Phân tích bài “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh chi tiết, đầy đủ nhất
Bài thơ “Tiếng gà trưa” được sáng tác vào những buổi đầu của cuộc chiến với quân ngoại xâm Mỹ. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm, chúng ta sẽ tiến hành phân tích bài “Tiếng gà trưa”. Qua đó cho người đọc thấy tinh thần dân tộc, sẵn sàng bảo vệ đất nước và điều đặc biệt hơn đó chính là tình mẫu tử giữa người bà và cháu mình.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích bài “Tiếng gà trưa”
Để có thể phân tích tốt một tác phẩm, trước tiên chúng ta phải chuẩn bị được phần dàn ý thật chi tiết. Dưới đây là dàn ý phân tích bài “Tiếng gà trưa” mà chúng tôi đã chuẩn bị qua.
Mở bài “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh
– Sơ lược về tác giả Xuân Quỳnh (cuộc đời của bà, những chủ đề được bà khai thác,…)
– Tóm tắt sơ lược về tác phẩm “Tiếng gà trưa” (thời gian ra đời, nội dung của tác phẩm,…)
Thân bài phân tích bài “Tiếng gà trưa”
– Tiếng kêu của gà vang lên khi các anh chiến sĩ đang di chuyển.
– Thời gian: Khi đang nghỉ ngơi ở một làng xóm.
– Tiếng kêu quen thuộc của gà ở khắp làng quê.
– Tác giả đã sử dụng ẩn dụ biến chuyển cảm giác thật tài tình cùng với nghệ thuật điệp từ.
Những kỉ niệm quen thuộc ùa về:
– Những chiếc tổ đầy trứng của con gà mái được tả một nét đầy riêng biệt và cuốn hút.
– Sự điềm nhiên, ngây ngô của cháu sao bao lần bà có mắng, quát ra sao.
– Lời quát ấy chứa đầy niềm tin của bà cho cháu bởi lẽ bà sẽ luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho cháu và mong cháu sẽ trở nên tốt đẹp khi trưởng thành.
– Bà luôn thu nhặt từng quả trứng, cất kỹ: Nêu lên tinh mẫu tử cao cả, thiêng liêng, bà luôn tần tảo, chăm chỉ vì tương lai của cháu.
– Mỗi khi đến mùa đông, bà luôn lo lắng cái rét, sương mù sẽ làm cho những chú gà trở bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống của cháu. Bà chỉ ao ước mọi thứ đều bình thường để đàn gà yên ổn. Qua đó bà mới có thể có tiền từ việc bán gà và sắm sửa đồ Tết cho đứa cháu của mình.
– Còn với người cháu, cuộc sống bình thường, dân dã ở thôn quê cùng bà chính là cuộc sống hạnh phúc nhất. Tác giả đã nêu cao tinh thần chiến đấu của đứa cháu, từ “vì” được lặp lại tới bốn lần chỉ để khẳng định lí do mà cháu hy sinh bản thân để bảo vệ.
Kết bài phân tích bài “Tiếng gà trưa”
– Tổng kết lại những đặc sắc nghệ thuật nhà thơ đã sử dụng.
– Nêu suy nghĩ, nhận xét của bản thân về bài thơ.
Một số dạng đề văn phân tích bài “Tiếng gà trưa”
Hiện nay có rất nhiều có rất nhiều cách ra đề khác nhau trong các cuộc thi mà chúng ta đều có thể gặp qua. Dưới đây là một số dạng đề văn phân tích bài “Tiếng gà trưa” để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như chúng ta có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh
“Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh là âm thanh quen thuộc. đại diện cho tiếng gọi của đất nước, quê hương đối với những thanh niên trẻ tuổi khi xuất quân, tạo sức mạnh để thôi thúc họ. Đồng thời, nó còn nói lên tình mẫu tử quý giá giữa bà và cháu. Từ tiếng gà gáy quen thuộc lúc dừng chân cũng đã đánh thức được những kỉ niệm tuổi thơ của người cháu.
Nó đã in sâu vào trong tâm hồn của những người chiến sĩ, như một lời động viên tới họ. Qua tác phẩm, từ những yêu thương, tần tảo của người bà (những lần mắng cháu mình, quan tâm sợ đàn gà ốm thì không bán được tiền để mua đồ cho cháu…) cho chúng ta thấy tình yêu của bà cháu lúc này đã vươn ra tới tình yêu đất nước, quê hương, tình cảm mẫu tử của bà và người cháu xuất phát từ những điều nhỏ nhặt, bình dị của cuộc sống hai bà cháu. Cả cuộc đời bà lúc này đây chỉ để lo cho đứa cháu của mình, chịu thương chịu khó làm việc cũng chỉ mong cháu mình có cuộc sống ấm no.
Mỗi khi đến mùa đông, bà luôn lo lắng cái rét, sương mù sẽ làm cho những chú gà trở bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống của cháu. Bà chỉ ao ước mọi thứ đều bình thường để đàn gà yên ổn. Qua đó bà mới có thể có tiền từ việc bán gà và sắm sửa đồ Tết cho đứa cháu của mình. Còn với người cháu, cuộc sống bình thường, dân dã ở thôn quê cùng bà chính là cuộc sống hạnh phúc nhất. Một tình cảm thiêng liêng quý báu, thứ không thể thay thế bằng bất cứ giá nào.
