Động đất là gì? Các địa điểm thường xảy ra động đất
Có biết bao các quốc gia luôn phải đương đầu với sự khắc nghiệt của thời tiết. Mỗi nơi mỗi kiểu thời tiết khác nhau cùng sự khó khăn của nó. Trong đó động đất xảy ra rất nhiều ở một số quốc gia. Vậy động đất là gì, cách nhận biết và phòng tránh ra sao? Những ai đang ở đất nước có động đất thì cùng tham khảo để có thêm thông tin ngay nhé.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về động đất
Động đất là gì?
Động đất hay còn gọi là địa chấn: Khi có sự giải phóng một nguồn năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái đất tạo nên sự rung chuyển trên bề mặt Trái đất thì xuất hiện động đất.
Ngoài ra động đất còn xảy ra khi có hiện tượng phát sinh ra sóng địa chấn. Động đất thường xảy ra ở các hành tinh có lớp vỏ rắn giống Trái đất.
Nguyên nhân gây ra động đất
Động đất do hiện tượng rung chuyển của mặt đất tạo ra sóng địa chấn. Nguyên nhân chủ yếu do:
– Nội sinh: Khi các mảng kiến tạo trong vỏ Trái đất xuất hiện vận động kiến tạo thì các hoạt động đứt gãy hoặc phun trào núi lửa ở các đới hút chim xảy ra.
– Ngoại sinh: Do thiên thạch va chạm vào Trái Đất hoặc các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn.
– Nhân sinh: Là do hoạt động của con người như rung động do hoạt động khai thác hay xây dựng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.
Thang đo
Một trong những thang đo động đất thường sử dụng đó là độ Richter. Thang đo này để biết cấp độ một cơn động đất xảy ra để biết cường độ, sức mạnh ảnh hưởng của nó. Các cấp độ như sau:
- 1–2 độ Richter: không nhận biết được
- 2–4 độ Richter: có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại
- 4–5 độ Richter: mặt đất rung chuyển và có tiếng nổ nhưng thiệt hại không đáng kể
5–6 độ Richter: nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt
6–8 độ Richter: mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất.
8–9 độ Richter: mức độ rất mạnh, phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị, có vết nứt lớn, vài tòa nhà bị lún
>9 độ Richter: rất hiếm khi xảy ra
Ngoài ra người ta còn sử dụng các thang đo khác như: thang độ lớn mô men (Mw); thang Rossi-Forel (viết tắt là RF); thang Medvedev-Sponheuer-Karnik ( MSK); thang Mercalli (MM); thang Shindo của cơ quan khí tượng học Nhật Bản; thang EMS98 tại châu Âu. Nhưng phổ biến nhất vẫn là độ Richter.
Dấu hiệu sắp xảy ra động đất
Động đất được cho là rất khó để nhận biết vì chúng xảy ra rất đột ngột và dấu hiệu cũng khó xác định. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì cũng đưa ra một vài dấu hiệu như:
Chúng ta có thể quan sát hành vi động vật như chó, mèo, cá, sóc, chuột… để thấy biểu hiện khác thường.Các loài động vật có thể hiểu được và cảm nhận rõ những dư chấn yếu trước khi con người kịp cảm nhận.
Thường thì chó có hành vi bất thường như sủa, cắn quá mức. Các loài vật nuôi, thú cưng thì đột ngột trốn chạy mất.
Quan sát đến lớp đất đá và mực nước sông, hồ ở gần khu vực. Khi thấy mực nước sông, hồ rút bớt bất thường hay tràn ra khi mưa lớn không có thì có thể động đất sắp xảy ra.
Bầu trời, hướng gió cũng là dấu hiệu nhận biết. Khi thấy khí hậu biến đổi lạ. Nhìn lên bầu trời nếu thấy những luồng ánh sáng với hình dạng khác nhau; rất có thể là có động đất.
Hậu quả của động đất
Động đất rất nguy hiểm và để lại những hậu quả lớn, nghiêm trọng. Hậu quả để lại là bề mặt bị rung lắc và vỡ; sạt lở đất, lở tuyết xảy ra. Đặc biệt là xảy ra hỏa hoạn do bị hủy đường dây điện và đường ống khí. Nghiêm trọng nhất là dẫn đến sóng thần với tốc độ kinh khủng, thường xuất hiện sau vài giờ động đất xảy ra.
Một hậu quả mà động đất để lại bao giờ cũng thương tâm nhất là con người. Tính mạng con người bị thiệt hại nghiêm trọng sau cơn động đất. Con người bị thương và chết là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra còn có rất nhiều bệnh, dịch kèm theo.
Hậu quả của một cơn sóng thần là cả nền kinh tế sau đó. Rất khó để khắc phục và phục hồi.
