Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên

Nàng Kiều đem tình cảm của mình nhờ em gái vun đắp cho trọn vẹn, chỉ nàng mới có thể thấu hiểu được hết lòng mình. Thời gian dần trôi chỉ còn mình nàng gặm nhấm nỗi đau của sự chia ly. Nàng vô cùng tuyệt vọng, đau đớn và nghĩ về Kim Trọng. Nỗi đau cùng cực của nàng lại ùa về. Liên tiếp những mâu thuẫn nối tiếp nhau, Kiều đã hoàn toàn bất lực trước mong muốn níu kéo, cố gắng để bản thân trở về với tình yêu trước kia. Nhưng tất cả chỉ là quá khứ xa xôi không thể nào chạm được. Điều đó được thể hiện rõ nét khi đi vào phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên.

Sáu câu thơ đầu bài Trao duyên

Tận cùng của nỗi đau khổ và tuyệt vọng, Kiều luôn nghĩ về Kim Trọng. Với nàng, Kim Trọng là tất cả, niềm tin, hy vọng, là người đã chia sẻ cùng nàng mọi điều. Thế nhưng, thực tế cho thấy khoảng cách giữa nàng và Kim Trọng rất xa nhau. Bởi thế, cuộc đối thoại này với Kim Trọng đều dựa trên sự tưởng tượng của nàng. Tiếng lòng cất lên vô cùng đau xót, nỗi đau ấy kéo nàng về với thực tại phũ phàng.

“Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”

Thành ngữ “trâm gãy gương tan” biểu trưng cho một tình yêu tan vỡ, trái tim đã sớm đầy thương tích của Kiều. Vốn dĩ “trâm” và “gương” là nét biểu trưng cho hình ảnh đẹp đẽ của những cô gái đến tuổi để ý đến dung nhan của bản thân khi tình yêu ngày một lớn dần. Theo từng ngày, tình yêu của nàng với Kim Trọng một lớn dần, càng thiết tha nồng nàn thì trái tim càng dằn vặt nhiều hơn. 

Tình yêu của nàng dành cho Kim Trọng khó mà đong đếm được hết bởi nó vô cùng bao la, rộng lớn, trái tim càng yêu tha thiết mãnh liệt bao nhiêu thì nàng phải gánh chịu nỗi chua xót bấy nhiêu.

Tình cảnh diễn ra vô cùng nghiệt ngã, trâm đã gãy, bình đã tan, tình yêu của nàng nào có thể chắp vá được nữa. Chỉ có thể mang hy vọng được gắn kết mối tình xưa cũng không còn được như trước. Kiều đau đớn và nghĩ nhiều đến giây phút “muôn vàn ái ân” của hai người đã cùng nhau trải qua. Khoảng thời gian ấy chính là kỉ niệm, kí ức nồng đượm mà cả Kim Trọng và Kiều chắt chiu được.

Những đêm trăng cùng nhau thề nguyện, hẹn ước sẽ nắm tay nhau đi suốt quãng đường còn lại, cùng nhau ngâm thơ, đàn hát… Tất cả những kỉ niệm ấy đã in sâu trong tâm trí nàng, thực tại chỉ có thể là hư vô, đau xót thay khi tình chưa cạn nhưng phải chia lìa đôi ngã.

Nỗi niềm xót xa cho cuộc tình giữa nàng và Kim Trọng ngày càng lớn lên, trong tận đáy lòng thốt lên lời nói chia tay nghe thật chua xót:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”

Sâu trong đáy lòng nàng Kiều vừa muốn đấu tranh cho tình cảm của mình nhưng lại nghĩ về gia đình. Nàng chỉ có thể ngậm ngùi cất lên tiếng lòng ai oán đối với số phận nghiệt ngã. Kiều xưng hô gọi Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận tơ duyên quá ngắn ngủi của mình. Trong lòng luôn tự trách chính bản thân không giữ được tình yêu trọn vẹn với người mà mình yêu. 

Thật là đau khổ và thương xót thay cho nàng: Trao duyên rồi, đã nhờ em gái mình trả hết nghĩa cho Kim Trọng nhưng lòng vẫn không nguôi nhớ thương. Tình duyên giữa nàng và chàng Kim dẫu không nguyên vẹn nhưng lòng vẫn còn tơ vương, giữ nguyên son sắt từ những ngày đầu.

“Phận sao phận bạc như vôi

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.”

Tâm trạng nàng ngay thời điểm này đã lấn át đi phần lý trí: “Phận bạc” ở đây được hiểu như sự lên tiếng của nàng đối với xã hội cũ. Tình tiết này của nàng ta có thể bắt gặp trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Nhân vật Vũ Nương đầy bất hạnh và luôn trong tình cảnh luôn bị chồng ức hiếp phải dùng cái chết để chứng minh bản thân trong sạch.

