Phân tích 8 câu đầu bài “Tây Tiến” ngắn gọn nhất – tác giả Quang Dũng
Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng để hiểu thêm về hình ảnh người lính trong cuộc đấu tranh kháng chiến chống Pháp. Mời các bạn đọc cùng tham khảo nhé!
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích 8 câu đầu bài “Tây Tiến”
Dưới đây là bài viết về dàn ý phân tích 8 câu đầu bài “Tây Tiến” đã được soạn kĩ lưỡng và đầy đủ chi tiết. Hy vọng sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian soạn bài tập trên lớp nhé!
Mở bài phân tích 8 câu đầu bài thơ “Tây Tiến”
– Khái quát sơ lược tác giả Quang Dũng và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tây Tiến”.
– Nêu vấn đề và trích dẫn 8 câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến”.
Thân bài phân tích 8 câu đầu bài thơ “Tây Tiến”
– Nỗi nhớ thương về Tây Bắc được thể hiện trong bốn câu thơ đầu.
+ “Tây Tiến ơi” tiếng gọi gần gũi, thân thương, nỗi nhớ như dâng trào trong lòng nhà thơ đến nỗi phải thốt lên thành tiếng gọi như thế.
+ Tác giả sử dụng từ “nhớ chơi vơi” để nhớ về “sông Mã”, nhớ về núi rừng Tây Bắc- nơi mà tác giả và đồng đội mình đã cùng nhau gắn bó trong suốt cuộc hành quân. Nỗi nhớ tha thiết, dâng trào trong tâm hồn nhà thơ.
+ Những địa danh của Tây Bắc được tác giả nhắc đến như “Sài Khao”, “Mường Lát” như gợi lên trong tâm trí tác giả kí ức về những cuộc hành quân đã qua nay đã trở thành hoài niệm cho thấy tác giả đã gắn bó với núi rừng Tây Bắc như quê hương thứ hai của mình vậy.
– Bốn câu thơ tiếp theo tác giả cho độc giả thấy được con đường hành quân của núi rừng Tây Bắc đầy gian truân, hiểm trở.
+ Những từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” mà tác giả sử dụng để có thấy được địa hình nơi đây nguy hiểm, dữ dội đến mức độ nào. Qua đó thể hiện sự khó khăn, vất vả của các chiến sĩ Tây Tiến khi đi hành quân bên cạnh đó là những nguy hiểm đang rình rập, chờ đợi.
+ Hình ảnh “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” xuất hiện như xoa dịu bớt những gian nan, vất vả mà người lính phải chịu đựng cho thấy tâm hồn lãng mạn, thi vị của nhà thơ dù sống trong hoàn cảnh đầy khắc khổ như vậy.
Kết bài phân tích 8 câu đầu bài thơ “Tây Tiến”
– Khái quát lại ngắn gọn nội dung của 8 câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến”.
– Đưa ra những nhận định mở rộng hoặc liên hệ bản thân qua ý nghĩa của bài thơ.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích 8 câu đầu bài “Tây Tiến”
Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích 8 câu đầu bài “Tây Tiến”. Các bạn cùng tham khảo để có kết quả tốt trong quá trình học tập trên lớp nhé!
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận 8 câu đầu bài thơ “Tây Tiến”
Bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc đã được Quang Dũng khắc họa qua tám câu thơ đầu đẹp một cách hùng vĩ nhưng đầy gian truân, hiểm trở. Sâu bên trong ấy là tấm lòng nhớ thương, hồi ức về những ngày hành quân đầy kỉ niệm của tác giả.
Tiếng gọi thân thương “Tây Tiến ơi” như tiếng gọi một người thân, một người bạn hay một tri kỉ cho thấy sự gắn bó mật thiết của tác giả với đoàn quân Tây Tiến, xem Tây Tiến như những người anh em ruột thịt. Địa danh đầu tiên tác giả nhớ đến là con sông Mã với một nỗi “nhớ chơi vơi” thể hiện nỗi nhớ da diết, nhẹ nhàng nhưng mang nỗi khắc khoải về một hoài niệm đã xa nay hiện về trong tâm trí tác giả. Và tiếp đó là hàng loạt các địa danh được tác giả nhớ về như “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông” là những địa danh quen thuộc mà các người lính Tây Tiến dừng chân để nghỉ mệt sau những cuộc hành quân vất vả.
