Phân tích “Câu cá mùa thu” học sinh giỏi hay và đặc sắc nhất
Nói về mùa thu không thể không nhắc đến Nguyễn Khuyến. Dưới đây là bài phân tích “Câu cá mùa thu” học sinh giỏi hay và chi tiết nhất. Bức tranh thiên nhiên mùa thu trong thơ ông được thể hiện vô cùng đặc sắc. Các bạn cùng tham khảo để học tập nhé!
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Câu cá mùa thu” học sinh giỏi
Dưới đây là bài tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Câu cá mùa thu” học sinh giỏi để các bạn bổ sung vào tư liệu học tập của chính mình. Chúc các bạn học tập tốt.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến học sinh giỏi
Nguyễn Khuyến là người có cốt cách thanh cao, là bậc túc nho tài năng. Ông có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng lại bất lực trước thời cuộc. Nhắc đến ông, không ai lại không nhớ đến chùm thơ thu nổi tiếng gồm ba bài, trong đó có “Câu cá mùa thu”. Bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp hồn thơ Nguyễn Khuyến.
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
…Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
Hai câu thơ mở đầu, người đọc đã thấy không gian quen thuộc của một buổi câu cá:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Nguyễn Khuyến đã đưa những hình ảnh quen thuộc, dân dã tạo ra một không gian vừa đối lập vừa hài hoà “ao thu” và “thuyền câu bé tẻo teo”. Giữa một cái “ao” chỉ có chiếc thuyền câu của tác giả gợi lên sự cô đơn, buồn bã. Đã vậy cái “tĩnh lặng’ của mặt nước và cái “lạnh lẽo” càng làm đậm nét cảm giác cô đơn, quạnh hiu. Bức tranh mùa thu hiện ra đẹp một cách trong trẻo, bình dị nhưng thấp thoáng nỗi buồn man mác, sự cô đơn trong tâm hồn của tác giả.
Nếu như hai câu thơ đầu sự tĩnh lặng đã được tác giả khắc họa rõ nét thì trong hai câu tiếp theo ông đã thêm vào bức tranh thu những hoạt động của cảnh vật bằng cách lấy động tả tĩnh “hơi gợn tí” “khẽ đưa vèo”. Những tưởng những cái hoạt động ấy sẽ làm bức tranh thu trở nên sống động nhộn nhịp hơn nhưng lại càng làm cho sự tĩnh lặng tăng lên. Phải là không gian tĩnh lặng lắm mới nghe được những cơn sóng hơi gợn tí và chiếc lá vàng rơi khẽ. Bức tranh thu tuy có đẹp nhưng bao trùm vẫn là cảm giác đượm buồn, tĩnh lặng.
Bóng dáng người câu cá hiện ra trong hai câu kết trong tư thế nhàn hạ. Trong những ngày từ quan lui về ở ẩn, ông tìm kiếm thú vui bình dị, tao nhã để quên đi chốn quan trường đầy thị phi. Tuy nghĩ là vậy, ngồi câu cá nhưng ông không để tâm đến nó mà tâm trí ông lại hướng về quê hương, đất nước.
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
Qua bài thơ “Câu cá mùa thu” cho thấy tác giả có tinh thần yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước sâu đậm, điều đó được thể hiện rõ qua cách tác giả cảm nhận tinh tế đến từng chi tiết về cảnh vật thiên nhiên cũng như tâm trạng của ông trước tình cảnh đất nước thời bấy giờ.
Đề bài: Viết mở bài “Câu cá mùa thu” học sinh giỏi
Thiên nhiên luôn là đề tài được các thi sĩ chọn làm chủ đề trong thơ văn đồng thời là nơi gửi gắm nỗi lòng tác giả vào đó. Nguyễn Khuyến cũng không ngoại lệ, bức tranh thiên nhiên trong thơ của ông hiện ra rất đỗi bình dị, gần gũi mà đẹp đến nao lòng. Điều này được thể hiện rõ trong bài thơ “Câu cá mùa thu”, một bức tranh chiều thu câu cá thật yên ả, thanh bình nhưng sau vẻ đẹp ấy lại là tâm sự thầm kín của nhà thơ khi nghĩ về đất nước về thời cuộc.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích “Câu cá mùa thu” ngắn gọn
Nguyễn Khuyến được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam”, là người có tấm lòng yêu nước sâu nặng, là người có nhân cách thanh cao. Tác phẩm thơ của ông để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả và đặc biệt “Câu cá mùa thu” là bài thơ nổi bật trong chùm ba bài thơ thu đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.
Bức tranh thiên nhiên của buổi chiều câu cá mùa thu được tác giả miêu tả thật đẹp với sự trong trẻo của làn nước, sự lạnh lẽo của buổi chiều chớm thu. Trong không gian nhỏ hẹp ấy là hình ảnh “một chiếc thuyền câu” tuy “bé tẻo teo” tạo nên cảm giác cô đơn, đượm buồn của tác giả. Không khí mùa thu tuy đẹp nhưng hoà lẫn nỗi trầm tư của Nguyễn Khuyến.
