Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ngắn gọn đầy đủ nhất

Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ngắn gọn ta thấy một không gian xứ Huế mộng mơ, huyền ảo mà đặc biệt là khung cảnh thôn Vĩ Dạ. Hàn Mặc Tử là một tài năng từ rất sớm nhưng cuộc đời ông đầy bi kịch. Bài thơ được ra đời từ lời than thở về câu chuyện tình yêu đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Cúc.

Nội dung bài viết

Dàn ý bài Đây thôn Vĩ Dạ ngắn nhất

Dưới đây sẽ là dàn ý bài Đây thôn Vĩ Dạ ngắn nhất giúp bạn đọc dễ dàng viết bài phân tích chi tiết và có thể dùng làm tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm.

Mở bài phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ngắn gọn

– Giới thiệu đôi nét về tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử.

– Giới thiệu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, hoàn cảnh sáng tác, nội dung tóm tắt.

Thân bài phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ngắn gọn

– Khái quát chung: hoàn cảnh sáng tác, thể thơ Loạn do Hàn Mặc Tử khởi xướng.

– Phân tích nội dung từng khổ:

Khổ 1: Những câu thơ miêu tả bức tranh đẹp, nên thơ về cảnh vật và con người xứ Huế.

Khổ 2: Với tâm hồn của một thi sĩ, bức tranh buồn man mác qua cái nhìn nội tâm của tác giả.

Khổ 3: Dưới làn sương mờ ảo của cảnh vật cũng là bức tranh tâm cảnh, cả người và vật dần chìm sâu vào mộng ảo.

– Đánh giá đặc sắc nghệ thuật:

Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ: điệp từ, nhân hóa, so sánh… cùng các câu hỏi tu từ. Thêm vào đó tác giả còn sử dụng thủ pháp liên tưởng, lấy động tả tĩnh. Bài thơ là sự hòa điệu giữa tả thực, tượng trưng, lãng mạn và trữ tình. Hình ảnh thơ rất sáng tạo, hòa quyện giữa thực và ảo.

Kết bài phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ngắn gọn

– Khái quát chung nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.

– Liên hệ mở rộng bài thơ với các tác phẩm trữ tình, lãng mạn khác.

Một số dạng đề văn phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ngắn gọn, đầy đủ nhất

Dưới đây là một số dạng đề văn phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ngắn gọn, đầy đủ nhất, được chọn lọc cẩn thận. Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình học tập và phân tích.

Đề bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ

Giới thiệu tác giả:

Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí (sinh năm 1912) Ông sinh ra trong một gia đình viên chức, bố mất sớm. Ông ở với mợ ở Quy Nhơn và học một thời gian ở Huế. Sau thời gian đó, ông làm công chức ở Bình Định rồi làm nhà báo tại Sài Gòn. Năm 1936, Hàn Mặc Tử chữa bệnh tại Quy Nhơn, 4 năm sau đó ông mất vì bệnh phong.

Hàn Mặc Tử cho ra đời nhiều tác phẩm thơ xuất sắc, với nhiều bút danh khác nhau. Ban đầu, thơ ông chủ yếu theo thơ cổ điển Đường luật, sau đó chuyển dần sang thể loại thơ lãng mạn. Ông trải qua cuộc đời bất hạnh, chịu nhiều đau thương nhưng tâm hồn thi sĩ vẫn mãi rực cháy trên các tác phẩm mà ông đã sáng tác.

Khi đang còn rất trẻ, tài năng ở độ chín rực ông lại mang bệnh hiểm nghèo. Nhà thơ có tập thơ gây xôn xao thi đàn là tập “Thơ Điên”. Bài Đây thôn Vĩ Dạ là dòng ký ức về Huế nơi mà ông từng sống, từng gắn bó.

Tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác:

Vĩ Dạ có một khung cảnh thơ mộng nên các quan chức thời Pháp thuộc từng về đây thường về đây để nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần. Vĩ dạ cũng được nhiều tao nhân mặc khách ghé thăm hàng năm. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” có hoàn cảnh sáng tác rất đặc biệt, đó là nó gắn với tình yêu đầu đơn phương, tuyệt vọng chưa từng thổ lộ của thi sĩ với người con gái Huế, quê ở Vĩ Dạ có tên là Hoàng Thị Kim Cúc.

