Phân tích bài thơ “Tràng giang” lớp 11 chi tiết và hay nhất
Bài thơ “Tràng giang” là một sáng tác nổi bật của Huy Cận trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ bởi thực dân Pháp. Sau đây là bài phân tích bài thơ “Tràng giang” lớp 11 để các bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm nhé!
Nội dung bài viết
- 1 Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài thơ “Tràng giang” lớp 11
- 1.1 Đề bài: Viết đoạn văn vẻ đẹp bài thơ “Tràng giang” lớp 11 qua khổ thơ đầu
- 1.2 Đề bài: Viết đoạn văn nêu lên ý nghĩa bài thơ “Tràng giang” lớp 11
- 1.3 Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nỗi buồn trong bài thơ “Tràng giang” lớp 11 qua khổ thơ cuối
- 1.4 Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ “Tràng giang”. Từ đó làm rõ lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết của tác giả trong bài thơ “Tràng giang”
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài thơ “Tràng giang” lớp 11
Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài thơ “Tràng giang” lớp 11 đã được soạn đầy đủ và chi tiết. Hy vọng sẽ hữu ích trong quá trình học tập trên lớp của các bạn. Mời các bạn tham khảo nhé!
Đề bài: Viết đoạn văn vẻ đẹp bài thơ “Tràng giang” lớp 11 qua khổ thơ đầu
Thơ Huy Cận thường mang một nỗi buồn thầm kín, man mác về nhân thế, cuộc đời nhưng bên cạnh đó nhà thơ cũng thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, cảnh đẹp của quê hương đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng giang”:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
…Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Ở đầu câu thơ tác giả sử dụng từ “tràng” mà không phải là từ “trường” để gợi lên không gian rộng lớn, mênh mông của con sông Hồng tạo nên một vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mênh mông, vô tận. Giữa khung cảnh thiên nhiên ấy lại là tâm sự, nỗi lòng của tác giả khi sử dụng từ láy “điệp điệp” cho thấy một nỗi buồn của một thi nhân nhỏ bé cô đơn giữa dòng đời, chưa tìm được hướng đi cho cuộc đời mình khi đứng giữa không gian bao la vũ trụ rộng lớn.
Hình ảnh “con thuyền” và “nước” xuất hiện trong bài thơ những tưởng “thuyền” và “nước” là hai vật thể gắn liền, luôn đi đôi với nhau nhưng qua cảm nhận của tác giả “thuyền” và “nước” lại tách rời nhau, chia lìa nhau cho thấy nỗi lòng nhà thơ mang một nỗi buồn cô độc, chia ly và nuối tiếc.
Nỗi buồn cô đơn, lạc lõng ấy càng bộc lộ rõ hơn ở câu thơ:
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Giữa dòng sông mênh mông, trải dài hình ảnh “một cành củi khô” đang lạc dòng trôi nổi, xuôi theo dòng nước chảy một cách vô định. Tác giả thật khéo léo khi lấy “cành củi khô” để nói hộ lòng mình tình cảnh mà thi nhân lúc bấy giờ một con người nhỏ bé đứng giữa cuộc đời mênh mông nhưng chẳng biết đi đâu, không có định hướng cho cuộc đời mình mà cứ như cành củi kia trôi đi một cách vô định không rõ phương hướng.
Chỉ với bốn câu thơ đầu bài thơ “Tràng giang” hiện lên vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn nhưng ẩn sâu bên trong lại là nỗi buồn da diết, tâm trạng cô đơn của tác giả giữa cuộc đời rộng lớn.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lên ý nghĩa bài thơ “Tràng giang” lớp 11
Bài thơ “Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận với tựa đề “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” được sáng tác khi ông đứng trước con sông Hồng hùng vĩ để miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ nơi đây với những hình ảnh vô cùng quen thuộc, gần gũi với người dân Việt Nam. Đứng giữa khung cảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn tác giả ngẫm về cuộc đời của mình với một nỗi buồn miên man, da diết.
Và hơn thế nữa là một tấm lòng yêu nước, tha thiết với quê hương từ đó mang một nỗi buồn sầu thảm, đau đớn khi đất nước đang trong cảnh loạn lạc. Bài thơ vừa thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên, cảnh đẹp của quê hương vừa thể hiện tấm lòng yêu nước, thấm đẫm nỗi buồn khi đất nước bị xâm chiếm. Từ đó tác giả mong muốn, khát khao được sum vầy với quê hương, được đoàn tụ với đất nước.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nỗi buồn trong bài thơ “Tràng giang” lớp 11 qua khổ thơ cuối
Có lẽ khổ cuối bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận là khổ thơ tâm trạng nhất của tác giả, ở đó thấy được tấm lòng nhớ thương quê hương đất nước cùng đó là nỗi lo cho đất nước trước thời cuộc lúc bấy giờ.
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
…Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Bức tranh thiên nhiên cảnh chiều hoàng hôn được tác giả miêu tả như một bức tranh sơn thuỷ. Ở đó có những đám mây đùn vào nhau tạo thành những dãy núi màu trắng bạc, xa xa là cánh chim nhỏ lẻ loi bay giữa không gian nền trời rộng lớn. Hình ảnh cánh chim nhỏ bé cũng chính là hình ảnh nhỏ bé của thi nhân khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên mênh mông. Bức tranh thiên nhiên hữu tình là vậy, nhưng đâu đó vẫn thấp thoáng nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trước không gian rộng lớn như hình ảnh lẻ loi của cánh chim nhỏ đang bay trong buổi chiều tà.
