Phân tích khổ 1, 2 “Tràng giang” – Huy Cận hay và đặc sắc nhất
Mời bạn đọc tham khảo phân tích khổ 1, 2 “Tràng giang” dưới đây. Với các bài phân tích mẫu này, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học cũng như kiểm tra môn ngữ văn ở trường. Bài thơ giàu cảm xúc đã mang tới cho đọc giả nhiều ấn tượng khó phai mờ.
Nội dung bài viết
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ 1, 2 “Tràng giang” của Huy Cận hay nhất
Dưới đây là tổng hợp đề văn phân tích khổ 1, 2 “Tràng Giang của Huy Cận hay nhất đã được chọn lọc cẩn thận. Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình học tập và phân tích.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ đầu bài Tràng Giang
Thơ Huy Cận luôn đọng lại trong chúng ta nhiều cảm xúc khó phai mờ mà bài thơ Tràng Giang là một trong số đó. Huy Cận (1919 – 2005), quê Hà Tĩnh, ông là một trong những gương mặt xuất sắc trong nền thi ca Việt Nam. Giống như thanh niên thời đó, Huy Cận nhận thức được cuộc sống tù túng, tẻ nhạt, quẩn quanh nên thường có nỗi buồn cô đơn, điều này khắc họa khá rõ trong thơ ca, điều này được thể hiện rất rõ trong hai khổ thơ đầu bài “Tràng giang”.
Đứng ở một điểm nhìn đặc biệt – trên dòng sông thật tự nhiên mà giàu cảm xúc:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”
Với phép đối “buồn điệp điệp” – “nước song song” kết hợp với từ láy “điệp điệp, “song song”, người đọc cảm nhận được những gợn sóng, dập dìu, lan tỏa cái nỗi buồn man mác, thẳm sâu mà nhà thơ viết trước cảnh hoang vắng, cô quạnh của khung cảnh xung quanh. Cánh buồm gợi gió kéo con thuyền trôi đi tới tận phương trời nào, gợi ra sự lênh đênh của con thuyền vô định ấy.
Hình ảnh “Nước song song”, “thuyền về nước lại” không một lời hẹn ước, nguyện cầu gặp gỡ mà chỉ là phút chốc rồi lại chia lìa, cách xa, một nỗi “sầu trăm ngả”. Câu thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng” là một hình ảnh giàu sức gợi. Nó gợi ra một thân phận nhỏ nhoi, vô định, bơ vơ giữa dòng đời, chẳng biết sẽ ra sao, đi về đâu, đến nơi nào.
Khổ thơ đầu của tác phẩm Tràng Giang đã diễn tả nỗi buồn sự chia xa, cách biệt, đặc biệt là nỗi buồn với những số phận long đong, nhỏ bé. Đoạn thơ như nỗi lòng của Huy Cận trước cuộc đời trước thời thế.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ 1, 4 bài Tràng Giang
Huy Cận nổi tiếng trong phong trào thơ mới với đề mang cảm hứng vũ trụ và nỗi sầu nhân thế. Mà khổ 1 và khổ 4 bài thơ “Tràng Giang” do chính tay ông chắp bút đã nói lên điều ấy.
Tiêu đề “Tràng giang” gợi ra nỗi buồn thiết tha, một thứ âm thanh ảo não, sầu buồn. Hình ảnh những đợt sóng gợn nhẹ, dập dìu như diễn tả nỗi lòng của nhân vật trữ tình. Từ láy “điệp điệp” càng làm thêm cho nỗi buồn ấy thêm tầng tầng lớp lớp, khắc khoải khôn nguôi.
Giữa những hình ảnh ấy nổi bật lên hình ảnh “con thuyền xuôi mái” giữa một trong không gian bao la, bát ngát. Con thuyền chênh vênh, cô đơn, nhỏ bé trôi theo dòng nước, mặc cho làn nước đưa đẩy, lênh đênh, trôi dạt như chính cuộc đời người thi sĩ cũng đang cô đơn, lẻ bóng, không ai thấu hiểu, đành phó mặc dòng đời chảy trôi, xô đẩy.
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Phép đối “thuyền về” – “nước lại” cùng chi tiết “Củi một cành khô lạc mấy dòng” không chỉ khiến câu thơ chuyển động, linh hoạt mà còn mang màu sắc cổ kính, xưa cũ, gợi ra sự cô độc, lẻ loi, nhỏ bé. Phải chăng cái tôi của thi nhân bơ vơ, lạc lõng trong cuộc đời được ẩn dụ qua hình ảnh cành củi khô?
Câu thơ đã sử dụng hiệu quả phép đối (buồn điệp điệp – nước song song, sầu trăm ngả – lạc mấy dòng), điệp từ (điệp điệp, song song), tương phản giữa cá thể và vũ trụ. Khổ thơ đầu đã diễn tả một nỗi buồn về sự chia xa, khoảng cách vô tận, thiếu giao cảm giữa cá thể với nhau, đặc biệt là nỗi buồn về kiếp sống con người vô định lạc lõng.