Khi Hàn Mặc Tử lâm bệnh nặng chờ đợi cái chết ở trại phong Quy Hòa, Quy Nhơn thì bất ngờ nhận được tấm bưu thiếp của Hoàng Cúc gửi từ thôn Vĩ Dạ. Tấm bưu thiếp là một bức tranh phong cảnh, có cảnh sông nước với một cô gái đang chèo đò, lòa xòa vài cảnh tre trúc. Ở phía trên là hình ảnh mặt trăng hay mặt trời, vì thế không rõ bức tranh là cảnh bình minh hay hoàng hôn. Phía sau theo những lời hỏi thăm để an ủi nhà thơ lúc này đang mang trong người căn bệnh hiểm nghèo.

Đối với Hàn Mặc Tử thì tấm bưu ảnh này có ý nghĩa, tác động rất sâu sắc đến ông. Nó giúp nhà thơ được sống trong tình yêu và muốn được tâm tình với người mà ông hằng yêu quý. Bao cảm xúc ùa về dẫn đến một cuộc hành hương về xứ Huế trong tâm tưởng. Vì thế mà, tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” được ra đời.

Đề bài: Viết bài văn phân tích vẻ đẹp khung cảnh thôn Vĩ Dạ

Hàn Mặc Tử – một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ ca lãng mạn (1930 – 1945). Ông là nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, với các sáng tác từ lâu đã đi sâu vào lòng người đọc bao thế hệ. Nhắc đến Hàn Mặc Tử, người ta không quên những hình ảnh tươi đẹp của thiên nhiên và con người xứ Huế mộng mơ được ông thể hiện qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. Đó là một vẻ đẹp thôn quê, dân dã, trong trẻo vô cùng trong một buổi nắng sớm được thể hiện trong bài thơ.

Bài thơ mở ra một khung cảnh thiên nhiên và con người xứ Huế trong buổi bình minh tuyệt đẹp qua khổ thơ đầu:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.”

Điệp từ “nắng” lặp lại hai lần trong một câu thơ giúp ta cảm nhận được nhưng ánh nắng như đang rót dần vào mảnh vườn thôn Vĩ, biến cả khu vườn ngập tràn trong ánh nắng như một viên ngọc lớn. Trong hai từ “mướt quá” Hàn Mặc Tử đã sử dụng hai thanh trắc đi liền nhau, khiến cho âm hưởng câu thơ trở lên cao vút như một tiếng reo ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ diệu của tự nhiên.

“Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc

Ba câu tiếp theo là cái cớ của nhà thơ để trở về thôn Vĩ trong hoài niệm. Hàn Mặc Tử rất nhớ cảnh thôn Vĩ Dạ, bởi nổi tiếng từ ngàn xưa với những nếp nhà thấp thoáng bình yên trong vườn cây xanh tươi bốn mùa. Nắng mới trong thơ Hàn Mặc Tử không phải là một mùa nắng mới reo mà là những tia nắng bình minh đầu ngày, những tia nắng trong trẻo đầy tinh khôi gợi cảm và nắng mới ấy cũng là nắng hàng cau.

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

Thiên nhiên và con người đã hòa vào nhau để làm nên một bức tranh rất đỗi hài hòa thơ mộng, chứng tỏ Huế rất đẹp trong mắt người thi nhân. Tình cảm của nhà thơ đối với Huế rất sâu nặng, tuy nhiên ký ức đẹp nhưng đụng chạm đến hiện thực lại rất buồn bởi Vĩ Dạ đẹp đến thế nhưng Hàn Mặc Tử lại rất khó để có thể quay trở về nơi đây nữa. Ẩn đằng sau vẻ đẹp ấy là một nỗi buồn man mác của người thi nhân.

Tưởng chừng mạch thơ bị đứt đoạn, nhà thơ đã chuyển cảnh đột ngột từ buổi bình minh sang đêm trăng thơ mộng. Đó là nét đọc đáo trong thơ Hàn Mặc Tử.

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”

Bên ngoài có vẻ rời rạc nhưng ẩn trong ý thơ là sự logic của mạch cảm xúc. Đang mang tâm trạng vui vẻ, háo hức thì lại trở nên buồn bã, cô đơn như tỉnh mộng trở về với thực tại đầy nghiệt ngã. Bởi mối duyên tình của nhà thơ bị ngăn cách vì căn bệnh nan y lúc bấy giờ. Thiên nhiên cũng nhuốm màu chia li, buồn tủi.