Nói là dừng chân nghỉ ngơi nhưng người lính Tây Tiến phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc, phải chịu cái lạnh thấu xương của màn sương bao trùm. Khó khăn đâu chỉ có thế, các từ láy “ khúc khuỷu” “thăm thẳm” “heo hút” mà tác giả nhắc đến cho thấy địa hình hiểm trở, nguy hiểm của núi rừng nơi đây. Nguy hiểm là vậy nhưng đoàn binh Tây Tiến vẫn không lùi bước, vượt qua mọi thử thách của thiên nhiên để hoàn thành nhiệm vụ mặc dù phía trước các anh đầy rẫy mối nguy hiểm đang rập rình, chờ đợi, cái chết có thể đến với các anh bất cứ lúc nào. Đến đây, hình ảnh người lính Tây Tiến thật bản lĩnh, kiên cường làm sao.
Thông qua hồi ức của tác giả ở 8 câu thơ đầu bài “Tây Tiến” khung ảnh thiên nhiên Tây Bắc đẹp hùng vĩ nhưng đầy sự hiểm nguy từ đó lột tả được những phẩm chất cao đẹp của người lính Tây Tiến. Những người lính luôn cống hiến hết mình cho cuộc sống tốt đẹp của nhân dân, đất nước.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận 14 câu đầu bài thơ “Tây Tiến”
Bài thơ “Tây Tiến” được ra đời trong hoàn cảnh khi Quang Dũng hồi ức, nhớ về những kỉ niệm hành quân cùng binh đoàn Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả về hình ảnh người lính Tây Tiến thật kiên cường, bất khuất nhưng không kém phần lãng mạng. Điều này được thể hiện rõ trong 14 câu thơ đầu của bài thơ “Tây Tiến”.
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
…Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Hồi ức đầu tiên mà tác giả nhớ đến đó là các địa danh mà đoàn binh Tây Tiến đi qua “sông Mã”, “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông” với một nỗi nhớ chơi vơi. Từ “nhớ” liên tục được lặp lại cho thấy nỗi nhớ da diết, tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên nơi đây thật đong đầy. Những địa danh tuy đẹp hoang sơ nhưng cũng ẩn giấu đầy sự nguy hiểm của địa thế núi rừng cùng với thời tiết khắc nghiệt nơi đây. Đêm xuống đoàn binh Tây Tiến phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, sương phủ kín lối, cái lạnh thấu xương của núi rừng Tây Bắc.
Không những thế, địa hình con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến cũng khắc nghiệt không kém. Các từ láy “khúc khuỷu” “thăm thẳm” “heo hút” cho thấy thiên nhiên Tây Bắc thật nguy hiểm nhường nào nhưng với tinh thần không ngại gian nan, hiểm nguy của người lính Tây Tiến vẫn quyết tâm hoàn thành sứ mệnh của mình vì các anh biết trên vai các anh đang mang trọng trách lớn lao của đất nước giao cho mình. Mặc dù vẫn biết phía trước các anh là có thể là cái chết đang rình rập, chờ đợi nhưng đoàn binh Tây Tiến vẫn vững bước.
Và rồi cũng không tránh khỏi sự hy sinh, mất mát:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”
Tác giả nhớ lại cảnh đồng đội của mình phải hy sinh trong cuộc hành quân dang dở, nhưng hình ảnh người lính hy sinh qua miêu tả của tác giả mang một tư thế bi tráng, hiên ngang lẫm liệt. Có chiến tranh đồng nghĩa là sẽ có mất mát, có hy sinh như sự hy sinh này khiến các anh cảm thấy xứng đáng, không có gì phải hối tiếc vì trong tâm trí của người lính Tây Tiến hy sinh cho đất nước, cho Tổ quốc không có gì phải đáng hổ thẹn mà còn cảm thấy từ hào vì đã cống hiến hết mình cho đồng bào mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Đến đây, chúng ta thấy tấm lòng của những người lính thật cao cả làm sao.