Với khổ thơ 4, hình ảnh lớp lớp mây cao đùn núi bạc lấy ý từ câu thơ của Đỗ Phủ chỉ sự hùng vĩ của thiên nhiên. Nhưng câu thơ của Huy Cận miêu tả thiên nhiên lấp lánh, tráng lệ mang nét độc đáo riêng và động từ “đùn” đã thể hiện được điều ấy.
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều xa”
Nhà thơ sử dụng từ láy “lớp lớp” diễn tả những tảng mây khổng lồ, hùng vĩ như những ngọn núi. Hình ảnh thiên nhiên đẹp như bước ra từ truyện cổ tích. Giữa không gian mênh mông trên bầu trời là cánh chim nhỏ bé đang bay lượn, nghiêng mình theo bóng chiều hoàng hôn vương sầu muộn.
Lúc này, sự đối lập giữa vũ trụ rộng lớn, mênh mông với hình ảnh cánh chim nhỏ bé như càng tô đậm nỗi buồn của ông. Trước khung cảnh thiên nhiên rợn ngợp ấy, nỗi nhớ quê hương lại thêm thiết tha, mãnh liệt.
“Lòng quê dợn dợn, vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Trong cái khung cảnh đất trời như đang khoác lên một màu u buồn ấy, tâm hồn chàng thanh niên lo lắng, bất an về vận mệnh, những sự chuyển biến vô cùng của đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước mãnh liệt bao nhiêu thì sự lo lắng, suy nghĩ cho vận mệnh đất nước lớn bấy nhiêu.
Qua bài phân tích, hai khổ thơ đã tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên bao la, hùng vĩ, bát ngát. Với những từ ngữ chọn lọc, tình cảm, cảm xúc thầm kín của nhà thơ Huy Cận cũng được bộc lộ rõ ràng.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ thứ 2 bài Tràng Giang
Trước cách mạng, Huy Cận nổi tiếng trong phong trào thơ mới bởi cái nỗi buồn rất riêng mà cũng rất chung của một thi nhân trước cuộc đời. Với nguồn cảm hứng dạt dào ấy, nhà thơ đã sáng tác ra Tràng Giang năm 1939 mà khổ thơ hai là tiêu biểu cho nỗi sầu buồn ấy.
Trước hết ở hai câu thơ đầu nhà thơ miêu tả cảnh vật xung quanh hoang vu, ít ỏi, heo hút:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
Tại vùng không gian nơi nhà thơ đang đứng, nỗi buồn theo gió nhẹ lan tỏa khắp cả đất trời. Cảnh ấy gợi cho con người ta cảm giác thật nhỏ bé, trống rỗng, buồn dìu dịu. Trước các dấu hiệu: Tiếng làng xa, chợ là những khung cảnh đông người, náo nức hơn nhưng khi được nghe từ nơi xa thì những âm thanh ấy mơ hồ, xa vắng.
Hai câu thơ đầu đã diễn tả cái vắng lặng, đìu hiu của cảnh chiều. Đứng trước không gian ấy, con người càng cảm thấy cô đơn, trống trải và khao khát nghe được những âm thanh huyên náo của cuộc sống con người. Tác giả chọn thời gian khi hoàng hôn lên, chợ chiều đã vãn như muốn nói rằng khao khát đó là không thể, khi không gian ngày càng vắng lặng, u tịch.
“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
Với các từ “xuống”, “lên”, “sâu chót vót”, “dài”, “rộng” không gian được mở ra nhiều chiều, mênh mông. Khung cảnh vòm trời phản chiếu lòng sông tạo ra độ sâu hun hút đến mức chơi vơi. Giữa khung cảnh ấy cảm giác quạnh hiu, trống vắng trong tâm hồn như càng thêm thấm thía và lan tỏa.
Trong cái vũ trụ vô cùng, thăm thẳm không chỉ cảnh vắng cô liêu mà lòng người cũng như rợn ngợp bởi sự nhỏ bé, lạc loài. Với những từ ngữ độc đáo, giàu sức gợi, nhà thơ đã gợi ra được nỗi buồn của mình trong khổ thơ 2.
Khổ thơ thứ 2 bài “Tràng giang” xứng đáng là đoạn thơ hay nhất của bài thơ. Qua phân tích, ta thấy được khả năng dùng từ, cách chọn lọc hình ảnh, khả năng liên tưởng linh hoạt, sống động của nhà thơ Huy Cận. Tác phẩm của ông sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc bao thế hệ.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… trong tác phẩm “Tràng giang”. Qua bài phân tích khổ 1, 2 “Tràng giang” phía trên, hi vọng bạn đọc có thể tham khảo và học tập tốt hơn trên trường.
Xem thêm: Phân tích người đàn bà ở tòa án huyện – truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”
Phân Tích, Văn Học -Phân tích người đàn bà ở tòa án huyện – truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”
Phân tích “Câu cá mùa thu” học sinh giỏi hay và đặc sắc nhất
Phân tích 4 câu đầu bài “Cảnh ngày hè” hay và ngắn gọn nhất
Phân tích bài “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh chi tiết, đầy đủ nhất
Phân tích nhân vật Lão Hạc chi tiết, hay và xúc động nhất
Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám đầy đủ nhất
Phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 3 – Trương Hán Siêu chi tiết nhất