Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà
Trong truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Sáu trong xuyên suốt câu chuyện. Hãy xem một vài gợi ý của loigiaihay để hoàn thành một bài văn đúng cách nhất.
Phân tích nhân vật ông Sáu truyện Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng nhà văn đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đã trực tiếp tham chiến và có dịp cảm nhận cuộc sống, con người Nam Bộ trong cuộc chiến tranh khốc liệt.
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được ông sáng tác trong thời gian mà cuộc chiến tranh giữa Miền Nam với đế quốc Mỹ đang vô cùng ác liệt. Miền Bắc đang xây dựng kinh tế làm hậu phương vững chắc và tập trung chi viện cho Miền Nam. Bài thơ phác họa tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu thật xúc động và mãnh liệt bất chấp hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh.
Ông Sáu được kháng chiến cho về nghỉ phép về thăm gia đình sau thời gian dài phục vụ trong quân đội, ông được gặp lại gia đình và đứa con gái thân yêu, khi ông ra đi nó vẫn còn hơn một tuổi, lần trở về lần này không tránh được những phút giây bỡ ngỡ, hồi hộp.
Ông rất vui mừng khi thấy bé Thu vội ôm chầm nó vào lòng nhưng đáp lại là sự hờ hững, xa lạ trong ánh mắt, cử chỉ. Ông Sáu thật sự thất vọng và có đôi chút khó hiểu khi bé Thu xa lánh ông không chịu nhận ông bằng ba, không gần gũi bởi những vết sẹo trên gương mặt ông hiện tại lại khác với người ba nó thường nhìn thấy trong bức ảnh trước kia, chính điều này đã tạo nên khoảng cách giữa ông và bé Thu.
Trong thời gian ở nhà ông Sáu chỉ muốn bên gia đình gần gũi với đứa con, mong chờ tình cảm của con bé Thu. Trái với sự chờ đợi đó là thái độ lạnh lùng, ương bướng và vô lễ với chính ông, ngay cả việc xưng hộ cũng cộc lốc như “Vô ăn cơm” “Cơm chín rồi điều này đã làm ông Sáu rất buồn. Ông có những lúc nỏng nảy đánh con vài cái. Con bé không khóc mà sang nhà bà ngoại chơi và kể lại mọi chuyện với bà. Bà ngoại là người kể cho bé Thu nghe mọi việc về nguyên nhân có các vết sẹo trên mặt, bé Thu nghe xong đã khóc.
Hết thời gian nghỉ phép ông Sáu phải lên đường ra tiền tuyến. Khi ông Sáu sắp đi bỗng nghe tiếng “Ba” phát lên, bé Thu nhất quyết không chịu cho ông đi, ông Sáu xen lẫn sự bất ngờ, xúc động, ông hứa khi về sẽ tặng cho con của mình chiếc lược ngà làm món quà.
Vào trong chiến trường, ông Sáu sau thời gian chiến đấu vẫn giữa lời hứa với con gái khi cần cù làm chiếc lược ngà. Ông tỉ mỉ khắc từng chiếc răng lược, khắc lên đó dòng chữ yêu thương. Nhưng cuộc chiến tranh khốc liệt, trong một lần địch tấn công ông Sáu bị thương nặng biết mình không thể qua khỏi ông Sáu đã lấy chiếc lược ngà trao cho ông Quang người đồng đội nhờ đồng đội trao lại cho con gái thân yêu với niềm yêu thương vô bờ bến.
Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa thành công nhân vật ông Sáu người bộ đội cụ hồ anh hùng, làm nổi bật hình ảnh một người cha thương con, ông bố yêu gia đình gia đình và con cái. Đồng thời tố cáo chiến tranh thật phi nghĩa gây đau thương cho nhiều gia đình.
» Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà
Từ khóa tìm kiếm:
cảm nhận về nhân vật ông sáu
dàn ý cảm nhận về nhân vật ông sáu
Lớp 9 -Bố cục và đặc sắc nghệ thuật bài Cố hương
Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà ngắn gọn
Tóm tắt Cố hương của Lỗ Tấn ngắn gọn
Phân tích nhân vật Vũ Nương ngắn hay
Dàn ý phân tích nhân vật anh thanh niên truyện Lặng lẽ Sa Pa
Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí
Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ Nương