Nên làm gì khi có động đất
Động đất là hiện tượng khó lường và nguy hiểm nhất. Điều này đôi khi rất khó dự báo vì sự xảy ra đột ngột. Tuy nhiên chúng ta cần làm trước và sau khi động đất xảy ra để giảm thiểu hậu quả để lại. Điều đầu tiên đó là phải giữ được bình tĩnh, giữ cho trạng thái tinh thần ổn định. Các thành viên nên động viên, trấn an nhau.
Trước khi có động đất cần sắp xếp một số vật dụng như sau:
– Những vật dụng trong nhà như ti vi, gương, máy tính nên được dán chặt vào tường để khi lung lay cũng không rớt xuống đất gây ra thương tích.
– Các đồ đạc nặng như kệ sách, tủ chén đặt xa các cửa và những nơi thường lui tới để khi đổ vẫn không làm chướng ngại lối ra. Cần thiết thì cũng có thể dán chặt vào tường.
– Những vật nặng hay dễ bể nên để gần mặt đất.
– Điều cần thiết nhất là phải dự trữ thức ăn gồm nước uống, đồ ăn đóng hộp, các vật dụng như đèn pin, pin, rađiô, băng, thuốc men.
Động đất đang xảy ra thì:
– Trong nhà thì chui xuống gầm bàn, tìm các góc phòng để đứng và phải tránh cửa kính ra.
– Tránh xa những vật có thể rơi xuống bằng cách che mặt và đầu bằng sách, báo để khỏi bị các mảnh vụn trúng.
– Không được dùng nến, diêm tránh gây hỏa hoạn. Tốt nhất là dùng đèn pin.
– Thường xuyên theo dõi tin tức qua radio.
– Trong các tòa nhà cao tầng: không được dùng thang máy vì có thể bị kẹt, cầu thang bộ cũng không nên dùng, khóa gas và mở các cửa, tránh khu vực đèn treo và kính.
– Ngoài đường nên tránh xa các tòa nhà và dây điện. Đang đi xe phải dừng tìm chỗ để nấp, không chui dưới gầm xe.
Sau khi động đất xảy ra:
– Kiểm tra người bị thương và gọi cấp cứu. Nếu bị nhà sập, gây tiếng động để kêu cứu. Không được di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nơi nguy hiểm khác.
– Phải chuẩn bị cho các trận dư chấn sau động đất. Tuy nhỏ hơn nhưng vẫn có thể gây ra thương tích.
– Tiếp tục theo dõi tin tức qua radio.
– Trường hợp ngửi thấy mùi hôi phải mở cửa sổ và tắt đường gas và ra ngoài. Sau đó thông báo cho các nhà chức trách.
Địa điểm thường xảy ra động đất
Do các cơn địa chấn xảy ra, tùy thuộc vào địa hình trên thế giới mà một số quốc gia thường xuyên xảy ra động đất. Theo đó thì Tokyo-Yokohama (Nhật Bản); vùng châu thổ sông Châu Giang (Trung Quốc) là những khu vực hứng chịu thiên tai nhiều nhất.
Một số quốc gia thường xảy ra động đất nhiều nhất thế giới đó là:
- Chile: quốc gia này chịu trận động đất năm 1906 với 8,2 độ richter, 1922 với 7,7 độ richter, 1939 với 8,7 độ richter. Gần đây nhất là 2010 8,8 độ richter gây thiệt hại lớn về người và của.
- Nhật Bản: quốc gia nổi tiếng với các trận động đất lớn . Đặc biệt là trận động đất 9,0 độ mới đây ước tính có thể làm 10.000 người thiệt mạng.
- Mỹ: các trận động đất năm 1964 ở Alaska 9,2 độ, ở San Francisco 7,9 độ năm 1906, Loma Prieta năm 1989, mạnh 6,9 độ…
- Trung Quốc: các trận động đất như Medog năm 1950 mạnh 8,6 độ ở Rima, Tây Tạng. Tứ Xuyên năm 2008 7,9 độ, Gulang năm 1927 đo được là 7,9 độ.
- Peru: trải qua 3 trận động đất 8,4 độ năm 2001; 2007 động đất 8,0 độ; trận động đất Ancash năm 1973 mạnh 7,9 độ richter.
- Philippines và Pakistan: là hai vùng thường xuyên xảy ra động đất và thiệt hại rất lớn. Các trận động đất mạnh để lại hậu quả lớn.
Biến đổi khí hậu toàn cầu và thời tiết cực đoan luôn là mối nguy hiểm đe dọa đến cuộc sống của con người. Thiên tai như bão, động đất, sóng thần cũng vậy. Hiểu được động đất là gì, dấu hiệu và cách phòng tránh sẽ giúp mọi người có thêm thông tin để giảm thiểu thiệt hại.
Địa Lý -Các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Trung Nam
Biển Đen ở đâu? Tại sao gọi là Biển Đen
Đỉnh Fansipan ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Cao bao nhiêu mét?
Cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4 nhanh đơn giản nhất
Gió là gì? Các nguyên nhân sinh ra gió và các loại gió chính
Kinh độ là gì? vĩ độ là gì tọa độ địa lý là gì?
Sóng thần là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sóng thần