Phân tích 4 câu đầu bài “Cảnh ngày hè” hay và ngắn gọn nhất
Bài thơ “Cảnh ngày hè” là tác phẩm đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Trãi. Bài viết này sẽ tổng hợp phân tích 4 câu đầu bài “Cảnh ngày hè”, soạn bài “Cảnh ngày hè”…cho các bạn cùng tham khảo. Hy vọng nó sẽ hữu ích cho việc học tập của các bạn.
Nội dung bài viết
Soạn bài phân tích 4 câu đầu bài “Cảnh ngày hè”
Đầu tiên sẽ là phần soạn bài phân tích 4 câu đầu bài “Cảnh ngày hè” để các bạn hiểu hơn về hoàn cảnh tác phẩm và tác giả trước khi đi sâu vào phân tích nhé!
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác “Cảnh ngày hè”
Nguyễn Trãi là người có tài thao lược quân sự, là một nhà thơ tiêu biểu cho nền văn học nước nhà. Được biết đến là vị tướng đa tài, ông đã góp không ít công lao cho đất nước thời Triều Lê lúc bấy giờ.
Là người tài đức vẹn toàn nên luôn bị đám gian thần đem lòng ganh ghét mà tìm cách hại ông. Thế nên ông muốn tránh xa chốn triều đình thị phi để lui về quê nhà sống một cuộc sống an nhàn, giản dị. Không những thế, ông còn bị đám gian thần vu oan kết quả là ông bị khép vào tội tru di cửu tộc.
Tuy sau này ông đã được giải oan trả lại sự trong sạch nhưng độc giả không ngừng tiếc thương, xót xa cho số phận của một vị tướng tài ba, tài đức vẹn toàn mà lại có cuộc đời bi thảm đến vậy. Bài thơ “Cảnh ngày hè” ra đời khi ông xa lánh chốn quan trường lui về ở ẩn để tận hưởng cuộc sống thanh bình nơi quê nhà. Nói là tận hưởng nhưng ẩn sâu trong tâm hồn nhà thơ vẫn canh cánh nỗi lòng lo cho dân cho nước, thể hiện tấm lòng yêu nước sâu đậm của nhà thơ.
Câu 2: Tâm trạng của tác giả trong bài “Cảnh ngày hè” được thể hiện như thế nào?
Khi ở ẩn rời xa chốn quan trường “cảnh ngày hè” được tác giả cảm nhận với tư thế ung dung, tự tại. Bức tranh thiên nhiên hiện lên với nhiều gam màu rực rỡ như màu xanh (cây hoè), màu hồng (hoa sen), màu đỏ (hoa lựu). Tất cả gam màu ấy hoà quyện trong cái nắng chiều thật lung linh. “Cảnh ngày hè” hiện ra thật đẹp.
Mặc dù tác giả đón nhận “cảnh ngày hè” với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng sâu bên trong vẫn là một nỗi lòng yêu nước, thương dân. Ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước cho dù đã không mang nặng nỗi nước non, không quan tâm tới chính sự triều đình, quy về ở ẩn nhưng lòng của nhà thơ lúc nào cũng hướng tới quốc thái dân an, mong cho đời đời nhân dân được no ấm, hạnh phúc.
Câu 3: Nêu lên các biện pháp tu từ trong bài “Cảnh ngày hè”
Nguyễn Trãi đã sử dụng rất tự nhiên những từ ngữ những động từ mạnh, thuần Nôm đồng thời xen lẫn chúng với các từ Hán như “hoè lục”, “thạch lựu”, “hồng liên trì”, “ngư phủ”, “tịch dương”. Những từ ngữ Hán Việt cùng với điển tích đã góp phần mang đến bài thơ vẻ đẹp của sự cô đọng, hàm súc.
Tác giả đã sử dụng nhiều từ lấy trong bài thơ. Các từ láy tượng hình “đùn đùn” gợi sức sống, sức sinh sôi không ngừng, từ bên trong như đang chực chờ tuôn trào ra ngoài. Từ láy tượng thanh “lao xao”, “dắng dỏi” làm nổi bật, chân thực hơn khi miêu tả bức tranh chiều hè nơi làng quê. Như vậy, một lần nữa chúng ta lại có thể khẳng định “Cảnh ngày hè” là tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp về ngôn từ góp phần làm phong phú, giàu có thêm cho tiếng Việt.
