôn ngữ có sức gợi tạo hình và gợi cảm. Tác giả như đang kể cho người đọc nghe về cuộc đời một ông đồ trải qua hai thời kỳ từ lúc hoàng kim đến khi sa cơ thất thế, qua đó để lại cho người đọc nhiều hoài niệm và cảm giác tiếc nuối.

Xem thêm >>>Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

 

Cảm nhận về bài thơ Ông đồ

Bài thơ Ông đồ của tác giả Vũ Đình Liên nằm trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 tập 2, hãy nêu một vài cảm nhận về bài thơ Ông đồ sau khi đọc xong bài thơ này.

”Ông đồ” là kiệt tác của Vũ Đình Liên tác giả nổi bật trong phong trào thơ mới. Bài thơ ngũ ngôn gồm 5 khổ để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về hình ảnh ông đồ từ khắc hoàng kim cho đến khi còn vang bóng.

Ông đồ thời xưa là những nhà nho, làm nhiệm vụ dạy học, ông đồ gắn liền với vòng lặp của thời gian:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”.

Khi hoa đào nở đó là thời gian mùa xuân sắp về hình ảnh ông đồ xuất hiện, ông lại làm công việc quen thuộc của mình, với tài năng ông “thảo những nét phượng múa rồng bay”, nhiều người thuê ông viết và ai cũng khen ngợi tài năng của ông đồ.

Nhưng thời thế đã đổi thay, Hán học đang trong giai đoạn suy thoái trong thời gian thực dân nửa phong kiến, câu thơ “Người thuê viết nay đâu?”, câu hỏi bâng quơ và đầy cảm thương. Giấy đỏ, nghiên mực những hành trang gắn liền với ông đồ trên con đường tạo ra cái đẹp cho người đời nhưng giờ đây cũng u buồn, lặng lẽ. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn tả nỗi buồn u sầu của những đồ vật vô tri vô giác. Không chỉ vậy “người buồn cảnh có vui bao giờ” nỗi buồn của ông đồ còn đủ sức lan tỏa vào không gian khiến cho cảnh vật xung quanh cũng có gam màu tối, ảm đạm.

“Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay”

Câu thơ đọc qua như có ý tả cảnh nhưng tác giả cũng nói lên nỗi lòng của ông đồ, đây là phép tả cảnh ngụ tình. Lá vàng rơi kết hợp với mưa rơi càng làm cho nỗi buồn trong chính nhân vật trở nên tê tái. Ông đồ vẫn ngồi đó, phố vẫn đông nhưng có điều không còn ai cảm thấy sự có mặt của ông nữa. Chính ông như cảm thấy cô đơn, lạc lõng trước khung cảnh quen thuộc.

“Năm này, đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ”

Năm nay hình ảnh ông đồ đã không còn nữa, cái đẹp, tinh hoa giá trị tinh thần đã biến mất. Những người muôn năm cũ là ông đồ, người thuê viết hay bất kì ai điều đó cũng không còn quan trọng nữa, câu thơ đọc lên như một niềm day dứt,ngậm ngùi cho chính số phận của ông đồ. Giá trị cái đẹp đang dần bị lãng quên, câu hỏi như muốn nhắc nhở mọi người đừng quên quá khứ, văn hóa bởi đó là tinh hoa của dân tộc.

Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

» Cảm nhận khổ thơ 1 2 bài thơ Ông đồ

Lớp 8 -