Phân tích nhân vật Tấm trong truyện “Tấm Cám” hay và thú vị nhất
Phân tích nhân vật Tấm trong truyện “Tấm Cám” là một nhân vật hiền lành, bất hạnh. Đọc ngay tổng hợp một số dạng đề văn phân tích đầy đủ nhất!
Dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích nhân vật Tấm trong truyện “Tấm Cám”. Nhân vật Tấm là một nhân vật tiêu biểu trong truyện “Tấm Cám” trong chương trình giáo dục THPT, thường được thầy cô lựa chọn để làm đề thi. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.
Nội dung bài viết
- 1 Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Tấm trong truyện “Tấm Cám”
- 1.1 Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Tấm trong truyện “Tấm Cám”
- 1.2 Đề bài: Viết đoạn văn phân tích các yếu tố kì ảo trong truyện “Tấm Cám” liên quan đến nhân vật Tấm
- 1.3 Đề bài: Nhân vật cô Tấm thuộc kiểu nhân vật nào của truyện dân gian? Em hãy viết đoạn văn phân tích hoàn cảnh của cô Tấm
- 1.4 Đề bài: Từ nhân vật Tấm em học tập được đức tính gì cho mình, hãy viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của mình?
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Tấm trong truyện “Tấm Cám”
Hiện nay có rất nhiều có rất nhiều cách ra đề khác nhau trong các cuộc thi mà chúng ta đều có thể gặp qua. Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Tấm trong truyện “Tấm Cám” để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Tấm trong truyện “Tấm Cám”
Nhân vật Tấm luôn là nhân vật mang trong mình tâm hồn đầy thiện lương. Cuộc đời của cô gái ấy được gắn liền với những sự vật hết sức đơn sơ. Lúc đầu là bầu bạn với chú cá bống và để nuôi trong ao giếng. Bên cạnh đó là hình ảnh của chiếc hài đã được nhà vua nhìn trúng khi đi dạ hội.
Trong hình hài quả thị thì cô vẫn luôn giúp đỡ cho bà lão cơm nước, dọn dẹp nhà cửa mỗi khi bà ra đồng. Miếng trầu ấy là dấu hiệu để nhà vua nhận ra và đưa nàng về với hạnh phúc mà người tốt xứng đáng được hưởng. Nhân vật Tấm là một con người rất hiền lành, hiếu thảo và sẵn sàng sẻ chia với mọi thứ. Khi thấy Bống không có thức ăn, nàng liền nhường phần thức ăn của cô. Ngoài ra cô không phải là người ham vật chất, dù có ở đâu cô vẫn nhớ tới ngày giỗ của bố mình.
Thế nhưng trái với sự thiện lương của cô, Tấm lại trải qua một cuộc sống đầy sự bất công. Ngay từ nhỏ cô đã mất cả ba lẫn mẹ, phải sống nương tựa vào mụ mẹ kế. Thế nhưng khác với tình yêu của người mẹ với con, nàng bị hành hạ phải làm đủ mọi công việc nặng khác nhau. Người bạn duy nhất là Bống cũng bị hai mẹ con bà dì ghẻ giết mất.
Trải qua bao nhiêu lần biến đổi thì số phận nàng mới đạt được cuộc sống hạnh phúc. Sau khi chứng kiến những lần bị hành hạ, mưu hại bởi 2 mẹ con dì ghẻ, đến bản thân người đọc còn cảm thấy xót xa. Thế nhưng khi thấy được sự lạc quan, luôn đối diện với khó khăn của nhân vật Tấm thì tác giả rất ngưỡng mộ sự dũng cảm của nàng.
Với niềm kiên định của bản thân, sau bao lần tái sinh thì nàng đã đánh bại được mẹ con dì ghẻ. Giờ đây cô đã có thể tự mình trở nên mạnh mẽ, chiến đấu với dì ghẻ để bảo vệ cho hạnh phúc của bản thân. Nhưng Tấm vẫn giữ bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình.
Nhân vật Tấm đã giúp người đọc cảm nhận được những gì mà con người lao động đã trải qua trong quá khứ của đất nước. Những con người luôn giàu niềm tin vào cuộc sống, không khuất phục trước khó khăn, mang trong mình ý chí bất diệt. Hình ảnh của nàng giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tinh thần và bên trong tâm hồn của người dân thời đó.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích các yếu tố kì ảo trong truyện “Tấm Cám” liên quan đến nhân vật Tấm
Những câu truyện cổ tích thời xưa luôn được tạo ra bởi những gì mà cha ông ta đã tưởng tượng. Những tác phẩm đều hầu hết để lên án đối với xã hội phong kiến thời bấy giờ. Mọi tình huống trong câu chuyện không có thật ở ngoài đời thực nên người xưa đã mượn truyện cổ tích để gửi gắm vào. Và yếu tố kì ảo đã được con người đưa vào tác phẩm để tạo nên những bài học đắt giá.
Truyện “Tấm Cám” cũng đã xuất hiện rất nhiều yếu tố kì ảo. Lúc nhà vua chuẩn bị yến tiệc, Tấm rất muốn đi nhưng đã bị mẹ ghẻ không cho. Nhờ có ông Bụt mà Tấm đã có thể tham gia tiệc. Và nhờ vào đôi giày mà hoàng tử đã có căn cứ để tìm thấy nàng. Một mối duyên tình đã bắt đầu từ đó.
