Phân tích khổ 1, 2 “Sang thu” – Hữu Thỉnh hay và đầy đủ nhất
Hữu Thỉnh là người tiên phong của phong trào chống Mĩ và nền thơ mới. Sau đây sẽ là bài phân tích khổ 1,2 “Sang thu” để mọi người có góc nhìn sâu hơn về nội dung bài thơ. Bài thơ “Sang thu” đã miêu tả mùa thu thật đẹp và đầy tình cảm sâu sắc, lắng đọng.
Nội dung bài viết
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ 1,2 “Sang thu”
Mỗi bài thơ đều được hỏi bằng nhiều cách khác nhau. Do đó chúng tôi đã tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ 1,2 “Sang thu” để người đọc tham khảo. Hy vọng qua những bài phân tích, bạn đọc có thể chắt lọc, phát triển thành bài văn cho riêng mình.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh ngắn nhất
Bài thơ “Sang thu” đã bộc lộ những xúc cảm của ông khi đón nhận sự giao nhau của mùa hạ sang thu. Từ đầu tác giả đã nhận biết ra thu tới bằng mùi hương rất đặc biệt: Hương ổi. Nhà thơ “bỗng chợt” cảm nhận thấy nó chứ không hề biết từ trước. Động từ “phả” cho thấy tác giả đã nhận thấy hương thơm của ổi rất rõ rết( mặc dù đây không phải là hương thơm gì đặc biệt).
Từ “chùng chình” làm chúng ta cảm giác một chút gì chậm rãi, nhẹ nhàng. Mọi chuyển động như chậm dần mỗi độ thu về, riêng các đàn chim vì vội vã bay để tránh rét. Ông cảm nhận đám mây trôi lơ lửng, chậm rãi. Dường như chúng cũng luyến tiếc mùa hạ, không muốn rời đi.
Giữa thời điểm chuyển giao từ mùa hạ sang mùa thu, nắng vẫn còn đó nhưng những cơn mưa rào mùa hạ đã vơi bớt dần. Hình ảnh nắng, mưa, sấm, chớp là những hình ảnh điển hình, dấu hiệu của mùa thu vẫn còn đó nhưng mức độ đã vơi dần đi.
Tiếp đó là hai câu thơ kết thúc bài, đã mang đến cho người đọc cảm giác thú vị, bất ngờ:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Trước hết, “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh khiến chúng ta liên tưởng, tưởng tượng đến độ tuổi của tác giả. Hàng cây có nhiều nét tương đồng với tuổi đời mỗi người lúc non nớt, trẻ con, sau thời gian dần trưởng thành và già cỗi. Hình ảnh hàng cây xuất hiện bên cạnh hình ảnh lên trong mưa gió, sấm chớp, bão giông của đất trời sang thu. Ở độ tuổi này con người đã đủ chín chắn, đủ trưởng thành để không còn bất ngờ trước những giông bão của cuộc sống.
Tác phẩm “Sang thu” tạo cho người đọc một cái nhìn mới về mùa thu. Thu ở đây có nhiều ý nghĩa khác nhau, tồn tại ở những không gian rộng lớn hơn, khác với mùa thu với những chiếc lá vàng xào xạc,…
Đề bài: Viết đoạn mở bài trực tiếp Sang thu
Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông luôn là đề tài muôn thuở của các nhà thơ, văn. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng là một trong những tác giả bị quyến rũ bởi đề tài này. Một trong những tác phẩm hay, xuất sắc của ông là bài “Sang thu”. Bài thơ “Sang thu” sáng tác sau khi đất nước ta giành được độc lập, tự do.
Giữa tiết trời thu se se lạnh cùng màn sương mỏng chơi vơi, tác giả đã động lòng, thổn thức chung với sự chuyển biến của đất trời. Vẻ đẹp nhẹ nhàng của mùa thu đã bị Hữu Thỉnh nhìn thấy và thể hiện một cách rõ rệt qua tác phẩm “Sang thu”. Nhờ tài hoa, sự nhào nặn của ông, chúng ta thấy được sự nhẹ nhàng, bình dị của lúc giao mùa từ hạ qua thu.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Sang thu học sinh giỏi
Bài thơ “Sang thu” khắc họa lại sự thay đổi đầy bất ngờ, nhưng rất nhẹ nhàng giao từ mùa hạ qua thu. Trong tâm trạng bất ngờ ấy, tâm hồn thơ sâu lắng, xúc động của nhà thơ dậy lên trong lòng. Và vì lẽ ấy, những vần thơ đẹp trong “Sang thu” đã được viết nên cùng với sự chuyển biến đầy bất ngờ ấy.
Mùa thu đối với Hữu Thỉnh thông qua mùi “hương ổi”. Tác giả “bỗng” phát hiện ra nó một cách tình cờ, nhận thấy được mùi hương ổi qua bầu không khí xung quanh. Động từ “phả” cho thấy sự hòa quyện giữa hương ổi với không khí giao mùa.
Sương đang che khắp bầu trời quanh ngõ. “chùng chình” làm lộ ra rõ khí trời mùa thu, luôn tồn tại với sự hiện diện không rõ ràng. Sự tỉ mỉ còn thấy được qua“đám mây” “vắt” sang thu. Từ “vắt” rất thú vị, khắc họa quá trình giao giữa hạ sang thu cực kì khéo léo, nhịp nhàng. Mùa thu luôn đặc biệt trong đôi mắt của ông. Nó mang một chút hương vị tươi mới, nhẹ nhàng như gió thoảng chiều tà.