Có thể thấy “Cảnh ngày hè” là một sáng tạo về hình thức thơ, câu thất ngôn xen lục ngôn, các câu đối chỉnh tề, sử dụng từ ngữ rất tài tình. Những sáng tạo tuyệt vời đó còn được Nguyễn Trãi thể hiện thành công trong rất nhiều các sáng tác khác, đặc biệt là trong “Quốc âm thi tập”. Và bởi vậy nên ông xứng đáng nhà thơ lớn đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam, là người đặt nền móng cho thi ca Việt Nam.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích 4 câu đầu trong bài “Cảnh ngày hè”
Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích 4 câu đầu trong bài “Cảnh ngày hè”. Hy vọng đây là tài liệu mà các bạn đang tìm kiếm để giúp ích cho việc học trên trường lớp của mình. Mời các bạn tham khảo nhé!
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích “Cảnh ngày hè” học sinh giỏi
Sống ung dung trong những ngày từ quan về ở ẩn. Nguyễn Trãi đã lấy thơ văn làm bạn để viết lên nỗi lòng của chính mình. Bài thơ “Cảnh ngày hè” không những khắc họa bức tranh ngày hè tuyệt đẹp mà ẩn giấu sau bức tranh đó là nỗi niềm của tác giả.
Niềm ung dung, tự tại của nhà thơ được thể hiện ngay trong câu thơ đầu:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Ông ngồi hóng mát dưới gốc cây rợp bóng như những ngày ở trường. Chữ “rồi” trong câu như muốn nói lên sự nhàn rỗi, không biết phải làm gì nên “hóng mát cả một ngày dài”. Bề ngoài nhìn nhàn hạ là thế, lạc quan là thế nhưng lòng tác giả không lúc nào hướng về đất nước. Thất vọng với chốn triều đình suy yếu, tâm sức của ông không được trọng dụng nữa nên bèn lui về ở ẩn mặc kệ sự đời nhưng ông vẫn làm không được. Vì trong lòng lúc nào cũng nghĩ cho dân cho nước. Hạnh phúc của ông chính là hạnh phúc của nhân dân, đất nước.
Thiên nhiên dần trở nên gần gũi với tác giả hơn trong những câu thơ tiếp:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
…Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”.
Thiên nhiên mùa hè bừng lên sức sống qua cách thể hiện của nhà thơ với muôn màu muôn vẻ của cây hoè, cây thạch lựu, ao sen…Bức tranh mùa hè hiện ra thật sống động và rực rỡ. Hình ảnh “chợ cá” xuất hiện một cách đông vui, tấp nập như muốn nói lên sự no ấm, đủ đầy của người dân. Xen lẫn trong đó là tiếng ve kêu gợi lên một cuộc sống dân dã yên bình làm sao.
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Ước mong có cây đàn “Ngu cầm” của vua Thuấn để thực hiện mong ước ấy trở thành hiện thật. Mong ước ấy thật lớn lao. Dù đã xa lánh chốn quan trường sống cuộc sống an lạc, giản đơn nhưng sâu bên trong ông vẫn đau đáu một lòng yêu nước, thương dân mãnh liệt.
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
Nguyễn Trãi luôn mong ước cuộc sống người dân không chỉ đủ đầy mà còn giàu khắp cả muôn phương trên mọi miền Tổ quốc. Những điều này cho thấy ông có tấm lòng yêu nước, thương dân, mong mọi điều tốt đẹp đến với dân để dân có cuộc sống an bình, ấm no, hạnh phúc. Bài thơ sử dụng nhiều từ láy, biện pháp nghệ thuật ẩn dụ,… đặc sắc, linh hoạt. Qua đó, bài thơ trở nên sống động, sâu sắc hơn trong lòng người đọc.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích 2 câu thơ cuối bài “Cảnh ngày hè”
Nguyễn Trãi là một trong những đại thi hào xuất sắc của nước ta. Các tác phẩm của ông không chỉ đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng câu từ, cách ngâm thơ gieo vần mà còn ở những nội dung, ý nghĩa sâu sắc, tính triết lí nhân văn của một thi nhân kiệt xuất. Trong đó bài thơ “Cảnh ngày hè” là một trong những bài thơ hay, đẹp, ý nghĩa của ông.