Nếu không có sự xuất hiện của chiếc giày này thì cả cuộc đời cô sẽ phải sống trong sự hành hạ của mẹ con Cám. Yếu tố kì ảo ở đây là tiền đề giúp cho Tấm có cơ hội bước ra khỏi cuộc sống gia đình với mẹ con Cám. Nàng xứng đáng nhận được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc với chàng hoàng tử, người sẽ luôn yêu thương nàng.
Tiếp sau của câu chuyện còn có rất nhiều yếu tố kì ảo khác, đóng vai trò rất quan trọng. Khi lần đầu chết, cô đã được trở lại với hình dáng chim vàng anh để hót vang cho nhà vua nghe. Tiếp đó là hình ảnh của cây xoan rồi tới khung cửi. Cuối cùng là quả thị và nhờ đó cô ấy trở lại với hình dáng ban đầu của bản thân. Tấm đã không chịu đầu hàng trước số phận mà tiếp tục hồi sinh qua các hình dáng khác nhau. Với sự lương thiện, kiên định của bản thân cô đã đánh bại được cái ác, nhận được những gì bản thân xứng đáng có được. Yếu tố kì ảo đã đóng góp rất nhiều cho chiến thắng của cái thiện, của một con người hiền lành, chất phác chỉ mong một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc.
Yếu tố kì ảo là một hình ảnh không thể thiếu bởi tầm quan trọng của nó. Nhân vật chính cần sự giúp sức của những nhân vật kì ảo khác nhau mới có thể đánh bại cái ác. Và ở trong câu chuyện Tấm Cám này thì nó chính là khát vọng về một xã hội chính trực, công bằng hơn cho người những người dân nghèo.
Đề bài: Nhân vật cô Tấm thuộc kiểu nhân vật nào của truyện dân gian? Em hãy viết đoạn văn phân tích hoàn cảnh của cô Tấm
Nhân vật cô Tấm thuộc kiểu nhân vật đức hạnh trong truyện dân gian. Tấm mất mẹ từ nhỏ phải sống chung với cha và mẹ con mụ dì ghẻ. Mấy năm sau thì cha Tấm cũng qua đời, để lại cô cho mụ dì ghẻ chăm sóc. Từ đó chuỗi bi kịch tới với cuộc đời của cô Tấm bắt đầu.
Trong công việc hằng ngày, Tấm luôn bị mẹ con Cám sai bảo, hành hạ. Các công việc nặng nhọc trong gia đình đều do cô đảm nhận, từ chăn trâu, nấu cơm, quét dọn, … Hình ảnh nhân vật Tấm ở đây là hiện thân cho cái thiện, chính nghĩa. Còn ngược lại là cái ác đến từ mẹ con mụ dì ghẻ, lợi dụng và bóc lột Tấm.
Sau đó nhờ vào may mắn, cô Tấm đã trở thành hoàng hậu và được nhà vua hết sức yêu chiều. Tuy nhiên, mẹ con Cám vẫn nhất quyết không buông tha cho cô. Chúng rắp tâm hãm hại khiến nàng chết. Trải qua nhiều lần hóa thân, Tấm trở thành những vật dụng ở quanh nhà vua để báo tin cho vua biết.
Cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác. Nhờ vào những quá trình biến đổi mà cuối cùng Tấm cũng đã chiến đấu và giành được hạnh phúc. Nó đúng với những gì mà ông ta muốn truyền lại cho đời sau: “Ở hiền thì gặp lành” và ở đây Tấm chính là đại diện cho câu nói đó.
Đề bài: Từ nhân vật Tấm em học tập được đức tính gì cho mình, hãy viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của mình?
Truyện “Tấm Cám” từ lâu đã được lưu truyền rộng rãi bởi những bài học mà nó đem lại cho các bạn trẻ. Nhân vật Tấm đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng đẹp bởi sự thật thà, chất phác của cô. Mặc dù Tấm luôn bị mẹ con dì ghẻ hành hạ, bắt làm các công việc nặng khác nhau nhưng cô vẫn luôn rất lạc quan, tin yêu vào cuộc sống. Thế nhưng tới khi bị mẹ con Cám hãm hại, sau bao lần biến đổi cuối cùng Tấm đã đứng dậy chiến đấu vì hạnh phúc của bản thân.
Qua nhân vật Tấm, chúng ta phải luôn giữ trong mình sự thiện lương dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác chỉ là sớm hay muộn. Ông bà ta đã dạy chúng ta một đức tính thật đẹp qua câu chuyện này. Cái ác sẽ sớm nhận được quả báo do chính quy luật nhân quả đã tồn tại từ rất lâu đời.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết, … nhân vật Tấm. Qua các bài phân tích nhân vật Tấm trong truyện “Tấm Cám” phía trên, hy vọng chúng tôi mang lại một nguồn tài liệu có thể tham khảo và áp dụng vào các đề văn trên trường.
Xem thêm: Phân tích khổ 3 bài “Đoàn thuyền đánh cá” đầy đủ nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích khổ 3 bài “Đoàn thuyền đánh cá” đầy đủ nhất
Phân tích khổ 2 bài “Đoàn thuyền đánh cá” tác giả Huy Cận
Phân tích khổ 4 “Tây Tiến” – nhà thơ Quang Dũng đầy đủ và hay
Phân tích chân dung người lính “Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng
Phân tích 7 câu đầu bài “Đồng chí” – Chính Hữu hay và sâu sắc nhất
Phân tích vẻ đẹp chị em Thúy Kiều trích đoạn “Chị em Thúy Kiều” hay nhất
Phân tích 3 khổ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ” hay và đầy đủ