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Vẫn là cảnh sắc thiên nhiên nhưng trong khổ thơ này, cảnh đã được “lạ hóa” in đậm cái tôi đau thương của nhà thơ. Ông sử dụng phép liệt kê với hàng loạt hình ảnh nối tiếp “gió, mây, dòng nước, hoa bắp, thuyền, bến sông, trăng” nhưng tất cả dường như không có một chút ràng buộc, không có mối liên hệ với nhau. Trong tự nhiên, “gió, mây” không tách rời nhau. Gió thổi thì mây bay và mây bao giờ cũng bay theo gió. Nhưng trong câu thơ này, mây và gió đã chia lìa, đoạn tuyệt với nhau.

“Mơ khách đường xa, khách đường xa”

Mở đầu khổ thơ thứ ba là một câu thơ thật đặc biệt. Khách vốn đã xa lạ mà nhà thơ còn lặp lại đến hai lần sự xa lạ ấy. Thế mà, tác giả lại có một giấc mơ về người khách không quen ấy. Thực ra đây là người mời Hàn Mặc Tử về thăm thôn Vĩ nhưng nhà thơ hiểu rằng người ấy ngoài tầm với của mình. Con người đó càng lúc càng trở nên xa lạ và càng không níu kéo được nên ông lại càng gửi gắm vào giấc mơ.

Nhưng cũng liền sau đó, nhà thơ thấy người ấy quay trở lại với mình. Cô gái ấy hoàn toàn trong trắng và thánh thiện. Đại từ “em” thật giản dị và gần gũi biết bao:

“Áo em trắng quá nhìn không ra”

Câu thơ vừa bừng sáng lên niềm hi vọng thì nó đã cho Hàn Mặc Tử cảm nhận ngay sự tuyệt vọng. Đáng lẽ “áo em trắng quá” thì anh phải nhìn rất rõ em. Thế nhưng áo em càng trắng bao nhiêu thì anh lại càng không dám nhìn bởi vì em quá trong trắng, thanh cao. Mặc cảm khi yêu thương là một quy luật. Nhưng tôn thờ để rồi mặc cảm như Hàn Mặc Tử là do có nguyên nhân từ cuộc đời riêng. Nhà thơ hiểu hoàn cảnh thực tại của mình vì thế mà dù nhân vật “em” trở lại với mình thì nhà thơ cũng không dám yêu.

Bằng việc áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật hết sức điêu luyện và khéo léo các biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc, câu hỏi gợi mở… người xem đã có dịp chiêm ngưỡng ngòi bút tài năng, tạo ra từng đường cong uyển chuyển của tác phẩm hội hoạ đất Thừa Thiên một cách sống động và có hồn nhất. Với bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ“, Hàn Mặc Tử đã dẫn dắt bạn đọc đến với không gian xứ Huế mộng mơ mà đặc biệt là khung cảnh thôn Vĩ Dạ. Đi cùng với vẻ đẹp của Thôn Vĩ cũng là hình ảnh người phụ nữ bên tà áo dài, trong sáng, thanh cao đến ngỡ ngàng.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích giá trị nghệ thuật của đại từ “ai” trong Đây thôn Vĩ Dạ

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được ra đời từ một nguyên cớ rất đặc biệt. Khi Hàn Mặc Tử lâm bệnh nặng và đang chờ đợi những phút giây đến gặp tử thần ở trại phong Quy Hòa, Quy Nhơn. Khi ông được người trong mộng gửi đến một bức thư, có phong cảnh sông nước, đêm trăng, thuyền và bến. Phía sau bức thư có kèm theo những lời thăm hỏi, an ủi ông cùng căn bệnh hiểm nghèo. Điều ấy đã khiến cho nhà thơ như được yêu lại người trong mộng cùng một tình yêu thầm kín, sâu trong đáy lòng.

Ở câu thơ đầu tiên, nhân vật “ai” đáp xuống khu vườn thôn Vĩ Dạ:

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

Câu thơ có đến hai lần xuýt xoa, kinh ngạc. Đã “vườn ai mướt quá” lại còn phát hiện ra cái “mướt quá” ấy “xanh như ngọc”. Tất cả sự vật hiện lên đều non tơ, xanh tươi. Khung cảnh không chỉ khiến ta phải cảm nhận bằng thị giác mà còn mang lại ấn tượng xúc giác, như đang được chạm vào những chiếc lá ngọc.