Ngồi tận hưởng trước khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp tác giả vẫn không ngừng suy nghĩ cho tình hình thế sự của nước nhà. Ông mong muốn có được cây đàn của vua Ngu Thuấn để nhân dân có thể sống trong cảnh đất nước thái bình:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Mặc dù sống giữa thiên nhiên an nhàn, nhưng trong thâm tâm mình tác giả không nhàn, lúc nào cũng đau đáu một nỗi niềm với đất nước, với dân tộc, ông khao khát một cuộc sống nhân dân bình yên, đất nước thịnh trị, không có đao binh.
Hai câu thơ kết bài chính là tiếng lòng của nhà thơ. Thi nhân mượn điển tích đàn Ngu cầm của vua Nghiêu Thuấn với hình ảnh về đời sống nhân dân an cư lạc nghiệp, thái bình thịnh trị.
Và “Cảnh ngày hè” như thế, chẳng phải là sự kết hợp hài hoà giữa một tâm hồn đẹp với tấm lòng nhân đạo cao cả và nét bút của một thi ca của nền văn học Việt Nam sao? Bài thơ “Cảnh ngày hè” là bức tranh chân thực về khung cảnh mùa hè cùng với nỗi lòng của nhà thơ vô cùng chân thực thuần khiết.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận 4 câu thơ đầu bài “Cảnh ngày hè”
Bài thơ “Cảnh ngày hè” ra đời trong hoàn cảnh khi Nguyễn Trãi từ quan, tránh xa chốn quan trường để lui về ở ẩn với cuộc sống thôn quê mộc mạc, thanh bình, yên ả. Đặc biệt 4 câu thơ đầu “Cảnh ngày hè” hiện lên bức tranh thiên nhiên mùa hè qua cảm nhận tinh tế đến từng chi tiết của tác giả.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
…Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Cuộc sống an nhàn, đời thường của tác giả hiện ra với những hình ảnh quen thuộc, gần gũi “hóng mát” dưới bóng của gốc cây để cảm nhận cái yên ả, thanh bình của chốn thôn quê. Nhưng đối với một con người lúc nào cũng nghĩ cho dân lo cho nước cũng không tận hưởng trọn vẹn cuộc sống bình yên nơi quê nhà mà sâu trong tâm hồn ấy luôn khắc khoải nỗi niềm đau đáu về thế sự của đất nước suy tàn.
Bức tranh thiên nhiên được tác giả tiếp tục tô sắc với cây hòe tán rợp, sắc đỏ của “thạch lựu”, sắc hồng của “hồng liên” toả hương thơm. Đây là những vẻ đẹp đặc trưng của thôn quê nơi tác giả sinh sống, cách cảm nhận thiên nhiên của tác giả vô cùng tinh tế và tỉ mỉ mới thấy được hết vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. Đồng thời cho thấy tình cảm yêu thiên nhiên sâu sắc của tâm hồn tác giả, xem thiên nhiên như người bầu bạn để có thể vơi đi nỗi lo lắng đang ẩn giấu trong lòng tác giả.
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi hiện ra như một bức tranh với đầy đủ sắc màu với một vẻ đẹp mộc mạc, thanh bình mà thấm đượm tâm sự của tác giả – một con người luôn lấy dân làm gốc, thương dân, lo cho dân và vì dân.
Để giúp các bạn tiến bộ hơn trong học tập, trên đây là tổng hợp một số dạng đề phân tích 4 câu đầu bài “Cảnh ngày hè”, soạn bài “Cảnh ngày hè”…Mong rằng các bạn sẽ tham khảo và ứng dụng trong bộ môn Văn để có kết quả tốt nhé!
Xem thêm: Phân tích bài “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh chi tiết, đầy đủ nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích bài “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh chi tiết, đầy đủ nhất
Phân tích nhân vật Lão Hạc chi tiết, hay và xúc động nhất
Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám đầy đủ nhất
Phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 3 – Trương Hán Siêu chi tiết nhất
Phân tích đoạn đầu “Bình ngô đại cáo” tác giả Nguyễn Trãi đầy đủ nhất
Phân tích khổ cuối “Nói với con” của Y Phương hay và đầy đủ nhất
Phân tích sự hồi sinh của Chí Phèo – Nam Cao đầy đủ, chi tiết nhất