Hình ảnh “cơm lên khói” xuất hiện cuối đoạn thơ như để xoa dịu lại nỗi mất mát đồng đội của tác giả bằng một hồi ức đẹp về mùi xôi nếp thơm của các cô gái Mai Châu. Đoàn binh Tây Tiến nghỉ ngơi dừng chân được bà con Tây Bắc đối xử như những người thân trong gia đình được ăn những món ăn đặc trưng của vùng đất nơi đây. Đây là những kỉ niệm đẹp khó quên trong lòng nhà thơ.
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Qua 14 câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” cho thấy hoài niệm về quá khứ của tác giả về thiên nhiên và con người núi rừng Tây Bắc, về những đồng đội của mình. Kỉ niệm vui có buồn có nhưng bao trùm vẫn là hồi ức tốt đẹp về những ngày hành quân gian nan. Đó mãi là những kí ức khắc sâu trong tâm hồn nhà thơ cũng như để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận 4 câu đầu bài thơ “Tây Tiến”
Trong các nhà thơ viết về đề tài người lính không thể không nhắc đến Quang Dũng. Bài thơ “Tây Tiến” là một tác phẩm xuất sắc của ông. Bài thơ là hồi ức của ông khi là một người lính hoạt động trong binh đoàn Tây Tiến. Thơ ông đã mang lại cho người đọc cái nhìn rõ nét hơn về hình ảnh người lính trong những năm chiến đấu chống thực dân Pháp. Ở 4 câu thơ đầu bài “Tây Tiến” tác giả nhớ về Tây Tiến, về núi rừng Tây Bắc với một nỗi nhớ tha thiết.
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
…Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Tác giả nhớ về những địa danh quen thuộc của núi rừng Tây Bắc – nơi mà đoàn quân Tây Tiến hành quân đi qua. Hình ảnh “nhớ chơi vơi” mà tác giả sử dụng cho thấy nỗi nhớ lâng lâng, da diết, một nỗi nhớ man mác khôn nguôi. Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” như tiếng gọi thân thương, gần gũi, tác giả gọi những đồng đội của mình như những người anh em ruột thịt cùng sinh ra tử. Qua đó cho thấy tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.
Những địa danh mà các anh đi qua mang cái thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Sau những cuộc hành quân khi mỏi chân những người lính sẽ dừng chân để nghỉ ngơi nhưng phải chịu cảnh sương bao trùm, cái lạnh thấu xương của đêm rừng Tây Bắc. Qua đây ta cảm nhận được hình ảnh người lính thật gian lao phải chịu biết bao gian nan, trắc trở để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta hôm nay.
Chỉ mới 4 câu thơ đầu bài “Tây Tiến” thôi mà hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên thật kiên cường, lẫm liệt. Tác giả nhớ về đồng đội với một nỗi niềm da diết, có lẽ trong kí ức của nhà thơ những cuộc hành quân cùng với đồng đội luôn là những hồi ức đẹp và khó phai mờ trong lòng tác giả.
Trên đây là bài phân tích 8 câu đầu bài “Tây Tiến”, dàn ý 8 câu đầu bài thơ “Tây Tiến”, …các bạn hãy tham khảo vào bài học trên lớp của mình nhé. Chúc các bạn học càng ngày càng tiến bộ!
Xem thêm: Phân tích “Chí khí anh hùng” ngắn gọn – tác giả Nguyễn Du
Phân Tích, Văn Học -Phân tích “Chí khí anh hùng” ngắn gọn – tác giả Nguyễn Du
Phân tích 9 câu cuối bài “Vội vàng” – Xuân Diệu đặc sắc nhất
Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8 – Hồ Chí Minh hay nhất
Phân tích khổ 1 2 “Đây thôn vĩ dạ” đầy đủ nhất của Hàn Mặc Tử
Phân tích 2 câu đầu bài “Chiều tối” – Hồ Chí Minh xuất sắc nhất
Phân tích khổ 2 bài thơ “Nói với con” của Y Phương hay nhất
Phân tích 2 khổ đầu “Viếng lăng Bác” hay và đặc sắc nhất