Người yêu trong mộng của Hàn Mặc Tử khi thì mời đón dành sẵn một thế giới yêu thương chờ đợi. Khi thì trở thành một kẻ phụ tình, phũ phàng đến lạnh lùng. Và thật bất ngờ con người ấy bỗng dưng hiện ra thật nhân từ và độ lượng:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Nhân vật “ai” ở đây chỉ có thể là người mời Hàn Mặc Tử về thăm thôn Vĩ Dạ. Người ấy đang cắm thuyền ở bến sông để chờ đợi lấy được nhiều ánh trăng hạnh phúc và sẽ chở trăng về cho nhà thơ tối nay. Đó là sự yêu thương cao cả, là sự thấu hiểu đến tường tận những khao khát của Hàn Mặc Tử.

Ở câu thơ tiếp theo, thi sĩ thốt ra một câu hỏi bơ vơ, tuyệt vọng, không có chỗ nào để bám víu:

“Ai biết tình ai có đậm đà?” 

Câu hỏi với cách xưng hô ý nhị từ “Ai” trong Đây thôn Vĩ Dạ vừa phiếm chỉ, vừa mơ hồ, vừa gần vừa xa vừa thân thiết hững hờ để nói một cách kín đáo tình cảm của nhà thơ đang lỡ dỡ, lưng chừng giữa nhà thơ với thôn Vĩ. Sau câu hỏi ấy là một nỗi giằng xé day dứt, nỗi thấp thỏm hoài nghi về tình đời, tình người là mâu thuẫn bởi lý lẽ trí tưởng tượng đã giúp thấy rõ cảnh ngộ bi thương của mình, nhưng trái tim thi nhân không cam lòng ngủ yên nên nhà thơ vẫn khao khát hướng về thế giới, sự gắn bó tình ai, tình người, tình đời, càng khao khát càng tuyệt vọng, càng bấu víu càng thấm thía nỗi cô đơn xa cách.

Cảm giác vừa thật lại giả, dường như chúng ta đang bước qua cõi huyền bí và nơi đó các sự vật rất ít nhận ra được trên “tấm rèm trắng”. Và dường như tâm tư, cảm xúc của mình đã được gửi gắm vào câu thơ này. Nhà thơ hỏi “ai” bây giờ cũng tương tự câu hỏi mình xem tình yêu ấy có “đậm đà”, thủy chung hơn ngày xưa. Liệu chúng ta có vẫn còn tình nghĩa ngày xưa cũ. Đọc câu thơ trên, bạn sẽ không thể chắc chắn người mà tác giả nói đến là ai. Nhưng ý nghĩa câu thơ thì ai cũng hiểu, liệu em có biết tình anh đậm đà không? Liệu anh có biết tình em đậm đà không?

Đề bài: Viết bài văn nhận xét bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông giàu chất lãng mạn, trữ tình. Nổi bật trong số đó là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ là tiếng lòng của nhà thơ giữa thời gian chống trọi với bệnh hiểm nghèo. Dù ở hoàn cảnh bi đát, nhưng thơ Hàn Mặc Tử vẫn rất đẹp, đậm chất trữ tình, khiến ta thêm yêu thiên nhiên, cuộc sống.

Lời bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” mở đầu bằng câu hỏi tu từ với rất nhiều sắc thái nghĩa. Câu thơ với những thanh bằng liên tiếp đã gợi ra nhạc điệu êm đềm, ngọt ngào, thiết tha như lời của người con gái xứ Huế.

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Lời nói ấy, câu hỏi ấy như lời người con gái xứ Huế hàm ý trách móc kín đáo và cũng là lời mời mọc, hẹn hò ý nhị, thân thiết, kín đáo của người con gái xứ Huế. Câu hỏi này được tài liệu ghi lại đã một thời đã làm hao tốn không biết bao nhiêu giấy mực của những người yêu thơ, nhưng câu hỏi này cũng có thể là một lời độc thoại nội tâm của Hàn Mặc Tử tự chất vấn chính mình.

“Gió theo lối gió, mây đường mây,”

Nếu ở khổ một nỗi buồn và niềm tiếc nuối như mạch ngầm ẩn sâu đằng sau những hình ảnh tinh khôi tươi mới thì sang khổ hai nỗi buồn đã được thể hiện ở cảnh vật, hằn in dấu vết trên mỗi cảnh vật. Một tấm tranh rất đẹp và gợi buồn. Gió vừa đi, mây nhè nhẹ bay, hoa bắp khẽ nở bên dòng Hương giang. Cái dáng xứ Huế sau bao nhiêu thế kỷ dường như cũng chỉ có vậy. Không khí có vẻ trầm tịch của đất Huế cố đô được khơi gợi lại chỉ với vài nét phác. Nhưng bạn hãy thử nghe kỹ hơn và quan sát câu thơ này có những nét nghĩa khác.

“Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…”

Quả vậy, đây không những là một tác phẩm tranh ngoại cảnh, mà là tranh tâm cảnh và là điệu tâm hồn. Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ngắn gọn mới thấy những điều ấy của câu thơ là rõ ràng. Lẽ thường gió đưa mây đi thì nơi đây gió mây đôi ngả, cách trở như không thể chung đường được nữa. Cảnh vật đã được thể hiện, thấm đẫm nỗi chia ly. Đến nỗi ấy, sự đau khổ đã tự đặt nên tên là “buồn thiu”. Hai chữ cái “buồn thiu” đã ôm hết sự đau khổ của con người và của mối nhân duyên bị chia lìa.

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Tất cả nhuộm một màu trăng. Trăng nơi đây cũng mang nỗi niềm trăn trở, âu lo, tiếc nuối về cơn đau đớn sắp sửa bị xa rời thực tại. Sự thấp thỏm lo âu và nỗi hy vọng có thể níu lại thời gian ấy, hiện nên rõ ràng nhất ở chữ “kịp” cùng câu nói đầy xót xa kia. Ý thơ chứa đụng nỗi buồn bâng khuâng, man mác. Nỗi buồn ấy thấm đậm trong lòng thi nhân. Không gian đã mở ra chiều rộng nhưng tình cảm đã lắng vào chiều sâu.

Với Hàn Mặc Tử, trong cảnh ngộ lúc bấy giờ, “trăng” như người bạn tri âm tri kỉ, giờ chỉ còn là nỗi ao ước, khát khao gặp gỡ và nỗi niềm lo âu về sự muộn màng, dang dở. Nó đã trở thành nỗi ám ảnh da diết đối với nhà thơ. Câu hỏi “có chở trăng về kịp tối nay?” thật đẹp nhưng cũng gợi lên một nỗi buồn, niềm xót thương cho tác giả. Với trí tưởng tượng lãng mạn, phong phú của thi nhân, các câu thơ đã kết thành một bức tranh đẹp, thơ mộng, huyền ảo và gợi lên những nét u buồn.

Ta nhìn ra nơi đây một cuộc chạy đua với thời gian và thời gian đang rượt đuổi mỗi bước, nhưng chạy đuổi không phải nhằm tận hưởng hết thanh sắc cuộc đời theo ý muốn của Xuân Diệu, mà để được tận hưởng điều duy nhất – ấy là sự tồn tại. Được vui không thôi đã mãn nguyện. Trong những câu thơ này là bao nhiêu nỗi lo toan và cũng là bấy nhiêu niềm khát khao. Nhân văn nơi thi phẩm cũng là ở đấy: Phải cứ vui trọn vẹn mỗi ngày khi mình đang còn trẻ.

“Mơ khách đường xa, khách đường xa,

Áo em trắng quá nhìn không ra…”

Chữ “mơ” ở đây xuất hiện từ đầu, ngay sau đấy là tiếng hát “khách đường xa” trong thương nhớ, kèm theo cảm giác cô đơn trống trải, để lại bao nhiêu nỗi sầu tiếc nuối. Hình ảnh người khách cứ thể mà xuất hiện bất ngờ, tưởng rằng đang rời xa ra ngoài vòng tay của Hàn để tìm về một cõi đầy sự xa xăm khó sờ đến. Người con gái với sắc áo trắng mang tính tuyệt cực và tinh khiết từng được cả đời Hàn tôn thờ giờ đã trở nên khuất mờ, khó tìm. Tất cả càng huyền ảo hơn nữa: Nơi đây sương khói mờ nhân ảnh.

Qua câu thơ ở trên, chúng ta có thể nhận xét bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” với cái nhìn thấu hiểu khi hướng về nhà thơ. Qua phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ngắn gọn, ta thấy câu thơ thứ ba của phần này đã diễn tả được toàn bộ khung cảnh của đất Huế. Với miền đất được vây kín bằng sương mù cùng gió, sắc trắng ấy đã xoá tan rất nhiều điều trong “nhân ảnh”. Con người dường như cũng đã chìm khuất dưới lớp sương mù kia.

Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề phân tích chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”. Qua các bài phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ngắn gọn phía trên, hi vọng bạn đọc có thể tham khảo và học tập tốt hơn trên trường.

Xem thêm: Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

Phân Tích, Văn Học -