Phân tích hình ảnh hàng tre trong bài thơ Viếng lăng Bác

Mở đầu và kết thúc bài thơ Viếng lăng Bác hình ảnh hàng trẻ rất nổi bật. Em hãy đưa ra một số ý kiến của bản thân và phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác. Sau đây là bài viết mẫu dành cho học sinh lớp 9 mà các bạn có thể tham khảo.

Bài văn phân tích hình ảnh hàng tre hay nhất.

Bài văn phân tích hình ảnh hàng tre

Nội dung bài viết

Đôi nét về tác giả

Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928 ở An Giang. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của dân tộc, ông là nhà thơ vẫn gắn bó với cuộc sống chiến đấu và sáng tác. Về phong cách thơ Viễn Phương, ông được biết đến là một tâm hồn giàu cảm xúc, chân thành và dung dị. Đặc biệt ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ, mang lại cảm xúc sâu lắng cho người nghe. Các tập thơ chính tiêu biểu như: “Như mấy mùa xuân”, Nhớ lời di chúc”, “Mắt sáng học trò”…

Năm 1975, khi đất nước hoàn toàn độc lập, nước nhà được thống nhất, đó là niềm vui của toàn đất nước. Năm 1976, Viễn Phương có dịp được ra thăm lăng Bác. Trong cảm xúc dâng trào, nhà thơ đã viết nên bài thơ này (tháng 4 – 1976). Bài thơ là nỗi lòng tiếc thương và lòng kính trọng vô bờ của nhà thơ cũng như toàn thể nhân dân miền Nam muốn gửi gắm tới vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Bài phân tích hình ảnh hàng tre trong bài thơ

Bài mẫu số 1

Viếng lăng Bác là bài thơ xuất sắc của Viễn Phương ghi lại những cảm xúc chân thực trong lần đầu ra thăm lăng Bác, đặc biệt hình ảnh hàng tre xuyên suốt bài thơ để lại ấn tượng đậm nét. Hình ảnh hàng tre xuất hiện trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Cây tre đối với văn hóa Việt mà nói rất gần gũi, bình dị và thân thuộc với mỗi làng quê. Cây tre xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học, trở thành công cụ vũ khí chống lại kẻ thù, cây tre còn che chở bảo vệ làng quê trước thiên nhiên.

Trong khổ thơ đầu tác giả đã nhìn thấy từ xa hàng tre ẩn hiện trong sương mù, hàng tre xanh tươi mặc cho “bão táp mưa sa” vẫn đứng thẳng hàng, đó cũng là tính chất tốt đẹp loài tre. Hình ảnh cây tre ẩn dụ như muốn nói đến những đức tính của người giản dị, mộc mạc mà thanh cao. Tre cũng thể hiện tinh thần anh hùng, bất khuất của cả dân tộc Việt Nam ngàn đời nay.

Trước khi kết thúc bài thơ tác giả cũng mong muốn trở thành cây tre tận trung tận hiếu với Bác với đất nước. Hình ảnh cây tre lúc này lại mang ý nghĩa khác. Tác giả muốn hóa thân thành cây tre ngày ngày che chở, bảo vệ Người an giấc ngàn thu.

Xem thêm >>> Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương (Dàn ý + 14 Mẫu)

 

Bài mẫu số 2

Hình ảnh hàng tre là hình ảnh xuyên suốt trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương. Nó xuất hiện ở khổ đầu và khổ cuối của bài thơ như sự minh chứng cho kết cấu chặt chẽ đầu cuối tương ứng. Hình ảnh xuất hiện ở mỗi khổ thơ lại mang ý nghĩa khác nhau.

Trong khổ thơ đầu:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy hàng tre trong sương bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp, mưa sa đứng thẳng hàng”

Hình ảnh hàng tre xuất hiện là ấn tượng đầu tiên của Viễn Phương khi lần đầu từ miền Nam đặt chân ra thăm lăng Bác. Hình ảnh hàng tre không phải là hình ảnh mới lạ bởi nó là biểu tượng của làng quê miền Bắc Việt Nam. Nhưng với Viễn Phương khi lần đầu được đến thăm Bác đã ấn tượng ngay loài cây “bát ngát” này. Và tác giả phải thốt lên rằng “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam”. “Xanh xanh” là màu của tre, của sự yên bình, lại được trồng ở lăng Bác – ngay tại thủ đô của đất nước. Bởi vậy mới thấy hết giá trị của nó. Hàng tre là ẩn dụ cho sự mộc mạc, giản dị, ngay thẳng như chính con người Bác vậy. “Bão táp, mưa sa đứng thẳng hàng” là đại diện cho phẩm chất của con người Việt Nam trong đấu tranh. Đó là phẩm chất cao cả của những người anh hùng trong chiến đấu: anh dũng, kiên cường với sức sống bền bỉ, dẻo dai.

Trong khổ thơ cuối, hình ảnh hàng tre vẫn xuất hiện trong nguyện vọng của nhà thơ :” Muốn làm hàng tre trung hiếu chốn này”. Đây là sự kết thúc tương ứng với khổ đầu làm cho bài thơ được trọn vẹn và thống nhất. Hình ảnh hàng tre “trung hiếu” là hình ảnh mới khác với hình ảnh hàng tre trong khổ đầu. Nếu khổ đầu nó là sự kiên cường bất khuất để vượt qua mọi gian lao, khổ cực thì khổ cuối, nó là sự “trung hiếu”, trung thành của mỗi người con đất Việt đối với vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta. Đó còn tượng chưng cho hình ảnh các anh chiến sĩ cận vệ ngày đêm canh giấc ngủ ngàn thu cho Bác.

Hình ảnh hàng tre đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Không chỉ trong đời sống hàng ngày mà còn trong cả các sáng tác văn chương. Các tác giả khi muốn nhắc đến sự kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam, đều đưa hình ảnh hàng tre vào như một biểu tượng nghệ thuật. Ta từng biết một “tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…Tre anh hùng chiến đấu” của Thép Mới. Hay một “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy “Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh…”. Nhưng với Viễn Phương, không chỉ là hàng tre kiên cường trong bão táp mưa sa mà còn là hàng tre “trung hiếu” tận tình. Đó là phẩm chất cần có của mỗi một chiến sỹ. Đây là điểm mới làm nên hàng tre khác biệt của Viễn Phương.

Như vậy, chúng tôi vừa hướng dẫn các em phân tích hình ảnh cây tre bên lăng Bác trong bài thơ Viếng lăng Bác đó cũng là câu hỏi trong sách giáo khoa lớp 9 tập 2.

>> Đọc thêm: Nghị luận bài Viếng lăng Bác

Lớp 9 -