Đề bài: Viết đoạn văn nghị luận về bài thơ “Tiếng gà trưa”
Bài thơ “tiếng gà trưa” là tiếng lòng của những người chiến sĩ trẻ tuổi khi bảo vệ đất nước, quê hương qua đó còn là tình cảm bà cháu quý giá. Trong một lần tình cờ khi nghe được tiếng gà trong lúc di chuyển đã làm gợi lại những kỉ niệm đẹp. Những hình ảnh về ổ rơm chứa những quả trứng của các cô gà mái vàng hiện lên thật rõ rệt.
Hình ảnh về người bà đáng mến hiện rõ hơn bao giờ hết. Sự điềm nhiên, ngây ngô của cháu sao bao lần bà có mắng, quát ra sao. Giờ đây người cháu ấy lại nhớ nhung về những lời mắng ấy. Có lẽ vì người cháu biết rằng nó chứa đầy niềm tin của bà cho cháu bởi lẽ bà sẽ luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho cháu và mong cháu sẽ trở nên tốt đẹp khi trưởng thành. Tình yêu thương của bà đối với cháu luôn đặt lên hàng đầu vì đối với bà người cháu này chính là tất cả những gì bà có. Tình mẫu tử thật thiêng liêng cao quý.
Tác giả Xuân Quỳnh nhờ vào tiếng gà trưa mà đã khắc họa được tình cảm đầy nhẹ nhàng, thuần khiết của một người cháu quý bà. Nó đóng một vai trò to lớn đối với tâm hồn của những người thanh niên trẻ tuổi, là niềm tin và động lực để cho họ quyết tâm chiến đấu vì sự yên bình của người thân yêu.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”
Bài thơ “tiếng gà trưa” là tiếng lòng của những người chiến sĩ trẻ tuổi khi bảo vệ đất nước, quê hương qua đó còn là tình cảm bà cháu quý giá. Tiếng gà thôi thúc những tâm hồn đầy nhiệt huyết của những người chiến sĩ, làm họ quên đi những cuộc hành quân đầy vất vả, gian nan. Ngoài ra, nó còn lại tiếng kêu gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ của những người chiến sĩ.
Những hình ảnh về kỉ niệm ở nơi làng quê hiện lên thật nhẹ nhàng, trong sáng. Hình ảnh về người bà đáng mến hiện rõ hơn bao giờ hết. Đối với bà thì người cháu luôn là niềm tự hào to lớn đối với bà cho nên bà rất không ngại nắng mưa, tần tảo thu gom kĩ càng từng quả trứng, chăm lo từng chú gà, sợ chúng trở bệnh thì sẽ ảnh hưởng đến cái ăn, cái mặc của đứa cháu mình.
Niềm mong ước của bà chỉ là tết đến có thể mua cho đứa cháu của mình một bộ quần áo để đi chơi tết. Còn đối với người cháu thì cuộc sống giản dị, hạnh phúc bên người bà là niềm vui duy nhất. Những phẩm chất đáng quý, trong sáng đều thấy rõ được hết thông qua tình cảm thiêng liêng quý báu này.
Sau lần kêu thứ 4 của tiếng gà trưa, một cảm giác hoài niệm, nhớ nhung khó tả hiện lên trong tâm hồn người lính. Chắc hẳn niềm mong nhớ đối với người ba nới quê hương đã lấn át trong tâm hồn nhỏ bé ấy. Nhờ vào sự linh hoạt, nhạy bén trong vần thơ kết hợp với nghệ thuật điệp ngữ đã là cầu nối cho từng câu thơ trong bài, qua đó nổi bật lên từng tâm trạng, cảm xúc khác nhau. Xuân Quỳnh đã vẽ lên được những hình ảnh hết sức trong sáng, ngôn từ nhẹ nhàng, bay bổng thấm đẫm tình người.
“Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh đã đại diện cho âm thanh của tổ quốc, tình mẫu tử và cả dân tộc. Chỉ từ nỗi nhớ nhung đối với người bà yêu quý, những kỉ niệm đầy quý giá mà nó đã đẩy ra thành tình yêu quê hương, dân tộc, quyết tâm chiến đấu để mang lại bình yên cho đất nước và cho cả những người thân yêu quý.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… trong bài thơ “Tiếng gà trưa”. Qua các bài phân tích bài “Tiếng gà trưa” phía trên, hi vọng bạn đọc có thể tham khảo và học tập tốt hơn trên trường.
Xem thêm: Phân tích nhân vật Lão Hạc chi tiết, hay và xúc động nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích nhân vật Lão Hạc chi tiết, hay và xúc động nhất
Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám đầy đủ nhất
Phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 3 – Trương Hán Siêu chi tiết nhất
Phân tích đoạn đầu “Bình ngô đại cáo” tác giả Nguyễn Trãi đầy đủ nhất
Phân tích khổ cuối “Nói với con” của Y Phương hay và đầy đủ nhất
Phân tích sự hồi sinh của Chí Phèo – Nam Cao đầy đủ, chi tiết nhất
Phân tích bài thơ “Sang thu” ngắn gọn, hay dành cho học sinh giỏi