Lời kêu như được cất lên từ chính tiếng lòng chứa đầy uất ức lên đến đỉnh điểm của nhân vật Kiều. Cảm nhận về sáu câu thơ đầu tác phẩm Trao duyên cho ta thấy Kiều khi đối diện với cuộc đời đầy bất công, một xã hội tàn nhẫn đã đẩy nàng bước vào ngõ cụt. Lời chấp nhận mặc kệ cuộc đời “đã dành” biểu trưng cho niềm hi sinh cao cả của người con gái trước những sóng gió cuộc đời. Và phải chăng, những điều đó là một tín hiệu chẳng lành cho tương lai nàng, một số phận bạc mệnh.

Câu thơ nói lên tiếng lòng của chính nàng Kiều khi nhớ lại thân phận mình quá nhỏ bé, mặc kệ cho dòng đời đưa đẩy. Câu thơ trên cũng phần nào nói lên sự dự đoán cho tương lai phía trước đầy rẫy gian nan, khổ cực cùng với sự bất lực của nàng Kiều. 

Hình ảnh “hoa” vốn là biểu tượng dành cho vẻ đẹp của người con gái đẹp, trong tình cảnh này không ai khác chính là nàng Kiều. Hình ảnh bông hoa ấy lại trôi lỡ làng, không biết đi về đâu, khó mà đoán được tương lai sau này. Nỗi đau trực trào trong trái tim đong đầy tình cảm của người con gái ấy, bao nhiêu cảm xúc được dồn nén lấp đầy khoảng trống tâm trí. Bởi vậy, lúc này đây nàng chỉ có thể thốt lên lời xin lỗi đầy đau đớn đối với Kim Trọng.

Bi kịch nối tiếp nhau kéo nàng về hiện tại trái tim thôi thúc khao khát có được tình yêu trọn vẹn và hạnh phúc cùng người mình yêu. Những từ ngữ ấy không thể đong đếm được ”muôn vàn, trăm nghìn” thể hiện sâu sắc nỗi khát vọng của Kiều về tình yêu chân thành, viên mãn.

Hai câu thơ cuối bài Trao duyên

“Ơi Kim Lang! Hỡi Kim Lang

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Phải chăng những dấu chấm than là tiếng kêu mà Nguyễn Du dùng thay thế cho tiếng lòng của nàng. Chỉ trong một câu thơ mà cái tên Kim Trọng được nhắc đến hai lần, kèm theo đó là những thán từ đau xé lòng ”ôi, hỡi” làm cho câu thơ càng thêm chua xót, nghẹn ngào. Tựa như mang theo nhiều lời trăn trối mà nàng muốn Kim Trọng biết trước giây phút chia xa. 

Kiều đã rất yêu chàng Kim, thế nhưng giờ đây chính nàng lại tàn nhẫn phụ bạc. Nàng cho rằng điều này là do chính mình gây ra mà không phải cuộc đời đưa đẩy. Trong tình cảnh chia xa khi phân tích diễn biến tâm lý nàng Kiều ở hai câu thơ cuối bài Trao duyên này, nàng nào có nghĩ đến nỗi đau cố kìm nén của mình, tất cả trái tim, tấm lòng và sự lo lắng yêu thương đều dành cho người mình yêu. Có thể nàng Kiều đã yêu Kim Trọng hơn chính cả bản thân mình.

Với nàng đây có lẽ sẽ là lần cuối có thể gọi Kim Trọng thân mật là “Kim Lang” như bây giờ. Tình cảm Kiều dành cho người mình yêu khó ai có thể nhìn ra được, giây phút này đây nàng chỉ bộc bạch tiếng kêu của mình qua tiếng kêu chân thành tha thiết đó. Để có thể gạt bỏ đi tình cảm đang ngày càng lấn át đi lý trí khi đối diện với người mình yêu sâu đậm trong lần cuối.

Kết thúc phần phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên, tình cảm tơ duyên vẫn chưa được trao đi, nhưng tình yêu nàng lại ngày càng khó dứt bỏ. Giờ đây nàng còn phải đấu tranh tâm lý để vơi đi nỗi buồn, chưa dứt tình cảm với Kim Trọng nàng càng cảm thấy khó xử trong lòng. Kiều tự cho rằng chính bản thân mình là người phụ bạc tình cảm với Kim Trọng, nỗi đau ấy sẽ ngày càng sâu sắc và diễn ra trong suốt cuộc đời nàng.

Đoạn trích phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên phản ánh lên nỗi niềm của người con gái. Cùng phong cách sử dụng ngôn ngữ phần nào nói lên tâm trạng chua xót của nàng Kiều. 

Xem thêm: Phân tích bài Chí khí anh hùng

Uncategorized -