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Cảnh chiều thu trong hai câu thơ tiếp theo được nhà thơ tiếp tục tô điểm thêm chút chuyển động của cảnh vật “gợn một tí”, “khẽ đưa vèo” càng chứng minh cho sự tĩnh lặng của cảnh chiều thu. Vì để nghe được những âm thanh chuyển động này thì không gian ắt phải thật là yên tĩnh. Nguyễn Khuyến đã sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh để tăng thêm nét tĩnh lặng, êm ả của buổi chiều thu:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Bức tranh chiều thu lại được Nguyễn Khuyến mở rộng thêm không gian. Ông nhìn lên “bầu trời xanh ngắt” với “đám mây lơ lửng”, nhìn xuống “ngõ trúc” thì “khách vắng teo”. Tác giả đã mở rộng thêm không gian cho bức tranh thiên nhiên mùa thu nhưng dường như càng mở rộng thêm càng khắc họa đậm nét sự tĩnh lặng của cảnh chiều thu. Và rồi hành động chủ đạo trong bài thơ cũng được xuất hiện đó là “câu cá”. Tác giả ngồi câu cá với tư thế thật thản nhiên “tựa buông cần” ẩn giấu tâm sự thầm kín. Tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo càng làm tăng thêm sự yên tĩnh tuyệt đối của buổi chiều thu.
Nguyễn Khuyến đặt tên cho bài thơ là “Câu cá mùa thu” nhưng đâu phải nói về chuyện câu cá. Xuyên suốt bài thơ là bức tranh cảnh chiều thu hiện lên đẹp một cách yên ả, tĩnh mịch. Chính cái tĩnh lặng ấy làm cho độc giả cảm thấy sự cô quạnh, đơn chiếc, cô đơn trong tâm hồn nhà thơ. Tâm trạng ấy như đã lan tỏa sang cảnh vật “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ông buồn cho hiện trạng đất nước lúc bấy giờ cho thấy tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước sâu nặng.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích 6 câu đầu “Câu cá mùa thu” chi tiết
“Câu cá mùa thu” nằm trong chùm 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Bài thơ hiện ra là một bức tranh thiên nhiên mùa thu êm ả, vắng lặng và đượm buồn. Đồng thời, tình yêu thiên nhiên của thi sĩ cũng được thể hiện rõ rệt. Ở sáu câu thơ đầu, Nguyễn Khuyến đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên buổi chiều thu đẹp yên ả, bình dị.
Xuất hiện ngay trong hai câu thơ đầu là những hình ảnh quen thuộc như “ao thu”, “chiếc thuyền câu”. Vế đầu hai câu thơ là khung cảnh yên bình của làng quê thật giản dị, đơn sơ. Nhưng vế sau tác giả sử dụng từ láy “lạnh lẽo”, “bé tẻo teo” gợi lên sự lạnh lẽo của buổi chiều thu và chỉ có một chiếc thuyền câu bé nhỏ trên nền “ao thu” cho thấy sự đìu hiu, vắng lặng. Cảnh chiều thu tuy đẹp bình dị nhưng gợi chút đượm buồn của thi nhân.
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Sau cái tĩnh lặng của hai câu thơ đầu thì tác giả đã thêm thắt một chút chuyển động của cảnh vật mùa thu. Với những chuyển động thật nhẹ nhàng “hơi gợn tí”, “khẽ đưa vèo”, những tưởng bức tranh thu sẽ thật sống động nhưng ngược lại càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của buổi chiều thu câu cá. Hình ảnh mùa thu hiện ra với gam màu xanh của “sóng biếc”, màu vàng của “lá vàng” làm cho chiều thu càng thêm đẹp một cách yên ả.
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Thiên nhiên tiếp tục được tác giả mở rộng tầm nhìn lên và xuống. Ông nhìn lên bầu trời xanh ngắt với đám mây lơ lửng thể hiện sự thong thả, ung dung và ông nhìn xuống là “ngõ trúc” thì “khách vắng teo”. Càng đi sâu vào bức tranh chiều thu của tác giả người đọc càng cảm nhận rõ sự tĩnh lặng của thiên nhiên nơi đây. Dường như trong tâm hồn nhà thơ đang chất chứa nỗi buồn thầm kín, mượn cảnh vật để nói hộ nỗi lòng người thi sĩ.
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
Bức tranh buổi chiều thu câu cá hiện ra qua cảm nhận của nhà thơ đẹp một cách yên ả, sâu lắng bên cạnh ấy là tâm trạng của nhà thơ đối với đất nước. Phân tích “Câu cá mùa thu” cho thấy tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước và luôn lo lắng cho cảnh nước nhà trước thời cuộc đầy biến cố.
Trên đây là các bài mẫu phân tích câu cá mùa thu học sinh giỏi để các bạn tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn học tập dễ dàng và tiến bộ hơn. Chúc các bạn vững bước trên con đường học tập của mình nhé!
Xem thêm: Phân tích 4 câu đầu bài “Cảnh ngày hè” hay và ngắn gọn nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích 4 câu đầu bài “Cảnh ngày hè” hay và ngắn gọn nhất
Phân tích bài “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh chi tiết, đầy đủ nhất
Phân tích nhân vật Lão Hạc chi tiết, hay và xúc động nhất
Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám đầy đủ nhất
Phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 3 – Trương Hán Siêu chi tiết nhất
Phân tích đoạn đầu “Bình ngô đại cáo” tác giả Nguyễn Trãi đầy đủ nhất
Phân tích khổ cuối “Nói với con” của Y Phương hay và đầy đủ nhất