Tiếng sấm trong tiết trời thu trở nên dịu dàng biết bao, không làm sợ hãi con người chúng ta mà chỉ đứng yên ở cây đứng tuổi. Mọi kinh nghiệm, trải nghiệm đều được ông đúc kết qua dòng thơ “hàng cây đứng tuổi”. Hình ảnh của những con người từng trải qua thời kỳ trưởng thành đầy non nớt, bồng bột được hiện lên.
Cảm tưởng như mùa thu lúc này như con người ở độ tuổi trung niên, phải chăng đến độ thu về thì chúng ta lại trở nên già hơn. Có lẽ đã đến thời điểm con người ta cần phải ngồi lại để chiêm nghiệm những gì bản thân đã trải qua, đã học được từ tuổi trẻ. Khổ thơ thông qua câu chữ trầm lắng đã làm chúng ta phải ngồi đúc kết cho bản thân bài quý giá.
Đề bài: Viết đoạn văn nghị luận bài thơ “Sang thu” ngắn nhất
Đối với tác giả, dấu hiệu cho thấy mùa thu đã về là qua mùi hương cây ổi. Thế nhưng, ông chỉ “bỗng” phát hiện qua nó trong bầu không khí của thu về. Hương ổi đã len lỏi theo bầu không khí xung quanh và đi theo gió tới mọi người xung quanh, mà nhờ tâm hồn đầy nhạy cảm ông liền có thể nhận ra được ngay.
Từ “chùng chình” cho thấy sự chậm rãi, nhẹ nhàng của làn sương như muốn đón nhận tiết trời mùa thu tươi mát này. Ông đã kết hợp nhiều bộ phận khác nhau để đưa ra cảm nhận mới mẻ đối với mùa thu nhưng có thể làm chúng ta biết rõ hơn về những nét mới lạ của mùa thu, bức tranh mùa thu như được nâng cấp hơn thông qua từng câu chữ của ông.
Mọi thứ trong mùa thu đều cảm thấy nhẹ nhàng, chậm rãi để có thể cảm nhận sự mát mẻ của nó, nhưng đối với đàn chim thì đây là thời điểm để nó bay đi tránh rét, chuẩn bị tổ ấm để qua tiết trời này. Màu sắc của đám mây đã trở nên đẹp hơn nhiều so với mùa hạ, nó đã trở nên êm dịu, dẻo dai hơn và trôi lơ lửng, biến đổi thành mọi dáng nhìn để đón nhận mùa thu.
Động từ “vắt” được tác giả sử dụng để giúp cho đám mây trở nên hoang dại hơn, như được con người nhập vào. Tuy nhiên nó mới chỉ vắt “nửa mình sang thu” có lẽ vì nó vẫn còn lưu luyến mùa hạ quá. Những nét thay đổi tinh tế riêng từng cảnh vật đã được tác giả ví von thật xuất sắc. Chúng đều có nét riêng góp phần làm cho mùa thu lúc này càng vui nhộn hơn.
Mọi kinh nghiệm, trải nghiệm đều được ông đúc kết qua dòng thơ “hàng cây đứng tuổi”. Cảm tưởng như mùa thu lúc này như con người ở độ tuổi trung niên, phải chăng đến độ thu về thì chúng ta lại trở nên già hơn. Hình ảnh của những con người từng trải qua thời kỳ trưởng thành đầy non nớt, bồng bột được hiện lên. Hình ảnh “Sấm” và “Hàng cây đứng tuổi” là đúc kết từ trải nghiệm cuộc sống của tác giả.
Tiếng sấm dữ dội và những cơn mưa giông cũng bớt đi, hàng cây không còn bị rung giật vì những tiếng sấm bất ngờ nữa. Thế nhưng ở đây, sấm chớp dường như không còn đáng sợ với con người mà tĩnh lặng trên hàng cây đứng tuổi. Có lẽ đã đến thời điểm con người ta cần phải ngồi lại để chiêm nghiệm những gì bản thân đã trải qua, đã học được từ tuổi trẻ.
Qua tác phẩm “Sang thu”, chúng ta thấy được tài năng của Hữu Thỉnh. Ông có được những xúc cảm tinh tế, từ ngữ thì đặc sắc, rất chân thật phù hợp với thiên nhiên, biện pháp nghệ thuật nhân hóa cộng với ẩn dụ khiến cho sự vật càng trở nên tuyệt đẹp. Bài thơ đã làm phong phú hơn hình ảnh tiết trời thu ở các làng quê thời bấy giờ.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,... Qua các dạng bài phân tích khổ 1,2 “Sang thu” ở phía trên, hi vọng các bạn đọc có thể tận dụng, tham khảo và vận dụng nó vào các bài văn trên trường, từ đó đạt được điểm số cao hơn, vượt xa những gì bản thân mong đợi.
Xem thêm: Phân tích hai khổ thơ cuối “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử hay nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích 2 khổ cuối “Đây thôn Vĩ Dạ” hay nhất tác giả Hàn Mặc Tử
Phân tích “Từ ấy” học sinh giỏi thường gặp trong các đề thi
Phân tích đoạn 1 của bài thơ “Tây Tiến” – Quang Dũng hay, đầy đủ nhất
Phân tích 16 câu đầu bài “Trao duyên” hay và đặc sắc nhất
Phân tích “Câu cá mùa thu” ngắn gọn – nhà thơ Nguyễn Khuyến
Phân tích “Việt Bắc” đoạn 5 tác giả Tố Hữu chọn lọc hay và ngắn nhất
Phân tích nhân vật Vũ Nương ngắn gọn, hay và đầy đủ nhất