Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng Lớp 7
Bác Hồ có rất nhiều tác phẩm đặc sắc trong đó phải kể đến bài thơ Rằm tháng giêng, hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi có 2 bài văn mẫu bài nào cũng hay và hữu ích cho các bạn.
Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng
Bài văn cảm nghĩ số 1
Chủ đề ánh trăng luôn được các thi sĩ khai thác sử dụng trong tác phẩm của mình, Bác Hồ cũng nằm trong số đó, bài thơ Rằm tháng giêng hay còn gọi là Nguyên tiêu là một tác phẩm giá trị mang tính lịch sử của nước nhà.
Hai câu đầu chính là khung cảnh thiên nhiên núi rừng thật đẹp:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Đêm trăng rằm thật đẹp, ánh trăng chiếu rọi khắp núi rừng, có cảm tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời, vạn vật như tràn đầy sức sống của mùa xuân,điệp từ xuân trong bài đoạn thơ lặp lại nhiều lần với mục đích diễn tả cả trời đất và con người đều vui khi xuân về.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Công việc bàn bạc việc quân tuy vất vả khó khăn là vậy nhưng cảm xúc, cảm hứng trong lòng thi sĩ vẫn đong đầy, buổi họp kéo dài và kết thúc cũng là lúc trăng rằm lên cao tròn vành vạnh. Cảnh sông cảnh nước thơ mộng. Con thuyền chờ Bác đi trong đêm tưởng tưởng như chở đầy ắp ánh trăng. Tâm trạng Bác lúc này cũng vui theo đất trời và dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi Cách mạng. Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông là một hình ảnh lãng mạn thể hiện sự lạc quan, vui vẻ tạo ra hình tượng nghệ thuật rất độc đáo.
Với tâm hồn của người thi sĩ yêu và gắn bó với thiên nhiên, kết hợp với sự cảm nhận tinh tế, ngòi bút tả cảnh mang lại bức tranh thiên nhiên sống động đầy màu sắc. Bác Hồ khắc họa vẻ đẹp hình ảnh mùa xuân đang về đồng thời thể hiện sự lạc quan và phong thái ung dung đỉnh đạt.
» Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya
Bài văn cảm nghĩ số 2
Hồ Chí Minh không chỉ là một vĩ lãnh tụ vĩ đại mà còn là một hồn thơ tài hoa. Bác đã để lại cho kho tàng văn học nước nhà một sự nghiệp đồ sộ. Một trong những tác phẩm đặc sắc đó chính là bài thơ “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được viết trong những năm chiến dịch thu đông máu lửa năm 1948 . Với 4 câu thơ mộc mạc giản dị đã dựng nên bức tranh thiên nhiên và con người hữu tình, tuyệt đẹp.
Mở đầu bài thơ tác giả vẽ ra một không gian bao la, bát ngát:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”
Dịch nghĩa:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi”
Ánh trăng rằm xuân tròn vành đang chiếu tỏa xuống không gian. Từ láy “lồng lộng” khéo léo được đảo lên đầu câu cho ta liên tưởng đến vẻ đẹp độc đáo của ánh trăng rằm. Trăng như đang ngự trên nền trời xanh rọi ánh sáng bao la tắm táp cho cảnh vật. “lồng lộng” không chỉ đặc tô hình ảnh mà còn cho ta cảm nhận được âm thanh vi vu, nhè nhẹ của tiếng gió thổi. Bầu trời như được đẩy lên cao hơn, rộng hơn. Trăng thanh gió mát- Một cảnh tượng thật đẹp và sống động.
Nổi bật trên cái nền xanh thẳm bát ngát ấy là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ:
“Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân’
Non nước trời xuân được nối liền, hòa với nhau dưới ánh trăng soi, điểm tô, nâng đỡ sóng sánh cùng với nhau. Điệp từ “xuân” được lặp lại 3 lần trong một câu thơ như gợi ra cái khí xuân, tình xuân, sức xuân đang căng tràn, nồng nàn trong lồng ngực thi nhân, trong không gian tạo hóa. Một khung cảnh tươi sáng, rạo rực đắm say như đang mở ra trước mắt. Cảnh vật không tĩnh mà động, nhạc họa đan xen, giàu sức gợi vô cùng. Hai câu thơ vừa mang cái nét cổ điện: mượn hình ảnh thơ quen thuộc: trăng lại vừa có cả nét hiện đại tài hoa: điệp từ; đảo ngữ,. Tất cả đa vẽ nên một bức tranh hữu tình, tuyệt đẹp, nồng nàn hơi thở của đất trời vào xuân.
Trong bức tranh thiên nhiên ấy tác giả vẫn không quên chấm vẽ vài nét hình ảnh con người:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân”
Để đảm bảo an toàn và bí mật những người lính cách mạng phải bàn việc quân ở nơi sâu thẳm mịt mờ khói sóng và vào thời điểm giữa đêm khuya. Câu thơ vừa là hình ảnh tả thực về những khó khăn gian khổ cách mạng lại vừa cho ta thấy được tinh thần lạc quan cách mạng của Bác, dù công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn hứng thú và dành cho thiên nhiên một tình cảm thiết tha. Bác như hòa cũng thiên nhiên, quên đi những gian nan gập ghềnh để đắm mình trọn vẹn để tận hưởng, cảm nhận. Phải chăng đó còn là biểu hiện cho khí thế cách mạng sục sôi, cho quyết tâm sớm ngày hòa bình của dân tộc.
Để khép lại bài thơ hữu tình của mình, Bác đã dùng hình ảnh chiếc thuyền thay lời bày tỏ:
“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Khuya là chỉ những điều tăm tối, mịt mù, là hình ảnh ẩn dụ chỉ những chông gai cách mạng. “ngân” gợi ra vẻ đẹp lung linh, lan tỏa. Hình ảnh chiếc thuyền ở đây phải chăng là ám chỉ con thuyền cách mạng. Ý của cả câu thơ muốn nhắn đên: Dù biết bao khó khăn cản đường, nhưng giữa giông tố , con thuyền cách mạng vẫn sáng soi, báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn xa. Lí tưởng cách mạng rồi sẽ đi đến thắng lợi hoàn toàn. Một hình ảnh thơ đầy thi vị nhưng lại thể hiện niềm tin, quyết tâm vô cùng lớn của người chiến sĩ cộng sản.
Với bốn câu thơ thất ngôn tứ tuyệt kết hợp với nghệ thuật đản ngữ, chuyển đổi cảm giác, khéo léo sử dụng các từ ngữ giàu tính biểu đạt, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên cảnh rằm ngày xuân thật đẹp, thật hữu tình. Bức tranh vừa là biểu tượng cho tình yêu thiên nhiên đắm say vừa thể hiện lí tưởng yêu nước thương dân lớn lao của Hồ Chủ Tịch. Cho dù những năm tháng đã đi qua nhưng những vần thơ bất hủ ấy sẽ sống mãi trong lòng mỗi người con đất Việt thân yêu và trở thành niềm tự hào dân tộc bất tử.
—
Với 2 bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng chi tiết, đầy đủ thông tin sẽ là gợi ý thiết thực để viết văn .
Lớp 7 -Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya ngắn gọn (Lớp 7)
Biểu cảm về mùa xuân bài văn Lớp 7
Bài văn cảm nghĩ về một món quà tuổi thơ Lớp 7
Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa
Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ “Cảnh khuya” Bài tập SGK
Nội dung, nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà Lớp 7
Nội dung nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngang Lớp 7