Tuyển tập 7 đoạn mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất
Mở bài Vợ chồng A Phủ như thế nào hay và đảm bảo đạt điểm cao? Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm hay và là tác phẩm trọng tâm trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Khi làm các dạng đề, chắc hẳn không ít các bạn vẫn chưa biết cách dẫn đề sao cho hay. Theo dõi các đoạn mở bài bên dưới để làm văn tốt hơn nhé.
7 đoạn mở bài Vợ chồng A Phủ
Mở bài Vợ chồng A Phủ 1
Tô Hoài được coi là cây đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại với sức sáng tạo dồi dào trên 200 đầu sách. Tô Hoài có quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh độc đáo và có phần quyết liệt “viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Phải chăng vì thế mà Vợ chồng A Phủ được coi là tác phẩm thành công nhất, phản ánh những hiện thực tàn khốc của cuộc sống ngoài kia. Với chuyến đi thực tế của mình, chung sống và ăn ở cùng người dân Tây Bắc mà ông đã hiểu những cơ cực và vẻ đẹp tâm hồn của những người dân lao động vùng cao.
Mở bài Vợ chồng A Phủ 2
“Văn học nghệ thuật luôn đứng ngoài những quy luật về sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sê-đê-rin). Có thể coi Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm như thế. Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua, chất vàng mười trong nó vẫn còn vẹn nguyên. Tác phẩm đã nói lên một cách đau xót nỗi thống khổ bao đời của đồng bào dân tộc vùng cao dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Từ nỗi thống khổ ấy, Tô Hoài đã bằng một trái tim nhân đạo bao la, một giác quan cách mạng nhạy bén mà tìm thấy một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt bên dưới cái vỏ câm lặng, cam chịu của người dân vùng cao.
Mở bài Vợ chồng A Phủ 3
Tô Hoài là nhà văn có công khai phá về đề tài vùng núi Tây Bắc xa xôi – nơi địa đầu của Tổ quốc trong văn học cách mạng ở mảng đề tài về cuộc sống, con người Tây Bắc. Tô Hoài đã thể hiện hứng thú và sở trường của một nhà văn phong tục khi tái hiện sống động bức tranh thiên nhiên và con người vùng cao. Bằng vốn hiểu biết qua những chuyến đi thực tế, thâm nhập vào đời sống của các đồng bào dân tộc miền núi. Và bằng tài năng văn chương xuất chúng, Tô Hoài đã tạo nên những tác phẩm đặc sắc mang đậm màu sắc Tây Bắc mà tiêu biểu là Vợ chồng A Phủ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ 4
Trong tập “Trăng sáng”, Nam Cao viết “Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp người lầm than”. Nam Cao hay Tô Hoài, thì đều coi trọng sự thật. Các nhà văn đều cho rằng nghệ thuật không thể là sự lừa dối mà là nghệ thuật vị nhân sinh. Bởi vậy, các tác phẩm ra đời đều phản ánh những hiện thực của cuộc sống khách quan. Bằng vốn hiểu biết sâu rộng của mình và những chuyến thực tế vùng cao, Tô Hoài đã hiểu được cuộc sống cơ cực của đồng bào vùng núi Tây Bắc mà điển hình là nhân vật Mị. Không những thế, tác giả còn tinh tế phát hiện ra sức sống tiềm tàng của những con người nơi đây.
Mở bài Vợ chồng A Phủ 5
Khi nhắc đến Tô Hoài, ai cũng nhớ đến một nhà văn của vùng núi. Trước kia, với “Dế Mèn phiêu lưu kí”, Tô Hoài đã bộ lộ xuất sắc tài năng nghệ thuật của mình. Đến nay, không chỉ dừng lại ở đó mà Vợ chồng A Phủ còn được đánh giá cao hơn bởi những giá trị mà nó đem lại. Tìm đến với vùng núi Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc, “ngòi bút vàng” này đã bộc lộ tài năng văn chương xuất chúng của mình làm nên một tác phẩm mang đậm màu sắc Tây Bắc. Cùng ăn, cùng ngủ, thâm nhập vào đời sống của người dân nơi đây mà ông hiểu hết những đau khổ và vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động nghèo dưới ách áp bức của thực dân và phong kiến. Sau khi rời xa Tây Bắc, Tô Hoài chia sẻ “Đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá…Tôi không có tham vọng đi sâu vào văn hóa Mèo. Ý tưởng của tôi là làm hồi sinh những con người nơi đây”.
Mở bài Vợ chồng A Phủ 6
Tây Bắc – vùng núi cao của Tổ quốc, nơi mà thiên nhiên hùng vĩ ngút ngàn với những dãy núi, bản làng trải dài bất tận. Nếu Nguyễn Tuân tìm đến với Tây Bắc vì thứ “vàng mười đã qua thử lửa” thì Tô Hoài lại mong muốn tìm ra sự thật và khao khát cho sự đấu tranh của nhân dân. Lối viết văn hóm hỉnh, sinh động trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” nay được thay bằng giọng văn tình cảm làm nên một Vợ chồng A Phủ mang đậm màu sắc Tây Bắc. Trong bài cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ, tác giả có viết “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”.
Mở bài Vợ chồng A Phủ 7
Trong những năm tháng của cuộc chiến tranh, đâu chỉ có những đau khổ ngoài chiến trường mà còn có cả những cơ cực của người dân dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến. Để hiện thực hóa những đau khổ đó, Tô Hoài đã có chuyến đi thực tế ở vùng đất cao Tây Bắc, cho ra đời tác phẩm Vợ chồng A Phủ với giá trị nhân văn sâu sắc. Vợ chồng A Phủ gồm hai phần. Đoạn trích thuộc phần một, lấy bối cảnh ở Hồng Ngài. Dưới ngòi bút của người tôn trọng sự thật, nhà văn đã làm sống lại quãng đường cơ cực, tăm tối của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến. Đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng của những kiếp nô lệ. Ông khẳng định rằng chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng của cách mạng soi đường sẽ dẫn tới cuộc đời tươi sáng.
>> Xem thêm: Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa
Chắc hẳn những ai đã từng đọc thì đều yêu thích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Vì vậy, tâm huyết dành cho các bài văn là rất lớn trong đó có mở bài đúng không nào. Vậy thì đừng bỏ lỡ các mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất được đề cập trên đây nhé. Chúc các bạn luôn đạt điểm cao.
Mở Bài -