Ở hai câu thơ tiếp theo nỗi lòng của tác giả được miêu tả một cách cụ thể hơn đó là nỗi nhớ về quê hương, đất nước. Tác giả đã khéo léo sử dụng từ láy “dợn dợn” thể hiện nỗi nhớ trào dâng, cuồn cuộn trong lòng tác giả. Thêm nữa là hình ảnh “khói” thường được các nhà thơ sử dụng liên tưởng đến bếp lửa hồng có khói bay lên là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam để thể hiện nỗi nhớ về quê hương. Nhưng ở Huy Cận thì không cần có khói mà đứng trước cảnh hoàng hôn buổi chiều tà cũng đã làm nhà thơ khắc khoải nhớ mong về quê nhà, về đất nước.
Càng về cuối bài thơ tâm trạng của tác giả càng trở nên trĩu nặng, như dồn nén, và bộc lộ rõ ràng hơn ở khổ thơ cuối. Đó là tấm lòng yêu nước, nỗi mong nhớ về quê hương, đất nước trước không gian mênh mông, vô tận, nỗi nhớ ấy luôn trào dâng, cào xé dữ trong lòng tác giả, mong muốn được đoàn tụ với quê hương, sum vầy với đất nước để không còn cảm giác trống trãi, lạc lõng, cô đơn giữa dòng đời đầy sự biến thiên.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ “Tràng giang”. Từ đó làm rõ lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết của tác giả trong bài thơ “Tràng giang”
Nội dung bao trùm xuyên suốt bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận là nỗi lòng cô đơn, lạc lõng của tác giả khi đứng trước con sông Hồng miêu tả về những thiên nhiên hùng vĩ, bao la, mênh mông điểm xuyết vào đó là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi, bình dị của quê nhà. Tại sao tác giả đang đứng trên con sông quê hương đất nước mà tác giả vẫn mang một nỗi buồn nhớ quê hương đất nước. Phải chăng đất nước lúc này không còn là đất nước của chính tác giả nữa? Sự thật là đất nước lúc bấy giờ đang trong cảnh loạn lạc, lầm than, bị đô hộ bởi thực dân Pháp nên cảm nhận của nhà thơ dường như mang một nỗi buồn man mác, da diết và càng dâng trào dữ dội về cuối bài thơ.
“Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Hai câu thơ cuối như lột tả hết nỗi lòng yêu quê hương đất nước của nhà thơ. Tác giả sử dụng từ láy “dợn dợn” như nỗi lòng ấy đã tràn đầy niềm khao khát trở về với quê hương với những hình ảnh quen thuộc ấm áp như bếp lửa hồng với làn khói bay lên. Chất liệu “khói” luôn được các nhà thơ sử dụng khi thể hiện nỗi nhớ quê nhà. Nhưng qua thơ Huy Cận thì dẫu không thấy khói mà chỉ cần đứng trước cảnh hoàng hôn thì cũng không ngăn cản được nỗi lòng nhớ về quê hương, đất nước của tác giả. Đến đây cho thấy tấm lòng yêu quê hương, đất nước vô bờ bến, cháy bỏng của nhà thơ, từ đó tác giả đau đớn, xót xa cho hoàn cảnh đất nước thực tại.
Ở khổ đầu bài thơ là hình ảnh thi nhân nhỏ bé giữa không gian mênh mông, rộng lớn không biết đi về đâu, định hướng cho cuộc đời mình như thế nào thì ở khổ cuối tâm trạng tác giả như rơi vào bế tắc, bất lực trước cảnh đất nước bị đô hộ. Vì vậy mà bao trùm bài thơ là nỗi buồn miên man, man mác trải dài xuyên suốt bài thơ. Nỗi buồn của tác giả khiến cho người đọc như cảm nhận được nỗi khắc khoải, đau đáu trong lòng thơ. Ông như một tấm gương về lòng yêu nước, yêu thiên nhiên, yêu đất nước cho thế hệ sau noi gương theo.
Trên đây là bài viết phân tích bài thơ “Tràng giang” lớp 11, tổng hợp các dạng đề văn phân tích bài thơ “Tràng giang” lớp 11… Mong rằng sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm tư liệu học tập cho mình. Chúc các bạn học tốt!
Xem thêm: Phân tích 8 câu đầu bài “Tây Tiến” ngắn gọn nhất – tác giả Quang Dũng
Phân Tích, Văn Học -Phân tích 8 câu đầu bài “Tây Tiến” ngắn gọn nhất – tác giả Quang Dũng
Phân tích “Chí khí anh hùng” ngắn gọn – tác giả Nguyễn Du
Phân tích 9 câu cuối bài “Vội vàng” – Xuân Diệu đặc sắc nhất
Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8 – Hồ Chí Minh hay nhất
Phân tích khổ 1 2 “Đây thôn vĩ dạ” đầy đủ nhất của Hàn Mặc Tử
Phân tích 2 câu đầu bài “Chiều tối” – Hồ Chí Minh xuất sắc nhất
Phân tích khổ 2 bài thơ “Nói với con” của Y Phương hay nhất